Tiềm năng phát triển của tỉnh Nghệ An dự báo đến năm 2020

Một phần của tài liệu phát triển các khu công nghiệp thuộc khu kinh tế đông nam tỉnh nghệ an đến năm 2020 (Trang 50)

Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội dự kiến đến năm 2020, dân số Nghệ An là 3,5 triệu người. Dân số nông thôn năm 2010 là 2,640 triệu người, chiếm 83 % dân số toàn tỉnh; năm 2015 là 2,469 triệu người, chiếm 74 % dân số toàn tỉnh; năm 2020 là 2,205 triệu người, chiếm 63 % dân số toàn tỉnh.

Theo quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Nghệ An đến năm 2020, công nghiệp của tỉnh cần có nhịp độ tăng trưởng khoảng 20,5 %/năm trong các năm 2011 - 2015 và 18,9%/năm trong các năm 2016 - 2020. Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994, năm 2015 là 31.378,7 tỷ đồng và năm 2020 là 76.623 tỷ đồng, tương ứng tính bằng giá thực tế là 140.012,2 tỷ đồng và 458.432,3 tỷ đồng.

Bảng 2.1. Các chỉ tiêu cơ bản của Nghệ An đến năm 2020

2010 2015 2020

Tổng sản phẩm (GDP, giá SS 94) 18.138 32.686 55.835

1. Dịch vụ 5.895 9.933 20.368

2. Công nghiệp - Xây dựng 7.747 16.985 28.220

Trong đó, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 4.175 10.606 25.209

3. Nông lâm ngư nghiệp 4.534 5.768 7.247

Cơ cấu kinh tế (%)

2010 2015 2020

Tổng sản phẩm (tỷ đồng, giá thực tế) 62.986 151.878 347.876

Cơ cấu tổng sản phẩm 100 100 100

1. Dịch vụ 37,0 39,1 40,7

2. Công nghiệp - Xây dựng 39,0 42,9 45,2

Trong đó, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 23,0 32,4 45,1

3. Nông lâm ngư nghiệp 24 18 14,1

Bảng 2.2. Tốc độ tăng trưởng GDP (%)

2011 - 2015 2016 - 2020

Tổng sản phẩm (GDP) 12,5 11,3

1. Dịch vụ 11,0 15,4

2. Công nghiệp - Xây dựng 17,0 10,7

Trong đó, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 20,5 18,9

Bảng 2.3. Dự báo giá trị sản xuất công nghiệp (tỷ đồng, giá SS 94)

2010 2015 2020

GDP công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (VA) 4.175 10.606 25.219

Tỷ lệ VA/GO 34,3 33,8 32,9

GO công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (VA) 12.172,0 31.378,7 76.623,1

Nguồn: Chỉnh sửa trên cơ sở số tuyệt đối của Quy hoạch Công nghiệp tỉnh Nghệ An đến năm 2020

Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An thì đến năm 2020, dân số phi nông nghiệp ở nông thôn dự kiến khoảng 50 %, trong đó số hộ hoạt động công nghiệp tăng từ 7,3 % hiện nay lên 16 % vào năm 2020. Sản xuất được lượng giá trị gia tăng bằng 11 - 13 % giá trị gia tăng của công nghiệp toàn tỉnh. Dự kiến năm 2015 giá trị gia tăng đạt khoảng 5.600 - 5.650 tỷ đồng và năm 2020 khoảng 19.400 - 19.500 tỷ đồng, chiếm khoảng 12,5 % công nghiệp toàn tỉnh. Tương ứng các năm giá trị sản xuất đạt 16.600 tỷ đồng và 59.200 - 59.300 tỷ đồng.

Những mục tiêu được xác định trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020 đang tạo ra những điều kiện và khuôn khổ để phát triển các ngành công nghiệp nông thôn trên địa bàn các huyện. Đó là những mục tiêu và định hướng phát triển chung của cả tỉnh cũng như đối với từng vùng về giải quyết những vấn đề xã hội (việc làm, tăng thu nhập, đào tạo lao động...vv), môi trường (thu gom chất thải, bố trí các vùng công nghiệp, du lịch, đô thị, nông nghiệp hợp lý...vv), phát triển không gian đô thị ở các vùng, những định hướng lớn về phát triển nông thôn và cụ thể là các nghành công nghiệp nông thôn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về mục tiêu xã hội:

Đảm bảo 89 - 90 % lao động trong độ tuổi có việc làm vào năm 2020; Tỷ lệ lệ lao động qua đào tạo đạt 65 - 70 % năm 2020; Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn khoảng 5 % vào năm 2020; Thu hẹp mức độ chênh lệch giữa các vùng, các tầng lớp dân cư trong việc thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản và nhiều chỉ tiêu khác như tỷ lệ sử dụng điện, nước, hệ thống kết cấu hạ tầng...vv.

