7. Bố cục đề tài
2.2.1.1.2. Ban quản lý Vịnh Hạ Long
Ban quản lý Vịnh Hạ Long là cơ quan quản lý trực tiếp các hoạt động phát triển du lịch ở Vịnh Hạ Long, từ việc quản lý khai thác tham quan vịnh, đến các hoạt động quảng bá hình ảnh của Vịnh để thu hút khách du lịch.
60
* Sơ đồ tổ chức ban quản lý Vịnh Hạ Long
Xuất phát từ thực tế và sự khuyến khích của Hội đồng di sản thế giới, ngày 4-11-1995 UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Quy chế quản lý Vịnh Hạ Long và Ban quản lý Vịnh Hạ Long đã chính thức được thành lập với nhiệm vụ: quản lý, bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị Vịnh Hạ Long mà trọng tâm là khu vực di sản thế giới đã được UNESCO công nhận.
Ban quản lý Vịnh Hạ Long là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND tỉnh đồng thời chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ và quan hệ quốc tế của Bộ Văn hoá - Thông tin và Uỷ ban quốc gia UNESCO của Việt Nam. Với cơ cấu các phòng ban chức năng, bộ phận, phòng nghiên cứu, phòng tài chính tổ chức, phòng kế toán, đội kiểm tra, đội quản lý hang động, trung tâm cứu hộ cứu nạn, phòng dự án, trung tâm dịch vụ Vịnh Hạ Long, trung tâm thông tin hướng dẫn.
61
Tham mưu, đề xuất việc ban hành quy chế và tổ chức thực hiện các chủ trương, kế hoạch, biện pháp quản lý, bảo tồn và khai thác Vịnh Hạ Long. Vịnh Hạ Long là đối tượng khai thác của nhiều ngành kinh tế: nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản, giao thông vận tải - cảng biển du lịch, khai thác than…Những hoạt động này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường cũng như cảnh quan Vịnh Hạ Long, và một loạt các văn bản pháp lý liên quan đến công tác bảo tồn quản lý Vịnh Hạ Long đã ra đời như: Công ước Quốc tế về việc bảo vệ Di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới, Quy chế bảo vệ môi trường trong du lịch (Quyết định của Bộ trưởng bộ tài nguyên và môi trường số 02/2003/QĐ-BTNMT ngày 29-7- 2003), thông tư số 04/TT – BVNLTS ngày 10-10-1996 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, Nghị định số 40/chính phủ của chính phủ ban hành ngày 05-07-1996 về đảm bảo trật tự an toàn giao thông thuỷ nội địa, Thông tư số 2262/TT-BKHCNMT ngày 29-12-1995 của Bộ khoa học công nghệ và môi trường về khắc phục sự cố tràn dầu. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng giúp cho Ban quản lý xác định hoạt động của Ban trong công tác quản lý, bảo tồn Vịnh Hạ Long.
Ngoài ra, Ban còn chủ động và tích cực phối hợp với các ngành, địa phương sửa đổi văn bản “Quy chế quản lý Vịnh Hạ Long” (ban hành theo quyết định số 2522/QĐ-UB ngày 04-11-1995) sau khi phát hiện ra còn nhiều bất cập, nhằm cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước (Luật di sản văn hoá , Luật bảo vệ môi trường, Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Vịnh Hạ Long đến 2020 và Nghị quyết số 09/TU ngày 30-11-2001 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ về công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Vịnh Hạ Long).
Ban quản lý Vịnh Hạ Long cùng văn phòng UNESCO tại Việt Nam, Bộ Văn hoá - Thông tin và các chuyên gia nước ngoài triển khai nghiên cứu “Dự án
tiền khả thi xây dựng bảo tàng sinh thái Hạ Long” và được Thủ tướng Chính
62
phương tiện vận chuyển khách du lịch, phương tiện kinh doanh xăng dầu… Ban quản lý Vịnh đã kịp thời kiên nghị với UBND tỉnh tăng cường quản lý các hoạt động kinh doanh, dịch vụ. Đồng thời đình chỉ hoạt động của một số doanh nghiệp, tư nhân do khai thác không hiệu quả hoặc sai quy định.
