Viễn cảnh Quy trình nội bộ

Một phần của tài liệu thiết lập và áp dụng thẻ điểm cân bằng (bsc) tại công ty tnhh mtv xổ số kiến thiết khánh hòa (Trang 109)

7. Bố cục luận văn

3.4.3Viễn cảnh Quy trình nội bộ

3.4.3.1 Mục tiêu Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Công ty cần phải thưch hiện tốt các thước đo sau để thấy được hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty

a.Thước đo thứ nhất: Công tác kiểm tra

- Chỉ tiêu: 2 lần/năm

- Phương pháp đo lường: Kiểm tra, giám sát, thống kê báo cáo - Biện pháp thực hiện:

+ công ty xổ số kiến thiết sẽ phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy trình về quay số mở thưởng Xây dựng và triển khai thực hiện thanh tra, kiểm tra và phúc tra theo kế hoạch đầy đủ, kịp thời, đúng qui định.

+ Trong quá trình thanh tra, kiểm tra, phát hiện, xử lý kịp thời và đúng qui định các trường hợp vi phạm

+ Kiểm soát không để khách hàng nợ quá 2 kỳ vé. - Bộ phận đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu: Toàn bộ công ty - Bộ phận phụ trách đo lường: Phòng kế toán thống kê

- Định kỳ đo lường: 6 tháng

b.Thước đo thứ hai: Năng suất lao động bình quân của nhân viên.

Thước đo này đo lường hiệu quả của quá trình quản lý kinh doanh - Chỉ tiêu: Tăng 5% đến 10%.

- Phương pháp đo lường: Tăng trưởng 5% đến 10% năng suất lao động bình quân của Công nhân năm thứ i+1 so với năm i.

- Biện pháp thực hiện

+ Đào tạo nhân viên nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. + Nâng cao chất lượng công nghệ.

+ Đánh giá, phân tích, sắp xếp và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực hiện có, xác định khối lượng công việc cho từng chức danh cụ thể, trên cơ sở đó xác định số lao động cần thiết cho từng bộ phận

+ Ứng dụng tốt công nghệ trong các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh như tăng cường tin học hóa

+ Nâng cao công tác quản lý để đưa chất lượng lao động ngày càng tốt hơn đảm bảo năng suất lao động năm sau tăng hơn năm trước từ 5% đến 10%

- Bộ phận đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu: toàn bộ công ty

- Đơn vị phụ trách đo lường: Phòng kế toán thống kê - Định kỳ thực hiện: Hàng năm.

3.4.3.2 Mục tiêu Xây dựng hệ thống quản trị năng động, hiệu quả.

Thước đo này đo lường hiệu quả của hệ thống quả trị được phản ánh thông qua chi phí quản lý để quản lý lực lượng lao động trực tiếp.

- Chỉ tiêu: 40% . Tỉ lệ này càng thấp mà hệ thống vẫn hoạt động thông suốt thì hiệu quả quản trị càng cao. Tuy nhiên, chỉ tiêu này phụ thuộc nhiều yếu tố như công nghệ, tỉ lệ quy trình được tự động hóa, năng lực nhân viên…

- Phương pháp đo lường:(Số nhân viên gián tiếp/ Tổng số nhân viên )x100%. - Biện pháp thực hiện

+ Thực hiện chế độ luân chuyển cán bộ tại địa bàn, có phương pháp quản lý hiệu quả để học hỏi quy trình quản lý, kiểm soát công việc.

+ Bố trí và phân công công việc khoa học để tăng cường khả năng giám sát. + Cơ cấu bộ máy tổ chức tinh gọn, năng động hợp lý để giảm lãng phí nguồn nhân lực chi phí.

- Bộ phận đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu: ban lãnh đạo, trưởng các chi nhánh, văn phòng đại diện

- Đơn vị phụ trách đo lường : Phòng tổ chức hành chính - Định kỳ thực hiện: 12 tháng.

b. Thước đo thứ hai: Số lượng sáng kiến cải tiến tối thiểu được áp dụng thực tế trong 6

tháng.

Sự năng động và hiệu quả của hệ thống quản trị được thể hiện qua sự phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật cũng như điều chỉnh các hoạt động nhằm thích ứng với các thay đổi của môi trường kinh doanh.

