An thời gian qua
Bên cạnh những kết quả đạt được các KCN thuộc KKT Đông Nam tỉnh Nghệ An vẫn còn một số mặt tồn tại trong quá trình hoạt động:
Một là, công tác quy hoạch KCN đã được chú trọng, tuy nhiên quy mô KCN chưa được lượng hoá cho phù hợp với định hướng phát triển chung của cả tỉnh, chức năng KCN chuyên ngành chưa rõ rệt, chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp phụ trợ để phục vụ cho ngành công nghệ mũi nhọn của KCN.
Hai là, Một số doanh nghiệp được cấp phép nhưng không triển khai xây dựng, triển khai chậm tiến độ hoặc cầm chừng, ảnh hưởng không tốt đến môi trường đầu tư, đa số các dự án đầu tư nước ngoài trong KCN sản xuất gia công là chủ yếu, thâm dụng nhiều lao động, giá trị gia tăng của sản phẩm thấp, tập trung vào các ngành: Dệt may, lắp ráp, bột đá trắng, bia ruợu nước giải khát...vv. Quy mô vốn đầu tư còn nhỏ, số dự án có công nghệ tiên tiến, hàm lượng chất xám, giá trị gia tăng cao chiếm tỷ lệ còn ít.
Ba là, lao động và cơ cấu lao động tuy đã được giải quyết phần nào nhưng trình độ tay nghề, kỹ năng, ý thức làm việc của người lao động còn thấp. Nhiều doanh nghiệp phải tốn một khoản kinh phí không nhỏ cho việc đào tạo lại lao động.
Bốn là, đời sống công nhân còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập thấp trong khi giá cả sinh hoạt ngày càng tăng, thiếu các công trình hạ tầng xã hội phục vụ công nhân nên chưa đáp ứng được nhu cầu của người lao động trong các KCN của tỉnh. Người lao động không có điều kiện và thời gian vui chơi giải trí sau giờ làm việc, số lượng và chất lượng hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội còn hạn chế.
Năm là, hệ thống giao thông kết nối trong KCN mặc dù có cải thiện nhưng chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ. Khu dân cư liền kề KCN còn phát triển tự phát, các dịch vụ phục vụ sản xuất và người lao động chưa phát triển. Trong giai đoạn đầu, một số ngành nghề thu hút phát sinh nghiều chất ô nhiễm; một số doanh nghiệp chưa quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải hoặc có đầu tư nhưng vận hành không hiệu quả đã gây ô nhiễm môi trường xã hội.
* Nguyên nhân khách quan:
Đã có sự dịch chuyển dịch vụ sản xuất công nghiệp từ những nước phát triển sang những nước đang phát triển, nơi có nguồn lao động đồi dào, rẻ, các quy định về môi trường, công nghệ chưa chặt chẽ. Trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển KCN ở Nghệ An tiêu chí "Lấp đầy" được đặt lên hàng đầu để giải quyết lao động chưa có việc làm, tiếp cận với công nghệ, nguồn vốn và trình độ quản lý từ nước ngoài, tăng thêm ngân sách đóng góp cho tỉnh nên chưa có sự chọn lọc dự án đầu tư, vì vậy hiệu quả mà các dự án mang lại chưa cao.
* Về nguyên nhân chủ quan:
Một là, việc đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng thiết yếu phục vụ cho doanh nghiệp chưa được đầu tư. Hệ thống giao thông kết nối đến KCN chưa được quy hoạch đồng bộ với quy hoạch xây dựng KCN.
Hai là, mặc dù tiền lương tối thiểu hàng năm đều tăng nhưng không sát với đời sống thực tế, nhất là tại tỉnh Nghệ An giá cả tăng vọt hàng năm nên đời sống người lao động gặp nhiều khó khăn. Người lao động không có điều kiện và thời gian vui chơi giải trí sau giờ làm việc do phải làm tăng ca. Một số doanh nghiệp chưa quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của người lao động; nhận thức chưa đầy đủ về hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội (công đoàn - đoàn thanh niên), một số doanh nghiệp chưa tạo điều kiện cho các tổ chức này hoạt động.
