Chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển các KCN tại Việt Nam

Một phần của tài liệu phát triển các khu công nghiệp thuộc khu kinh tế đông nam tỉnh nghệ an đến năm 2020 (Trang 26)

KCN, KCX hình thành và phát triển gắn liền với công cuộc đổi mới, mở cửa nền kinh tế được khởi xướng từ Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (năm 1986)

Đầu thập kỷ 90 của thế kỷ thứ 20, trong bối cảnh nền kinh tế và đời sống xã hội nước ta bị tác động mạnh mẽ bởi cuộc khủng khoảng kinh tế thế giới, sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, Đại hội VII đã kịp thời và sáng suốt đề ra những đường lối, chủ trương đổi mới mạnh mẽ và toàn diện nền kinh tế, tiến hành CNH-HĐH đất nước, được cụ thể hoá bằng Chiến ổn định và phát triển kinh tế - xã hội 1991 - 2000. Hàng loạt các chương trình phát triển kinh tế - xã hội được triển khai được triểnkhai để thực hiện Nghị quyết của Đại hội VII, trong đó có chính sách phát triển KCN, KCX với sự ra đời của KCX Tân Thuận tại Thành Phố Hồ Chí Minh (1991) và việc ban hành Quy chế KCX (Nghị định 322/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 18/10/1991) và Quy chế KCN (Nghị định 192/CP của Chính Phủ ngày 28/12/1994).

Tiếp đó, định hướng chiến lược về quy hoạch phát triển và phân bố KCN, KCX được xác định cụ thể tại Nghị quyết Đại hội VIII (1996): "Hình thành các KCN tập trung (bao gồm cả KCX và khu công nghệ cao), tạo địa bàn thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở công nghiệp mới. Phát triển mạnh công nghiệp nông thôn và ven đô thị. Ở các thành phố, Thị xã, nâng cấp, cải tạo các cơ sở công nghiệp hiện có, đưa các cơ sở không có khả năng xử lý ô nhiễm ra ngoài Thành Phố, hạn chế việc xây dựng các KCN mới xen lẫn với dân cư"

Báo cáo Chính trị Đại hội IX (năm 2001) về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 tiếp tục khẳng định: "Quy hoạch phân bố hợp lý trên cả nước. Phát triển cơ hiệu quả các KCN, KCX, xây dựng một số khu công nghệ cao, hình thành các cụm công nghiệp lớn và các khu kinh tế mở". Báo cáo chính trị tại Đại hội X (năm 2006) một lần nữa khẳng định chủ trương "Phát triển một số khu kinh tế mở và đặc khu kinh tế, nâng cao hiệu quả các KCN, KCX", đồng thời nhấn mạnh chủ trương tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển bền vững, trong đó có phát triển bền vững KCN, KCX.

Báo cáo chính trị Đại hội Đảng XI (năm 2011) và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 đã định hướng phát triển KCN, KCX bền vững và theo chiều sâu: "Bố trí hợp lý công nghiệp trên các vùng; phát huy hiệu quả các khu, cụm công nghiệp hiện có và đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hình thức cụm, nhóm sản phẩm, tạo thành các tổ hợp công nghiệp quy mô lớn, hiệu quả cao". Chiến lược phát

triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 đặt ra mục tiêu đến năm 2020 "... tất cả các cụm, KCN, KCX có hệ thống xử lý nước thải tập trung"

Các Nghị quyết của Đảng tại các kỳ Đại hội từ năm 1986 đến nay đã hình thành hệ thống các quan điểm nhất quán của Đảng về phát triển KCN, KCX; khẳng định vai trò của KCN, KCX là một trong những nền tảng quan trọng để thực hiện mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại như Nghị quyết Đại hội X và XI đã nêu rõ. Đồng thời, chủ trương của Đảng là cơ sở để Chính Phủ triển khai xây dựng quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển KCN, KCX trong 20 năm qua và trong giai đoạn tới.

Một phần của tài liệu phát triển các khu công nghiệp thuộc khu kinh tế đông nam tỉnh nghệ an đến năm 2020 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)