Phối hợp với các ngành liên quan
Ban quản lý Vịnh đã tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 16/TT –UB ngày 08-07- 2002 của UBND tỉnh về “việc tăng cường quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ trên Vịnh Hạ Long” và phối hợp với các cơ quan chức năng (Công an tỉnh, Sở giao thông vận tải, Sở du lịch, Sở Thuỷ sản, Chi cục kiểm lâm, Sở Tài nguyên môi trường) và UBND thành phố Hạ Long, công an thành phố Hạ Long tổ chức thực hiện Quy chế, chương trình phối hợp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị Vịnh Hạ Long, kết quả thu được thật đáng khích lệ, các hoạt động sản xuất – kinh doanh gây ảnh hưởng xấu đến môi trường Vịnh đã giảm hẳn, tình trạng đánh cá bằng điện, bằng mìn hầu như đã không còn, tình trạng khai thác san hô, nhũ đá làm quà lưu niệm bán cho du khách đã từng bước bị ngăn chặn. Qua quá trình tuyên truyền vận động, nhiều hộ gia đình đã tự di chuyển hài cốt trên núi về đất liền.
Ban phối hợp với các ngành địa phương liên quan, tích cực kiểm tra các hoạt động kinh tế – xã hội diễn ra trên mặt Vịnh. Qua hai đợt kiểm tra, Đoàn kiểm tra liên ngành đã thống kê được 452 nhà bè đang hoạt động, phát hiện 257 nhà bè chưa đăng ký, 152 nhà bè neo đậu không đúng vị trí quy định. Cùng với đợt kiểm tra này, Đoàn còn kiểm tra 32 phương tiện thuộc 21 hộ xăng dầu đang hoạt động, phát hiện 12 phương tiện neo đậu sai quy định và thiếu trang thiết bị bảo vệ môi trường. Ngoài ra, Ban quản lý Vịnh tham gia phối hợp thẩm định một số dự án phát triển kinh tế – xã hội có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến Vịnh Hạ Long.
63
Nâng cao nhận thức chức năng nhiệm vụ cho cán bộ, đào tạo về vai trò của họ trong quản lý môi trường, văn hóa xã hội, sức khỏe và các thói quen an toàn. Mỗi cán bộ, nhân viên trong Ban quản lý Vịnh phải có nhận thức đúng, đầy đủ về giá trị của di sản. Nó không chỉ có giá trị về mặt văn hoá mà còn có giá trị to lớn về mặt kinh tế, chính trị đối với đất nước ta. Thực tế rằng, sự tồn tại và phát triển của Vịnh Hạ Long gắn liền với lợi ích của mỗi CBCNV trong Ban.
Trong những năm qua, Ban đã tổ chức cho CBCNV của Ban gồm lãnh đạo Ban, Trưởng ban bộ phận, cán bộ phòng nghiên cứu giá trị Di sản, học tập những quy định, cơ chế chính sách quản lý, bảo tồn Di sản và chức năng nhiệm vụ của Ban. Đồng thời đã tổ chức cho CBCNV của Ban đi thực tế trên Vịnh Hạ Long nhất là khu vực Di sản thế giới.
Hàng năm, Ban còn tổ chức những cuộc thi hướng dẫn giỏi để từ đó có thể đánh giá được trình độ của đội ngũ hướng dẫn viên, khắc phục những điểm còn yếu kém, bổ sung thêm những điểm mạnh. Xây dựng một đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp là mục tiêu mà Ban quản lý Vịnh đang hướng đến.
Công tác quản lý hang động
Công tác quản lý hang động chỉ thực sự được thực hiện từ năm 1996 sau khi Ban quản lý Vịnh được thành lập. UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành quyết định giao quản lý các hang động cho Ban. Đội quản lý hang động chịu trách nhiệm chính: Đón tiếp khách du lịch tại điểm du lịch, bảo vệ hang động,quản lý trang thiết bị, bảo vệ môi trường tại điểm.
Vịnh Hạ Long có rất nhiều hang động đẹp nhưng do một vài lý do khác nhau mà Ban chỉ đưa vào khai thác phục vụ du lịch một số hang tiêu biểu như: động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, hang Sửng Sốt, hang Bồ Nâu, động Mê Cung, đảo Ti Tốp… tại các hang động này cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị đã được đầu tư đạt tiêu chuẩn, thực hiện tốt công tác đón tiếp khách an toàn chu đáo, lịch sự.
64
Tại động Thiên Cung: hệ thống chống sập và xây dựng đường dẫn trong động đã được đưa vào sử dụng nhằm đảm bảo an toàn cho khách. Bên cạnh đó, Ban còn tiến hành xây dựng đường vào động, cầu tầu bổ sung với mục đích thuận tiện cũng như an toàn cho khách tham quan. Về cơ sở vật chất ở đây cũng được đảm bảo: hệ thống cây cảnh, bàn ghế đá, biển nội quy, nhà vệ sinh di động, đèn chiếu sáng. Các yếu tố này nhằm tạo cảnh quan sạch, đẹp và lịch sự. Bên cạnh đó động còn được trang bị các thiết bị: máy phát điện, âm thanh loa máy, máy bơm, téc nước, súng hơi cay, gây điện.