Ba là, quản lý môi trường còn thiếu chặt chẽ, nhà nước quy định KCN chỉ phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung sau khi lấp đầy diện tích từ 70% trở lên. Một số ngành nghề có công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm...vv. Ý thức của một số doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường chưa cao, chưa quan tâm tới đổi mới công nghệ và xử lý môi trường. Phân khu chức năng ngành nghề trong KCN chưa hợp lý gây khó khăn cho việc xử lý môi trường của toàn khu.
Bốn là, cơ chế "một cửa, tại chỗ" chưa hoàn chính, Ban quản lý chưa được phân cấp, uỷ quyền đầy đủ; một số chức năng, nhiệm vụ theo Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính Phủ chưa đước các Bộ, ngành hướng dẫn thực hiện kịp thời. Chính sách ưu đãi đầu tư vào các KCN chưa thực hiện đầy đủ, cơ chế quản lý tập trung đối với KCN còn phân tán ở một số ngành.
* Bài học kinh nghiêm.
Một là, quy hoạch KCN phải gắn liền với quy hoạch phát triển khu đô thị
nhằm phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng xã hội, dịch vụ phục vụ phát triển công nghiệp và người lao động. Trong KCN cần phân khu chức năng ngành nghề hợp lý. Hạ tầng bên ngoài kết nối đến KCN phải được quy hoạch và xây dựng đồng bộ với việc xây dựng và phát triển KCN.
Hai là, chọn lọc các dự án đầu tư cho phù hợp với thế mạnh và xu hướng phát triển cảu tỉnh, sử dụng nguồn nhâ lực có chất xám tại chổ, cơ sở hạ tầng và dịch vụ phát triển. Chú trọng thu hút những dự án có công nghệ tiên tiến, giá trị gia tăng cao, ít thâm dụng lao động, thân thiện với môi trường, các tập đoàn lớn để phát triển các ngành công nghệ tiên tiến và tạo ảnh hưởng rộng kéo theo các Công ty vệ tinh vào đầu tư sản xuất trong KCN.
Ba là, cần xây dựng đầy đủ hạ tầng xã hội và các công trình an sinh phục vụ người lao động. Khi xây dựng KCN phải hoạch định ngay từ đầu, chuẩn bị quỹ đất và giao trách nhiệm xây dựng, tổ chức hoạt động thật rõ ràng. Đối với các KCN mới phát triển cần phải dành đầy đủ đất để xây dựng các hạ tầng xã hội.
Bốn là, Cơ chế "Một cửa, tại chỗ" có vai trò to lớn, quyết định trong việc xây dựng và phát triển KCN; có tác dụng đơn giản tối đa các thủ tục hành chính, tiết kiệm được rất lớn về thời gian, kinh phí và giảm thiểu phiền hà cho nhà đầu tư; giải quyết nhanh những vấn đề phát sinh tại KCN. Do đó, cơ chế "Một cửa, tại chỗ" cần được duy trì và phát huy đồng bộ hơn nữa để tạo ra sức hút mạnh mẽ cho nguồn đầu tư vào KCN.
Năm là, xây dựng vững mạnh hệ thống chính trị - xã hội (tổ chức cơ sở Đảng, Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) tại các KCN để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; giải quyết hài hoà các mối quan hệ, lợi ích giữa chủ doanh nghiệp và công nhân; chăm lo ngày càng tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân; nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ tay nghề cho đội ngũ công nhân.
Với những kết quả đạt được, cũng như những hạn chế chưa làm được và đứng trước bối cảnh tình hình kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng, mục tiêu đặt ra cho các KCN thuộc KKT Đông Nam Nghệ An là làm thế nào để góp phần đẩy mạnh sự nghiệp CNH - HĐH của Việt Nam nói chung và của tỉnh Nghệ An nói riêng, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần đưa Nghệ An thành một trong những địa phương mạnh của cả nước, là trung tâm văn hoá chính trị của khu vực Bắc - Trung - Bộ.
2.5.1 Mặt mạnh :
Từ khi thành lập đến nay, các KCN thuộc KKT Đông Nam Nghệ An ngày càng tỏ rõ vai trò, vị trí quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa của địa phương; việc xây dựng phát triển các KCN tập trung đã thể hiện vai trò chủ đạo trong thu hút đầu tư, tiếp nhận kỹ thuật công nghệ, kinh nghiệm quản lý phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tạo ra nguồn hàng có chất lượng cao để xuất khẩu, góp phần tăng trưởng GDP cho địa phương.