Về mục tiêu môi trường:

Dự kiến 95 - 100 % các rác thải được thu gom, xử lý vào năm 2020; Cùng với việc phân chia thành các vùng đô thị, du lịch, nông nghiệp, vùng công nghiệp để khuyến khích những tác động tích cực hạn chế tác động tiêu cực. Cụ thể: vùng công nghiệp cần có những quy định tiêu chẩn về chất lượng môi trường, bố trí các ngành công nghiệp ít gây ô nhiễm về khí thải, nước thải tới các đô thị, khu du lịch lân cận...vv.

Tuy nhiên quá trình hoạt động sản xuất trong KCN tạo ra những tác động tiêu cực tới môi trường. Để giảm thiểu các tác động đó, việc xây dựng hạ tầng KCN phải đảm bảo đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và xử lý chất thải, đồng thời Ban quản lý cần thực hiện nghiêm túc việc kiểm soát môi trường trong KCN, các nhà máy xí nghiệp phải thực hiện nghiêm túc các yêu cầu về bảo vệ môi trường.

Định hướng phát tiển không gian đô thị mới:

Cùng với quá trình CNH - HĐH, các điểm dân cư xuất hiện và tập trung ngày càng lớn, tạo điều kiện hình thành các đô thị, các KCN, đến lượt mình tạo thành những hạt nhân thức đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi vùng. Tuỳ theo vị trí và trình độ phát triển nhiều đô thị đã trở thành các Trung tâm đô thị của tỉnh, huyện hoặc khu vực...vv.

Về định hướng phát triển nông thôn:

Một trong những mục tiêu quan trọng là đẩy mạnh liên kết công - nông nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất. Xây dựng nông thôn theo hướng văn minh, xanh, sạch, đẹp; có hạ tầng phát triển theo hướng hiện đại, gắn với đô thị hóa. Phát triển đa dạng các ngành nghề, nhất là những ngành có giá trị gia tăng và giá trị xuất khẩu cao. Do vậy, nhiệm vụ đối với khu vực nông thôn cũng được xác định là chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp nhằm tạo điều kiện tăng thu nhập của dân cư nông thôn. Tương tự cơ cấu lao động nhằm đến năm 2020 đưa tỷ trọng lao động phi nông nghiệp toàn tỉnh lên trên 50 %.

Công nghiệp - thủ công nghiệp nông thôn phát triển phát triển phù hợp với thế mạnh của từng địa phương và điều kiện thị trường.

Những định hướng lớn về phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn như đường, cấp thoát nước, cấp điện, hạ tầng xã hội (trường đào tạo, y tế...vv) đang góp phần thu hút vốn, thúc đẩy các ngành nghề công nghiệp nông thôn phát triển...vv.

Về định hướng phát triển các ngành công nghiệp nông thôn:

Ngoài những mục tiêu, phương hướng chung về phát triển công nghiệp đến năm 2020 đã xác định những phương hướng phát tiển có tác động trực tiếp tới phát triển công nghiệp nói chung và công nghiệp nông thôn nói riêng. Cụ thể công nghiệp tranh thủ phát triển nhanh, nhưng phải đảm bảo lợi ích của người sản xuất nguyên liệu cho các ngành công nghiệp; Đa dạng hóa về quy mô và loại hình sản xuất công nghiệp: Công nghiệp chủ đạo, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống, khuyến khách phát triển công nghiệp quy mô vừa và nhỏ; Phát triển các KCN tập trung gần nguồn nguyên liệu, vừa giảm chi phí sản xuất, vừa đẩy nhanh CNH - HĐH nông thôn.

Định hướng phát triển một số ngành công nghiệp dự kiến thu hút vào các KCN gồm công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản, thực phẩm; Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; công nghiệp khai khoáng; công nghiệp cơ khí điện tử; công nghiệp hóa chất và sản phẩm hóa chất; công nghiệp dẹt may, da dày...vv Song song với các ngành công nghiệp dự kiến thu hút vào các KCN cần phải đẩy mạnh phát triển các ngành nghề khác phục vụ cho xuất khẩu, du lịch và công nghiệp phụ trợ...vv.

Một phần của tài liệu phát triển các khu công nghiệp thuộc khu kinh tế đông nam tỉnh nghệ an đến năm 2020 (Trang 50)