Tại hang Đầu Gỗ: Ban Quản lý Vịnh đã hoàn thành phần xây lắp, tôn tạo đường trong hang tạo sự thuận lợi cho khách tham quan hang động, điện chiếu sáng, điện tự động, hệ thống cấp nước, nhà vệ sinh di động, phần thiết bị điện được lắp đặt hoàn chỉnh.
Tại hang Sửng Sốt: Ban quản lý Vịnh đã cho xây dựng nhà dừng chân bán vé, nhà đặt máy phát điện, đường lên xuống hang, nhà vệ sinh lưu động, đèn điện chiếu sáng trong hang.
Tại đảo Ti Tốp: Đây là một trong những điểm du lịch chính có bãi tắm. Ban đã cho xây dựng tuyến kè, quầy Bar, nhà tắm, nhà vệ sinh, phòng tráng nước ngọt, hệ thống cấp thoát nước, lầu ngắm Vịnh, hệ thống thoát nước mưa.
Ngoài ra, tại mỗi điểm tham quan trên đều được những thùng đựng rác với hình dáng ngộ nghĩnh, vừa bảo vệ được môi trường, vừa làm đẹp cảnh quan. Hệ thống đèn chiếu sáng nhiều màu càng làm tăng thêm độ huyền ảo của các hang động.
Công tác quản lý phương tiện, bến bãi tại điểm du lịch
Do đặc điểm Vịnh Hạ Long là du ngoạn tham quan ngắm cảnh trên Vịnh nên tầu thuyền du lịch là phương tiện vận chuyển hiện nay phục vụ khách du lịch ở Hạ Long. Hiện nay, có khoảng hơn 400 thuyền du lịch hoạt động trên vịnh, trong đó có 163 tầu loại 1; 145 tầu loại 2 và một số tầu loại 3.
65
Theo quyết định số 2796/QĐ-UBND ngày 12-12-1995, UBND tỉnh Quảng Ninh giao chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý Vịnh Hạ Long cho Ban quản lý Vịnh. Theo đó, Ban có quyền thu và sử dụng nguồn thu phí tham quan Vịnh Hạ Long theo kế hoạch chi phí khi UBND tỉnh phê duyệt cụ thể.
Theo đề nghị của UBND tỉnh Quảng Ninh, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 3347/VPCP-KTT cho phép tỉnh Quảng Ninh giữ lại 100% khoản thu phí này để chi phí cho việc quản lý và duy trì chất lượng khu vực Vịnh Hạ Long, đầu tư tôn tạo Vịnh Hạ Long từ năm 1999 đến 2010.
Nguồn thu phí này được sử dụng vào các hoạt động: chi phí cho việc bảo vệ, kiểm soát, bảo vệ và làm vệ sinh môi trường trong phạm vi quyền quản lý, chi phí cho hoạt động của bộ máy Ban quản lý Vịnh Hạ Long: chi cho đầu tư xây dựng tu bổ hang động, thi công các công trình khai thác nhằm bảo vệ và tôn tạo cảnh quan Vịnh Hạ Long. Trên thực tế, nguồn thu này chỉ đủ trang trải cho các công việc trên.
Để tránh tình trạng trốn vé và quay vòng vé, tại cảng tàu du lịch Bãi Cháy, Hòn Gai cũng như các hang động, tàu biển nước ngoài, đã có điểm kiểm tra vé của hành khách.
Công tác quản lý hoạt động dịch vụ du lịch
Số lượng khách du lịch thăm quan Vịnh Hạ Long ngày càng tăng, các loại hình dịch vụ du lịch càng phong phú, công tác quản lý của Ban quản lý Vịnh càng phức tạp.
Hiện nay UBND phê duyệt ba điểm neo đậu ban đêm cho du khách. Tại điểm neo đậu này sẽ rất thuận lợi cho nghỉ ngơi, tham quan của du khách. Những tàu muốn neo đậu ban đêm phải đăng kí và phải đạt tiêu chuẩn về độ an toàn.
