Tỉnh Nghệ An thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, có diện tích tự nhiên 16.487 km2, dân số 3,03 triệu người, chiếm 5,1% diện tích tự nhiên và 3,64% dân số cả nước (số liệu năm 2006). Về mặt hành chính, có 17 huyện (gồm 7 huyện đồng bằng ven biển và 10 huyện miền núi) và 03 thành Phố, Thị Xã như Thành phố Vinh, Thị xã Thái Hòa, Thị xã Cửa Lò. Nghệ An tiếp giáp với tỉnh Thanh Hoá ở phía Bắc, tỉnh Hà Tỉnh ở phía Nam, nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào ở phái Tây với 419 km đường biên giới trên bộ; bờ biển phía Đông dài 82 km; có tuyến đườc quốc lộ 1 A Bắc - Nam đi qua dài 91 km, đường mòn Hồ Chí Minh chạy song song với quốc lộ 1 A dài 132 km, có các tuyến đường quốc lộ chạy từ phía Đông lên phía Tây nối với nước bạn Lào thông quan của khẩu...vv là tỉnh nằm trong hành lang kinh tế Đông - Tây nối liền Myanma - Thái Lan - Lào - Việt Nam. Vị trí này tạo cho Nghệ An có vai trò quan trọng trong mới giao lưu kinh tế - xã hội Bắc - Nam, xây dựng và phát triển kinh tế biển, kinh tế đối ngoại và hợp tác quốc tế.
Là một tỉnh kinh tế chậm phát triển so với các tỉnh trong khu vực và cả nước, việc phát triển kinh tế - xã hội đã được cấp ủy, chính quyền của tỉnh đặc biệt quan tâm và đặt lên hàng đầu, đã có những biện pháp tích cực để khơi dậy những tiềm năng nhằm từng bước cải thiện đời sống nhân dân trong tỉnh, sớm hòa nhập vào sự phát triển chung của cả nước và thế giới.
Hiện nay, được sự hỗ trợ của các cơ quan Trung ương, tỉnh Nghệ An đã từng bước điều chỉnh cơ cấu cây trồng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, du lịch và dịch vụ; ổn định diện tích cây trồng, tăng năng xuất và đẩy mạnh chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp để xuất khẩu những sản phẩm mà tỉnh có thế mạnh. Được Chính phủ cho phép thành lập Ban quản lý khu kinh tế Đông
Nam Nghệ An trên cơ sở sát nhập Ban quản lý các KCN đã mang lại những lợi ích kinh tế cho quốc gia nói chung và địa phương nói riêng, tạo việc làm và nâng cao mức sống của người dân trong khu vực.