- Chỉ tiêu: 02 sáng kiến/6 tháng/ đơn vị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phương pháp đo lường: Chấm điểm, đánh giá thực tế. (qua bảng chấm điểm thi đua 6 tháng, một năm của từng nhân viên)

- Biện pháp thực hiện

+ Cấp ngân sách và khuyến khích hoạt động sáng kiến + Đánh giá đúng và khen thưởng kịp thời

+ Triển khai thực hiện đạt hoặc vượt chỉ tiêu công trình (đề tài) sáng kiến cải tiến kỹ thuật.

- Bộ phận đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu: tất cả các bộ phận công ty. - Đơn vị phụ trách đo lường: phòng kế toán thống kê

3.4.3.3 Mục tiêu tuân thủ các quy trình, quy định, pháp luật, thực hiện chế độ báo cáo và cung cấp thông tin đầy đủ

a. Thước đo thứ nhất: Chấp hành quy trình, quy định của ngành và Pháp luật nhà nước;

- Chỉ tiêu: 100%

- Phương pháp đo lường: Kiểm tra, thống kê báo cáo - Biện pháp thực hiện:

+ Cập nhật, phổ biến và hướng dẫn kịp thời các văn bản quy định thuộc lĩnh vực của công ty cho các đơn vị.

+ Triển khai, giám sát tốt việc thực thi các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty.

+ Chấp hành quy trình, quy định và Pháp luật nhà nước;

+ Chấp hành ý kiến điều hành, chỉ đạo của cấp trên và xử lý các kiến nghị sau kiểm tra;

- Bộ phận đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu: Toàn công ty - Bộ phận phụ trách đo lường: Phòng hành chính

- Định kỳ đo lường: Hàng tháng

b. Thước đo thứ hai: Chế độ báo cáo hoàn chỉnh.

Xổ số Khánh Hòa là đơn vị Nhà nước dưới sự giám sát của cơ quan chính quyền các cấp, nên chế độ báo cáo phải được thực hiện thường xuyên và hoàn chỉnh

- Chỉ tiêu: 100%

- Phương pháp đo lường: Kiểm tra, thống kê báo cáo - Biện pháp thực hiện

+ Thực hiện tốt các chế độ báo cáo cho Công ty và các cơ quan chức năng.

+ Cung cấp số liệu, phối hợp tốt với các phòng, các đơn vị trong việc giải quyết công việc chung của Công ty

+ Thường xuyên tổ chức các hoạt động tình nghĩa thăm, tặng quà gia đình chính sách, Nhà An dưỡng và dưỡng lão tỉnh, gia đình cơ sở cách mạng, hỗ trợ xã Khánh Thượng, đỡ đầu bếp ăn tình thương Bệnh viện tỉnh, Bệnh viện tâm thần Diên Phước, nhà nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật Thị xã Ninh Hòa, trung tâm xã hội, Tặng quỹ Khuyến học khuyến tài của tỉnh và thành phố Nha Trang, ủng hộ xay nhà tình nghĩa cho người nghèo

- Bộ phận đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu: Toàn Công ty - Đơn vị phụ trách đo lường: phòng kế toán thông kê

Định kỳ thực hiện: Theo yêu cầu và theo định kỳ quy định. 3.4.4 Viễn cảnh Học hỏi và phát triển

3.4.4.1 Mục tiêu Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và tận tụy

a) Thước đo thứ nhất: Tỉ lệ nhân viên được bố trí công việc đúng chuyên ngành đào tạo.

Thước đo này đo lượng tỉ lệ nhân viên được đào tạo đúng chuyên ngành và bố trí công việc phù hợp nhằm phát huy tối đa năng lực và sở trường của nhân viên. Có sự thỏa mãn thì họ mới hăng say trong công việc, có ý thức trách nhiệm hơn, cố gắng hơn, tạo năng suất làm việc cao hơn, chất lượng tốt hơn. Bỡi họ nhận thấy kết quả họ nhận được phù hợp với công sức họ đã bỏ ra.

- Chỉ tiêu: trên 98%.

- Phương pháp đo lường: Theo dõi, thống kê. - Biện pháp thực hiện:

+ Quy trình tuyển mộ, tuyển dụng tốt. Bố trí công việc phù hợp với ngành nghề nhân viên được đào tạo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bộ phận đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu: phòng Tổ chức hành chính chịu trách nhiệm trong việc tuyển mộ, tuyển dụng. Các trưởng bộ phận chịu trách nhiệm phân công công việc phù hợp.

- Bộ phận phụ trách đo lường : phòng Tổ chức hành chính - Định kỳ đo lường: 12 tháng

b) Thước đo thứ hai: Tỉ lệ công việc được xử lý kịp thời và chính xác.