Tại các điểm neo đậu, cơ sở dịch vụ du lịch phát triển ngày một nhanh và rất đa dạng về loại hình: nhà hàng phục vụ các món ăn đặc sản rất phong phú, mang đậm phong cách Hạ Long. Nhà hàng với các dịch vụ vui chơi giải trí như karaoke, massage… Các nhà hàng này được xây dựng theo mô hình nhà nổi, hầu
66
hết là nhà hàng tư nhân. Bên cạnh đó nhiều tàu thuyền của dân chài cũng tham gia vào việc bán hàng trên Vịnh với những mặt hàng nhu yếu phẩm phục vụ chính cuộc sống của họ cũng như nhu cầu của khách khi cần thiết. Tuy nhiên, sản phẩm chính đem bán của người dân chài là các loại hải sản tươi sống do chính họ vừa đánh bắt như: tôm, cua, cá, ghẹ…
Một loại hình dịch vụ phổ biến đối với những vùng sông nước là dịch vụ chở thuê bằng thuyền nhỏ vào thăm hang động khi những tàu du lịch không thể vào sâu bên trong vào những ngày thuỷ triều lên cao, loại hình này phổ biến khi khách tham quan Hang Luồn, Hồ Ba Hầm.
Nghiên cứu khoa học
Ban quản lý đã hoàn thành một số để tài khoa học quan trọng: Đề tài nghiên cứu về làng chài trên Vịnh, dự án xây dựng chợ hải sản khu vực Ba Hang, đây là những dự án nhằm làm phong phú sản phẩm du lịch Hạ Long cũng như góp vào sự hiểu biết chung của cộng đồng. Ban đã hoàn thành việc biên soạn bộ tài liệu hướng dẫn khách tham quan Vịnh Hạ Long trình UBND tỉnh xem xét, cho triển khai thực hiện Dự án thu gom chất thải rắn vùng nước chợ Hạ Long 1, đề án nghiên cứu khảo sát các nguồn chất thải rắn gây ô nhiễm Vịnh Hạ Long, các biện pháp quản lý, thu gom” xúc tiến xây dựng để án” sử dụng hệ thống thông tin địa lý (GPS), hỗ trợ kỹ thuật quản lý Vịnh Hạ Long. Các đề án và dự án trên nhằm cải thiện môi trường Vịnh Hạ Long như hiện nay thực sự cần thiết.
Ban quản lý Vịnh Hạ Long đã hợp tác chặt chẽ với các nhà khoa học tổ chức triển khai nhiều đề tài nghiên cứu khoa học nhằm nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện những giá trị cấu thành Di sản, tiến hành kiểm kê, nghiên cứu, lập hồ sơ khoa học các đảo núi, đặc điểm giá trị tiềm năng, diện tích các đảo, mặt nước…lập hồ sơ khoa học về giá trị địa mạo địa chất trình UNESCO và Vịnh Hạ Long đã được Hội đồng di sản thế giới công nhận là Di sản thế giới lần thứ 2.
67
Ban chủ động đề xuất và mở rộng hợp tác với các tổ chức quốc tế thông qua uỷ ban UNESCO của Việt Nam và Bộ Văn hoá - Thông tin. Đến nay, Ban đã thiết lập quan hệ chặt chẽ có hiệu quả với các tổ chức quốc tế: Trung tâm Di sản thế giới, Văn phòng UNESCO tại Việt Nam, Văn phòng IUCN tại Hà Nội và Bangkok, Văn phòng UNDP tại Việt Nam, tổ chức JICA Nhật và nhiều tổ chức bảo tồn di sản thế giới của các nước trong khu vực.
Ban tăng cường và tranh thủ sự giúp đỡ của tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN). Tổ chức này còn cam kết trợ giúp, liên kết với các tổ chức quốc tế và các nhà tài trợ khác nhằm ủng hộ sự phát triển bền vững và các nỗ lực bảo tồn trong khu vực quan trọng của Hạ Long, hay cục khí quyển Đại dương Hoa Kì (NOA) trong việc điều tra khảo sát, nghiên cứu khoa học về các giá trị Vịnh Hạ Long.
Nhờ sự năng động của Ban và được sự ủng hộ của các tổ chức trong nước và quốc tế, nhiều chương trình, dự án bảo tồn Vịnh Hạ Long đã được thực hiện, vị thế của du lịch Hạ Long phần nào được nâng cao trên trường quốc tế .
Tuyên truyền, quảng cáo các giá trị di sản đúng sự thật và có trách nhiệm đối với du khách tham quan
Tuyên truyền, quảng bá luôn là một khâu quan trọng trong hoạt động phát