Các KCN tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu phát triển các khu công nghiệp thuộc khu kinh tế đông nam tỉnh nghệ an đến năm 2020 (Trang 47)

- Công tác quy hoạch, xây dựng các KCN phải đảm bảo đồng bộ, hạ tầng kỹ thuật, chuẩn bị đủ quỹ đất sạch để đón nhận đầu tư. Lựa chọn những nhà đầu tư hạ tầng KCN có kinh nghiệm và tính chuyên nghiệp cao.

- Công tác cải cách thủ tục hành chính được đẩy mạnh, tạo điều kiện thuận lợi, đồng thời tiết kịêm thời gian của các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện.

- Thường xuyên đổi mới công tác xúc tiến đầu tư (chuyển từ đơn lẻ sang hình thức xúc tiến đầu tư theo chuỗi các dự án; xây dựng mục tiêu các ngành nghề, lĩnh vực, dự án cần xúc tiến đầu tư; xác định lĩnh vực mũi nhọn để thực hiện xúc tiến đầu tư...vv). Chủ động xây dựng và thực hiện các chương trình xúc tiến đầu tư thích hợp, phối hợp nhịp nhàng cùng với các đơn vị chủ đầu tư hạ tầng tăng cường công tác xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các loại hình dịch vụ phụ trợ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư như: Ngân hàng, Hải Quan, Thông tin liên lạc...vv.

- Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực của tỉnh đảm bảo về số lượng và chất lượng cung cấp cho các nhà đầu tư.

- Tích cực giám sát sau đầu tư, đảm bảo hỗ trợ tháo gỡ khó khăn vướng mắc kịp thời cho doanh nghiệp, thực hiện tốt việc đảm bảo an ninh trật tự trong các KCN và đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình thực hiện dự án.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Xét trên mọi khía cạnh, các KCN đang ngày càng tỏ rõ vai trò quan trọng trong quá trình tiến hành CNH - HĐH. Trước hết các KCN đã góp phần tạo ra một lượng hàng hóa xuất khẩu và tiêu dùng có giá trị kinh tế cao; giải quyết việc làm cho một bộ phận không nhỏ những người lao động ở khắp mọi miền đất nước, đặc biệt là lao động phổ thông ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa; làm tăng kim ngạch xuất khẩu và thu nhập quốc dân, ổn định đời sống kinh tế – xã hội. Thêm nữa, các KCN còn là nơi góp phần tạo ra động lực cho quá trình tiếp thu công nghệ, chuyển

dịch cơ cấu và phân công lại lao động trên phạm vi toàn xã hội, phù hợp với xu thế hội nhập và cạnh tranh quốc tế; tận dụng và khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, nguyên liệu và con người, tạo ra thế và lực mới cho nền kinh tế .

Ngoài ra, thông qua phát triển các KCN, mà một hệ thống kết cấu hạ tầng mới cả về mặt kinh tế và xã hội đã nhanh chóng được hình thành. Kết cấu hạ tầng về kinh tế – kỹ thuật đã tác động đến quá trình hình thành và phát triển hạ tầng xã hội. Lợi ích xã hội của quá trình phát triển KCN là không nhỏ, quá trình phát triển các KCN đã làm khởi sắc bộ mặt kinh tế – xã hội của các địa phương có KCN. Vì vậy việc hình thành các KCN là một đặc thù tất yếu của quá trình phát triển kinh tế của đất nước.

Trong Chương 1, tác giả đã tiến hành phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển các KCN trên Thế giới và ở Việt Nam; trình bày đường lối, mục tiêu phát triển các KCN của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Các nhân tố ảnh hưởng trong thực tiễn phát triển các KCN của Việt Nam thời gian qua. Bên cạnh đó các bài học cụ thể được đúc kết từ các KCN điển hình ở một số nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia và KCX, CN Thành Phố Hồ Chí Minh, KCN Bắc Ninh đã được tổng kết thành các kinh nghiệm cần vận dụng.

Việc phân tích cụ thể các nhân tố ảnh hưởng trong thực tiễn phát triển các KCN ở Việt Nam thời gian qua cũng như các bài học kinh nghiệm trong phát triển KCN ở nước ngoài nhằm làm tiền đề để vận dụng, phân tích một cách có hệ thống và chọn lọc trong việc phân tích thực trạng phát triển các KCN thuộc KKT Đông Nam tỉnh Nghệ An thời gian qua trong bối cảnh chung về phát triển các KCN trong cả nước, từ đó đề ra các giải pháp phát triển các KCN thuộc KKT Đông Nam tỉnh Nghệ An có cơ sở khoa học và thực tiễn trong thời gian tới.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP THUỘC KHU KINH TẾ ĐÔNG NAM TỈNH NGHỆ AN

Một phần của tài liệu phát triển các khu công nghiệp thuộc khu kinh tế đông nam tỉnh nghệ an đến năm 2020 (Trang 47)