7. Bố cục đề tài
2.1.1.2 Tài nguyên du lịch nhân văn
Bên cạnh những tài nguyên du lịch tự nhiên vô cùng đa dạng và phong phú, thì Vịnh Hạ Long còn sở hữu những tài nguyên du lịch nhân văn rất giá trị và có tính phục vụ cao trong các hoạt động du lịch tại đây. Góp phần vào sự đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ du lịch, bao gồm: Các di chỉ khảo cổ, di tích lịch sử văn hóa và lễ hội, giá trị văn hoá truyền thống...
Các di chỉ khảo cổ: Vịnh Hạ Long được nghiên cứu và phát hiện là cái nôi sinh sống của người tiền sử thuộc thời đại hậu kỳ đá với việc tìm thấy các công cụ bằng đá, rùi, bàn mài, mảnh tước, kim khâu, đồ trang sức...Đây là nơi có một quá trình phát triển lâu dài và liên tục với ba nền văn hóa kế tiếp nhau.
Vịnh Hạ Long đã trải qua các nền văn hóa đa dạng: nền văn hóa Soi Nhụ ở Vịnh Hạ Long, cách ngày nay trong khoảng 18.000 - 7.000 năm trước Công Nguyên, phân bố rộng trong khu vực vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long với các di chỉ tiêu biểu tại Mê Cung, Tiên Ông, Thiên Long. Nền văn hóa Cái Bèo, cách ngày nay 7000 - 5000 năm trước Công Nguyên, được coi như giai đoạn gạch nối giữa văn hóa Soi Nhụ trước đó và văn hóa Hạ Long về sau.
Tiếp nối không gián đoạn trong suốt tiến trình sơ sử, ba nền văn hóa mang tên Soi Nhụ - Cái Bèo - Hạ Long trên khu vực vịnh Hạ Long chứa đựng những giá trị nhất định, cho thấy vịnh Hạ Long và khu vực lân cận một thời đã từng là một cái nôi văn hóa của nhân loại.
Những di chỉ khảo cổ này là chứng tích rõ nét về quá trình phát triển lâu đời và liên tục của Hạ Long tạo nên một hình ảnh Hạ Long cuốn hút và tiềm ẩn trong dấu ấn của những du khách đến tham quan.
Di tích lịch sử văn hóa và lễ hội: Vịnh Hạ Long là nơi gắn liền với lịch sử hào hùng của quân dân Việt Nam trong suốt thời kỳ dựng nước và giữ nước với những địa danh như Vân Đồn, nơi có hải cảng cổ tại miền Bắc Việt Nam vào thế
45
kỷ 12. Bên cạnh thương cảng Vân Đồn, tại vùng vịnh Hạ Long còn có Núi Bài Thơ, Đền Cửa Ông, Bãi Cháy. Trên Vịnh còn có hang Đầu Gỗ, nơi còn vết tích hiện vật là những cây cọc gỗ được Trần Hưng Đạo cho đem giấu trước khi đóng xuống lòng sông Bạch Đằng, và cách Vịnh không xa là cửa sông Bạch Đằng, chứng tích của hai trận thủy chiến trong lịch sử chống ngoại xâm phương Bắc.
Những di tích lịch sử này cũng góp phần làm phong phú và đa dạng các loại hình và sản phẩm du lịch, đáp ứng nhu cầu du khách khi đến tham quan Vịnh Hạ Long.
Giá trị văn hoá truyền thống: Vịnh Hạ Long là nơi lưu giữ các giá trị văn hoá truyền thống quý giá, đặc sắc, phong phú phản ánh đậm nét sự tồn tại và phát triển liên tục của vùng đất Hạ Long và của dân tộc ta từ thời tiền sử đến nay.
Một trong số những loại hình văn hoá phi vật thể đặc trưng của vùng biển Hạ Long là hát giao duyên của những người làm nghề chài lưới. Người dân chài Hạ Long không chỉ hát trên bờ lúc hội hè, lễ tết, khi thuyền đã về bến, mà cả hát khi đang chèo thuyền trên Vịnh, hoặc lúc neo thuyền đợi quăng lưới, thả câu, hát cả vào tuần trăng mỗi khi cá ăn tản, thuyền không đánh cá, neo đậu lại trên trũng biển.
Đây cũng là một yếu tố „Lạ” để tạo nên hình ảnh đặc biệt và hấp dẫn của Hạ Long trong mắt du khách trong nước và quốc tế. Qua những câu hát, du khách có thể hiểu hơn về cuộc sống, tâm hồn của những cư dân nơi đây.