Đối với KCN ở Hàn Quốc và Malaysia

Một phần của tài liệu phát triển các khu công nghiệp thuộc khu kinh tế đông nam tỉnh nghệ an đến năm 2020 (Trang 42)

Hàn Quốc và Malaysia đã khai thác rất tốt khả năng tạo ra hiệu ứng tích cực của các KCN để phát triển (National System of Innovation - NSI) NSI của mình. Đối với Hàn Quốc, các KCN, KCX là một công cụ để thu hút doanh nghiệp có công nghệ hiện đại của nước ngoài. KCX Masan là một thành công điển hình của nước này, tạo ra sự tương tác giữa doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước ở bên trong cũng như bên ngoài KCX. Khi mới thành lập khu này (năm 1971),

các doanh nghiệp trong nước chỉ cung cấp được 3% nguyên liệu và hàng hóa trung gian cho các doanh nghiệp trong KCX. Tỉ lệ này đã tăng lên 25% bốn năm sau đó và dần dần là 44%. Để phát triển các mối liên kết này, Hàn Quốc đã xây dựng xung quanh KCN các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu để hỗ trợ doanh nghiệp trong nước nhanh chóng đáp ứng được các yêu cầu cao của doanh nghiệp nước ngoài.

Với Malaysia, sau một thời gian tập trung thu hút ĐTNN về mặt lượng, chính phủ nước này đã có những chính sách cải cách mạnh mẽ từ giữa thập kỷ 1980 để thu hút đầu tư nước ngoài về mặt chất. Malaysia xây dựng một kế hoạch tổng thể hướng đến việc phát triển sự liên kết giữa các công ty đa quốc gia (MNCs) và doanh nghiệp trong nước.

Các chính sách được xây dựng đồng bộ, từ khuyến khích trao đổi nhà thầu phụ để kết nối doanh nghiệp địa phương với MNCs, ưu đãi các công ty công nghệ cao khi tiến hành các hoạt động nghiên cứu và phát triển được thực hiện bởi chính người Malaysia, xây dựng Quỹ hỗ trợ kỹ thuật công nghiệp (ITAF) dành ưu đãi cho các doanh nghiệp có sản phẩm chứa 50% hoặc hơn nguồn lực trong nước...vv, thậm chí ban hành Luật phát triển nguồn nhân lực (năm 1992), theo đó các doanh nghiệp nhỏ được giảm thuế đánh vào chi phí đào tạo.

Một phần của tài liệu phát triển các khu công nghiệp thuộc khu kinh tế đông nam tỉnh nghệ an đến năm 2020 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)