Phát triển các KCN là phương tiện để chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý của

Một phần của tài liệu phát triển các khu công nghiệp thuộc khu kinh tế đông nam tỉnh nghệ an đến năm 2020 (Trang 91)

qua tại cuộc họp của HĐND Tỉnh khoá XVI cũng đã xác định “Việc phát triển các KCN là phương tiện, công cụ cần thiết để thực hiện quá trình CNH - HĐH tỉnh nhà.” Việc hình thành và phát triển các KCN thuộc KKT Đông Nam tỉnh Nghệ An ra đời chậm hơn so với nhiều địa phương khác, song qua thực tiễn hoạt động thì thời gian qua đã cho chúng ta thấy rất rõ về hiệu quả của nó và là động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà; làm ra nhiều sản phẩm cho xã hội; đóng góp đáng kể cho Ngân sách và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trong tỉnh; tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho lao động địa phương; du nhập được công nghệ sản xuất hiện đại và phương pháp quản lý tiên tiến; đẩy mạnh việc thu hút đầu tư ở trong và ngoài nước...vv.

3.2.2 Phát triển các KCN là phương tiện để chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý của tỉnh Nghệ An của tỉnh Nghệ An

- Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tại KCN hiện hữu theo hướng đổi mới công nghệ, phát triển các ngành công nghệ tiên tiến, chuyển từ công nghiệp gia công sang chế biến và công nghiệp chế tạo nhằm nâng cao giá trị gia tăng, tạo khả năng cạnh tranh; phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, dịch vụ phục vụ công nghiệp; nâng cấp cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người lao động. Phát triển công nghiệp với tốc độ nhanh, bền vững, hiệu quả; tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, chế biến sâu, giá trị gia tăng lớn, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, thân thiện với môi trường.

- Khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế để phát triển công nghiệp. Chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ, các ngành công nghiệp có tác động thúc đẩy quá trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn và những ngành công nghiệp truyền thống để giải quyết nhiều việc làm, tăng khối lượng và giá trị hàng hóa xuất khẩu. Chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề, cơ cấu lao động, tạo việc làm và thu nhập cho lao động ở

nông thôn. Đưa tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất công nông nghiệp nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa trong nước và nước ngoài. Từng bước xây dựng và hoàn thiện các vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu nhưng đảm bảo tính bền vững môi trường sinh thái và sức khỏe cộng đồng.

- Xây dựng một nền nông nghiệp mạnh, phát triển bền vững, từng bước áp dụng công nghệ cao, công nghệ mới, cơ giới hóa, hiện đại hóa, vươn lên trở thành một nền sản xuất hàng hóa lớn, có sức cạnh tranh ngày càng cao trong quá trình hội nhập quốc tế, có năng suất và thu nhập cao trên một đơn vị diện tích, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu và bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, ổn định kinh tế và xã hội ở địa phương.

Một phần của tài liệu phát triển các khu công nghiệp thuộc khu kinh tế đông nam tỉnh nghệ an đến năm 2020 (Trang 91)