Tình hình thu hút đầu tư vào các KCN thuộc KKT Đông Nam

Một phần của tài liệu phát triển các khu công nghiệp thuộc khu kinh tế đông nam tỉnh nghệ an đến năm 2020 (Trang 69)

a. Thu hút đầu tư

Các KCN của tỉnh sau khi được Chính Phủ cho phép thành lập đã nhanh chong được quy hoạch đồng bộ và đầu tư xây dựng hạ tầng để thu hút đầu tư. Phần lớn các nhà đầu tư đã được lựa chọn đảm bảo năng lực tài chính và có kinh nghiệm trong xúc tiến đầu tư. Các KCN có tỷ lệ lấp đầy tương đối nhanh, đạt bình quân là 60 % (tính trên diện tích đất thực tế đã giao để xây dựng các KCN). Một số KCN cơ bản đã lấp đầy diện tích đất cho thuê như: KCN Bắc Vinh, KCN Nam Cấm (giai đoạn 1), KCN Cửa Lò.

Trong thời gian vừa qua, với sự tập trung chỉ đạo của Lãnh đạo tỉnh, cùng với sự hỗ trợ tích cực của các Bộ, ngành TW; sự phối hợp của các chủ đầu tư hạ tầng nên công tác xúc tiến đầu tư đã được thực hiện có hiệu quả. Đến nay (5/2012) kể cả các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN, trong các KCN thuộc KKT Đông Nam tỉnh Nghệ An có 103 dự án đầu tư còn hiệu lực. Trong đó có 10 dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 19.481 tỷ đồng và 1.073 triệu USD (Phụ lục 2)

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, phần lớn các nhà đầu tư đã khẩn trương triển khai dự án để đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Do ảnh hưởng của khủng khoảng kinh tế - tài chính của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng, một số doanh nghiệp gặp khó khăn nên triển khai chậm hoặc xin giản tiến độ. Tuy nhiên số dự án này so với các dự án đã đang ký trong KCN không lớn.

b. Tình hình thực hiện các dự án đầu tư:

Trong thời gian đầu, công nghệ của các doanh nghiệp thường là các công nghệ thâm dụng lao động, sử dụng nguồn nguyên liệu dễ tìm trên thị trường, gia công là chủ yếu như các ngành dệt may, bột đá trắng. Càng về sau, môi trường đầu tư được cải tiến, các nhà đầu tư đã nâng cao trình độ công nghệ, đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng trong các lĩnh vực như điện tử, đồ hộp...vv. Nhiều doanh nghiệp nước ngoài từng bước đã chuyển giao dần việc quản lý và điều hành sản xuất cho người lao động Việt Nam; bố trí, sử dụng lao động Việt Nam vào các vị trí quản lý. Qua đó giúp cho lao động Việt Nam nói chung và lao động tại Nghệ An nói riêng tiếp cận, học hỏi trình độ quản lý tiên tiến của nước ngoài và dần thay thế các chuyên gia nước ngoài.

Trong số 103 dự án đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư vào các KCN thuộc KKT Đông Nam có 42 dự án đã hoàn thành và đi vào hoạt động (08 dự án FDI); 30 dự án đang triển khai xây dựng nhà máy (02 dự án FDI); 28 dự án chưa triển khai, 03 dự án tạm dừng hoạt động do khó khăn trước mắt về tài chính (01 dư án tại KCN Bắc Vinh, 02 dự án tại KCN Nam Cấm). Tổng số vốn đầu tư thực hiện các dự án đạt khoảng 4.044 tỷ đồng và 36,7 triệu USD, tương đương 21 % tổng vốn đầu tư của các dự án đầu tư trong nước và 3 % vốn đầu tư nước ngoài (Phụ lục 3)

Một phần của tài liệu phát triển các khu công nghiệp thuộc khu kinh tế đông nam tỉnh nghệ an đến năm 2020 (Trang 69)