- Chỉ tiêu: trên 90%.

- Phương pháp đo lường: Theo dõi đánh giá chất lượng xử lý công việc của nhân viên. - Biện pháp thực hiện:

+ Phân công công việc hợp lý theo sở trường của nhân viên. + Đào taọ hướng dẫn nhân viên mới, bố trí công việc phù hợp. + Đánh giá hiệu quả nhân viên hàng quý để trả lương.

- Bộ phận đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu: Các trưởng bộ phận. - Bộ phận phụ trách đo lường : Phòng Tổ chức hành chính. - Định kỳ đo lường: Hàng quý.

c) Thước đo thứ ba: Tỉ lệ nhân viên được đánh giá hoàn thành tốt công việc được giao

trở lên hàng tháng - Chỉ tiêu: trên 98%.

- Phương pháp đo lường: Tổng hợp đánh giá mức độ hoàn thành công việc của nhân viên các bộ phận để xem xét ( thể hiện qua bảng chấm điểm thi đua của mỗi nhân viên 6 tháng/lần)

- Biện pháp thực hiện:

+Giao nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng về trách nhiệm cũng như quyền lợi cho nhân viên. + Giáo dục kỹ luật lao động và khuyến khích văn hóa làm việc chăm chỉ, đào tạo nhân viên mới.

+ Truyền đạt các mục tiêu đến tất cả nhân viên để mọi người hiểu cùng nhau làm việc đạt mục tiêu đó.

- Bộ phận đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu: Các trưởng bộ phận.

- Bộ phận phụ trách đo lường : Phòng Tổ chức hành chính, kế toán. - Định kỳ đo lường: Hàng tháng.

3.4.4.2 Mục tiêu Phát huy nguồn lực tổ chức

Nền tảng cơ bản cho Doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững là nguồn nhân lực tổ chức. Do đó mục tiêu phát huy nguồn lực tổ chức không thể thiếu trong việc xây dựng BSC.

a. Thước đo thứ nhất: Phát huy bản sắc văn hóa doanh nghiệp

- Chỉ tiêu: 100%

- Phương pháp đo lường: khảo sát, thống kê báo cáo - Biện pháp thực hiện:

+ Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến từng CBCNV Công ty thực hiện văn hóa doanh nghiệp.

+ Đề cao nguyên tắc ứng xử trong giao tiếp - Bộ phận đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu: Toàn Công ty - Bộ phận phụ trách đo lường: Phòng Tổ chức hành chính.

- Định kỳ đo lường: 12 tháng

b. Thước đo thứ hai: Nâng cao kỹ năng cho lãnh đạo

- Chỉ tiêu: 100%

- Phương pháp đo lường: Tổng số lãnh đạo được nâng cao kỹ năng/ Tổng số lãnh đạo

- Biện pháp thực hiện

- Bộ phận đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu: Ban lãnh đạo, Các trưởng đơn vị bộ phận

Đơn vị phụ trách đo lường : Phòng Tổ chức hành chính. - Định kỳ thực hiện: 6 tháng

c. Thước đo thứ nhất: Động viên người lao động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chỉ tiêu: 95%

- Phương pháp đo lường: Thăm dò, khảo sát, thống kế báo cáo - Biện pháp thực hiện:

+ Tăng cường chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên + Phát động phong trào thi đua người lao động

+ Phát huy vai trò của chi bộ Đảng và sự phối hợp của các tổ chức Đoàn thể trong đơn vị để tuyên truyền đường lối Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Lãnh đạo chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị phát triển một cách toàn diện, hiệu quả vì lợi ích nhà nước, đơn vị và người lao động.

- Bộ phận đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu: Toàn Công ty

- Bộ phận phụ trách đo lường: Phòng Tổ chức hành chính, kế toán thống kê.

- Định kỳ đo lường: 12 tháng

3.4.4.3 Mục tiêu Hệ thống thông tin có khả năng xử lý tốt

a) Thước đo thứ nhất: Tỷ lệ nhân viên được truyền thông những thông tin cần thiết của

Công ty.

- Chỉ tiêu: 100%.

- Phương pháp đo lường: Thăm dò, thống kê.

- Biện pháp thực hiện: Tất cả thông tin cần thiết được đăng tải trên mạng nội bộ của Công ty, nhân viên theo phân quyền có thể truy cập, cán bộ trưởng chi nhánh văn phòng có trách nhiệm phổ biến lại.