- Công tác quy hoạch xây dựng trong các KCN được thực hiện theo đúng trình tự, quy định và đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Công tác thu hút đầu tư được thực hiện bài bản, các KCN thuộc KKT Đông Nam Nghệ An đã khẳng định được hình ảnh của mình, trở thành điểm đến tin cậy của các nhà đầu tư trong và ngoài nuớc.
- Tình hình an ninh trật tự KCN thường xuyên được củng cố, công tác tuần tra, kiểm soát giao thông được duy trì thường xuyên. Công tác PCCC trong KCN được chú trọng, Ban quản lý KKT Đông Nam Nghệ An cũng thường xuyên phối hợp với các ngành tổ chức tập huấn nghiệp vụ bảo vệ và PCCC cho các lực lượng bảo vệ của doanh nghiệp, bảo vệ của KCN.
Ngoài ra, Ban quản lý KKT Đông Nam Nghệ An cũng luôn luôn cập nhật thông tin trên website giới thiệu các điều kiện địa lí, thổ nhưỡng, các tiềm năng kinh tế, các dự án kêu gọi đầu tư và các chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh Nghệ An để các nhà đầu tư tìm hiểu và cập nhật thông tin.
2.5.2 Điểm yếu :
- Chính quyền và nhân dân sở tại nơi có KCN hoạt động chưa thấy hết tầm quan trọng về vị trí, vai trò, nhiệm vụ của các KCN đối với sự nghiệp CNH - HĐH
của tỉnh. Việc định hướng phát triển và các giải pháp cụ thể để phân bổ các nguồn lực vật chất, tinh thần chưa được quan tâm đúng mức. KCN chưa thực sự được coi là một trọng điểm, mũi nhọn đột phá chiến lược của nền kinh tế của tỉnh Nghệ An.
- Cơ sở hạ tầng chung của Nghệ An còn thấp kém, luôn bị thiếu vốn và chưa đồng bộ, công tác đền bù giải phóng mặt bằng theo phương thức “cuốn chiếu” luôn bị động, chậm thời gian giao đất và không có “đất sạch” sẵn sàng giao cho nhà đầu tư theo yêu cầu làm mất nhiều cơ hội tiếp nhận đầu tư. Cảng nước sâu Cửa Lò, cảng Đông Hồi tuy có được quan tâm nhưng các nhà đầu tư chưa huy động khả năng tài chính của mình để triển khai, hiện tại chỉ có Cảng Cửa Lò hoạt động và cũng chỉ có thể tiếp nhận tàu có tải trọng đến 10.000 tấn. Hàng container phải chuyển về Thành Phố Hải Phòng để xuất đi các nước, tốn nhiều chí phí trung gian. Sân bay vinh tuy hoạt động hết công suất của mình nhưng không phải là sân bay quốc tế nên khách đi ra nước ngoài phải quá cảnh qua sân bay Tân Sơn Nhất - Thành Phố Hồ Chí Minh hoặc sân bay Nội Bài - Hà Nội...vv. Do vậy các KCN tỉnh Nghệ An vẫn kém hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài vì chi phí suất đầu tư, chi phí sản xuất cao; thời gian đi lại quá lâu làm nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài.
- Công tác xúc tiến đầu tư để thu hút các doanh nghiệp và đặc biệt là những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là công tác hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế của địa phương. Thế nhưng, hiện nay công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư tại địa phương vẫn chưa thật sự thường xuyên. Có lúc triển khai rầm rộ và có lúc im lìm. Chính sách ưu đãi đầu tư vào các KCN thuộc KKT Đông Nam Nghệ An còn chưa hợp lí, hấp dẫn các nhà đầu tư, khả năng hỗ trợ vốn của Ngân sách còn nhiều hạn chế.
- Vấn đề bảo vệ môi trường KCN tuy đã được cải thiện, song vẫn còn tồn tại một số doanh nghiệp KCN chưa tuân thủ nghiêm túc pháp luật về môi trường. Công tác phối hợp kiểm tra, giám sát bảo vệ môi trường KCN của các cơ quan nhà nước chưa thật chặt chẽ. Việc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tại một số doanh nghịêp chưa tốt, đồng thời do chưa tìm được nguồn vốn đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải chung cho KCN, đây cũng là một nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm môi trường KCN chưa được khắc phục triệt để.
