Một là, quy hoạch KCN phải gắn liền với quy hoạch phát triển khu đô thị
nhằm phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng xã hội, dịch vụ phục vụ phát triển công nghiệp và người lao động. Trong KCN cần phân khu chức năng, ngành nghề hợp lý. Hạ tầng bên ngoài kết nối đến KCN phải được quy hoạch và xây dựng đồng bộ với việc xây dựng và phát triển KCN.
Hai là, chọn lọc dự án đầu tư cho phù hợp với thế mạnh và xu hướng phát triển của mình, sử dụng được nguồn lao động có chất xám tại chổ, cơ sơ hạ tầng và dịch vụ phát triển. Chú trọng thu hút những dự án có công nghệ tiên tiến, giá trị tăng cao, ít thâm dụng lao động, thân thiện với môi trường, các tập đoàn lớn để phát triển các ngành công nghệ tiên tiến và tạo ảnh hưởng rộng kéo theo các Công ty vệ tinh vào đầu tư trong KCN.
Ba là, xây dựng đầy đủ hạ tầng xã hội phục vụ người lao động. Khi xây dựng KCN phải quy hoạch ngay từ đầu, chuẩn bị quỹ đất và giao trách nhiệm xây dựng, tổ chức hoạt động thật rõ ràng. Đối với các KCN mới, phải dành đầy đủ đất để xây dựng các hạ tầng xã hội.
Bốn là, cơ chế "Một cửa, tại chổ" có vai trò to lớn, quyết định trong việc xây dựng và phát triển KCN; có tác dụng đơn giản tối đa các thủ tục hành chính, tiết kiệm được rất lớn về thời gian, kinh phí và giảm thiểu phiền hà cho nhà đầu tư; giải quyết nhanh những vấn đề phát sinh tại KCN. Do đó cơ chế "Một cửa, tại chổ" cần phải được duy trì và phát huy đồng bộ hơn nữa để tạo ra sức hút mạnh mẽ cho nguồn vốn đầu tư vào KCN.
Năm là, xây dựng vững mạnh hệ thống chính trị - xã hội (Tổ chức cơ sở Đảng, Công đoàn, Đoàng TNCS Hồ Chí Minh) tại các KCN để tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng; giải quyết hài hoà các mối quan hệ, lợi ích giữa chủ doanh nghiệp và công nhân; chăm lo ngày càng tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân; nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ tay nghề cho đội ngũ công nhân.