- Bộ phận đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu: cán bộ tin học, phòng tổ chức hành chính, Trưởng các bộ phận.

- Bộ phận phụ trách đo lường : phòng hành chính. - Định kỳ đo lường: Hàng tháng.

b) Thước đo thứ hai: Thời gian tối đa để các báo cáo đến người xử lý và ngược lại.

- Chỉ tiêu: 48 giờ.

- Biện pháp thực hiện:

+ Thực hiện quy chế, quy trình về thời gian tiếp nhận xử lý hồ sơ, báo cáo, văn bản.

- Bộ phận đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu: Ban Giám đốc, các trưởng bộ phận, Bộ phận văn thư.

- Bộ phận phụ trách: phòng Tổ chức Hành chính, bộ phận liên quan. - Định kỳ đo lường: Hàng tuần.

Tóm lại, bốn diễn cảnh tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ, học hỏi và phát triển đều có những mục tiêu và thước đo riêng được cụ thể hóa từ tầm nhìn chiến lược. Tuy nhiên, các mục tiêu và thước đo này không phải rời rạc mà nó liên kế với nhau trong mối quan hệ nhân quả.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Để vận dụng BSC thành công trước hết phải có sự cam kết ủng hộ dự án của những nhà lãnh đạo cao nhất của công ty, phải có chiến lược, mục tiêu rõ ràng để tiến hành xây dựng hệ thống thước đo cho các mục tiêu đó, 23 thước đo này không phải là cố định, nó sẽ phải thay đổi cho phù hợp với những chiến lược mới, mục tiêu mới trong các giai đoạn phát triển mới.

Ban lãnh đạo công ty công ty cũng đã nhận thấy vai trò của BSC đối với quản trị doanh nghiệp, nhưng việc vận dụng này còn nhiều hạn chế. phân tích những thành tựu, hạn chế, cũng như các nguyên nhân chủ quan, khách quan của việc vận dụng BSC trong đánh giá thành quả hoạt động trên 4 khía cạnh Tài chính, Khách hàng, Quy trình nội bộ, Nhân lực trong chương 2,3, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc vận dụng đó trên 4 khía cạnh. Các giải pháp bao gồm việc xác định rõ ràng hơn mục tiêu của các khía cạnh cần hướng tới, hoàn thiện hệ thống thước đo sử dụng, liên kết các thước đo trong mối quan hệ nhân quả, đánh giá sự cân bằng của các khía cạnh và sự cân bằng tổng thể.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận:

Đóng góp của luận văn: Việc thiết lập và áp dụng Bảng đánh giá thành quả (BSC) tại Công ty TNHH một thành viên Xổ số kiến thiết Khánh Hòa có ý nghĩa quan trọng trong việc thực thi chiến lược thâm nhập thị trường, tăng doanh số, cải thiện lợi nhuận của Công ty. Việc diễn giải chiến lược thành các mục tiêu cụ thể và đo lường được sẽ giúp các bộ phận và mọi người trong Công ty hiểu rõ chiến lược và cách thức thực hiện để có thể đạt được thành công. BSC cũng giúp mọi nhân viên có cơ hội phát huy mọi sáng kiến, thúc đẩy quá trình sáng tạo của nhân viên.

Bảng đánh giá thành quả của Công ty ra đời với sự tham gia thảo luận về tầm nhìn, chiến lược, các mục tiêu chiến lược của các cấp quản trị trung gian đã tác động tích cực đến ý thức quản trị của toàn hệ thống các phòng ban trong Công ty.

Hạn chế của luận văn: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Độ lớn về định kỳ đo lường của một số thước đo trong nghiên cứu này còn lớn ( Khá nhiều thước đo có định kỳ là 12 tháng) nên việc đo lường hiệu suất và kết quả để phản ánh cho nhà quản trị ra quyết định kịp thời là chưa đạt được như kỳ vọng.

- Do đặc thù của ngành nên để thỏa mãn nhu cầu khách hàng sẽ rất khó vì ai cũng muốn trúng số khi tham gia dự thưởng.

- Chưa tin học hóa được hệ thống thước đo và chỉ tiêu nhằm phản ảnh, khuyến cáo một cách nhanh chóng và chính xác tình trạng sản xuất kinh doanh của Công ty.

2. Kiến nghị:

Một phần của tài liệu thiết lập và áp dụng thẻ điểm cân bằng (bsc) tại công ty tnhh mtv xổ số kiến thiết khánh hòa (Trang 109)