- Cơ chế “Một cửa tại chỗ” chưa thật sự hiệu quả do nhận thức quan điểm và trách nhiệm phối hợp tổ chức thực hiện cải cách thủ tục hành chính nói chung và quy trình thực hiện cơ chế đặc thù này nói riêng; công tác cải cách hành chính chưa được tập trung thống nhất rõ ràng và đồng đều trong các cấp, các ngành có liên quan. Việc sơ kết, tổng kết, để kịp thời điều chỉnh bổ sung hoàn thiện nhằm triển khai thực hiện đồng bộ cơ chế này chưa được quan tâm đúng mức.
2.5.3 Cơ hội :
- Được Đảng và Chính phủ quan tâm thể hiện qua các Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm Quốc phòng, an ninh; Nghị quyết về chiến lược phát triển kinh tế biển và các chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Trung ương; Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam, đường bộ Việt nam; Cho các cơ chế chính sách ưu tiên để phát triển nhằm “xây dựng vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ thành khu vực phát triển năng động, tạo được nhiều việc làm, nâng cao mức sống và trình độ dân trí cho các tầng lớp dân cư, chuyển dịch cơ cấu vùng theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá với mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, kinh tế cửa khẩu, kinh tế gò đồi phía Tây, gắn với phát triển kinh tế dọc đường Hồ Chí Minh...vv phát triển mạnh các KCN ở vùng miền Trung như là các hạt nhân phát triển, nhằm phát huy tiềm năng, vị trí địa lý và lợi thế so sánh của vùng”.
- Nghệ An là tỉnh nằm ở khu vực Bắc Trung bộ, theo đường bộ và đường sắt về phía Bắc cách thủ đô Hà Nội 290 km và sang Viên Chăn (Lào) khoảng 400 km. Nằm ở trung tâm của các tuyến giao lưu quốc tế và liên vùng, trên hệ thống hành lang kinh tế Đông - Tây và hành lang kỹ thuật quốc gia, tuyến đường hàng hải quốc gia như tuyến QL1A nối hai đầu Bắc Nam, QL7 nối với hai cửa khẩu quốc tế và quốc gia là Nậm Cắn và Thanh Thuỷ; kề cận cảng biển Cửa Lò một trong những cửa ngõ giao lưu quốc tế bằng đường biển quan trọng của khu vực Miền Trung, sân bay Vinh và các tuyến đường tỉnh lộ.
- Trong tương lai không xa việc kết nối với các tuyến giao thông huyết mạch của quốc gia và hệ thống giao thông quốc tế sẽ thuận lợi hơn rất nhiều do các công trình sau được xây dựng và đưa vào sử dụng: đường bộ và đường sắt cao tốc, nâng cấp tuyến đường QL46 từ Vinh lên phía Tây nối Thành Phố Vinh và KKT Đông
Nam đến đường Hồ Chí Minh, các huyện phía tây tỉnh Nghệ An, đi cửa khẩu Thanh Thuỷ; hoàn thành tuyến đường ven sông Lam từ Cửa Hội đi Vinh – Nam Đàn (dài 55km); Xây dựng cầu Bến Thuỷ 2 ở phía Nam cầu Bến Thuỷ hiện nay nối đường QL1A tránh Vinh sang tỉnh Hà Tĩnh; Xây dựng cầu Cửa Hội nối Nghi Hải (Cửa Lò) sang Nghi Xuân (Hà Tĩnh). Nâng cấp ga Vinh thành ga loại I, đảm bảo yêu cầu vận tải hành khách và trung đại tu toa xe, đầu máy xe lửa...vv nhờ đó KKT Đông Nam Nghệ An có nhiều thuận lợi để kết nối đến các trung tâm kinh tế lớn của miền Trung đặc biệt là mối liên kết với thị trường quốc tế thông qua các cửa khẩu phía Tây đi Trung Lào và Đông bắc Thái Lan; Có hệ thống giao thông đối nội thuận lợi và mạng kết nối tốt với hệ thống giao thông đối ngoại.