Định hƣớng gia tăng lợi ích môi trƣờng và giảm nhẹ tác động tiêu cực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển hoạt động du lịch ở Hạ Long theo các tiêu chí phát triển du lịch bền vững toàn cầu (Trang 117)

7. Bố cục đề tài

3.4.Định hƣớng gia tăng lợi ích môi trƣờng và giảm nhẹ tác động tiêu cực

cực

3.4.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước

Tham gia xây dựng và thực hiện các chính sách và chủ trương về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên tại Vịnh Hạ Long. Đẩy mạnh thực hiện các điều ước quốc tế về môi trường: Công ước bảo vệ đa dạng sinh học, công ước liên quan đến bảo vệ di sản thiên nhiên thế giới.

Có kế hoạch, phương án bảo tồn bờ biển tự nhiên và các bãi triều, phát triển hệ thống quan trắc môi trường của vùng vịnh và bờ biển.

Xây dựng các tiêu chuẩn và quy tắc cụ thể, hướng dẫn việc đánh giá tác động của các hoạt động du lịch lên môi trường và tài nguyên thiên nhiên trong từng giai đoạn và áp dụng đối với từng đối tượng tham gia cụ thể.

Tăng cường thông tin tuyên truyền về các hoạt động bảo vệ môi trường, tài nguyên tự nhiên tại Vịnh Hạ Long, kêu gọi các hoạt động tình nguyện bảo vệ môi trường.

Phân vùng bảo vệ: Vùng bảo tồn đặc biệt (khu di sản vịnh Hạ Long) – là vùng cần có kế hoạch bảo vệ tuyệt đối cảnh quan và môi trường tự nhiên, đa dạng sinh học của hệ sinh thái nhạy cảm. Đây là vùng diễn ra các hoạt động du lịch trực tiếp, chịu tác động ảnh hưởng thường xuyên của các hoạt động này, chính vì vậy cần có kế hoạch kiểm soát rác thải, nguồn nước và bảo tồn hệ sinh thái; Vùng bảo vệ tích cực (khu vực ven biển Bãi Cháy và khu ven biển Hòn Gai) – là vùng phát triển kinh tế - xã hội tổng hợp ven biển, luôn phải đối mặt với các bức xúc về ô nhiễm môi trường, rác thải, nguồn nước… làm ảnh hưởng đến mỹ

112

quan khu di sản, chính vì vậy phải có kế hoạch khai hoang các bãi triều, cải tạo bảo vệ bãi biển, duy trì khả năng lọc nước, tiến hành thu gom triệt để rác thải lắng đọng ven biển, kiểm tra thường xuyên công tác bảo vệ môi trường tại khu vực này; Vùng bảo vệ phát triển (khu công nghiệp, đô thị quanh thành phố…) – tất cả các hoạt động của khu vực này đều có ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên xung quanh khu di sản, do vậy, công tác kiểm soát bảo vệ môi trường tại đây cũng hết sức quan trọng. Với việc phân vùng bảo vệ có thể giúp phân chia tính chất theo từng vùng đặc trưng để có những định hướng, kế hoạch bảo vệ hợp lý, như một công cụ hữu hiệu trong công tác bảo tồn và phát triển tài nguyên, môi trường. Giải pháp này giúp nâng cao trách nhiệm quản lý trong công tác bảo vệ môi trường, mang đến những tín hiệu tích cực trong quá trình cải thiện môi trường tại Hạ Long.

Thiết lập hệ thống thu gom, xử lý rác thải trên đất liền và trên vịnh. Tiến hành thu gom 100% rác thải trong các khu du lịch, đảm bảo không còn rác đọng ngoài môi trường. Đặt thêm các phương tiện chứa rác công cộng trên khắp các điểm đến thu hút cao lượng khách tham quan phù hợp với mỹ quan xung quanh. Thiết lập các nhà vệ sinh công cộng ở nhiều điểm tham quan, trang bị các biện pháp xử lý hiện đại, không gây ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan xunh quanh.

Định hướng, ưu tiên miễn giảm hoặc không thu thuế đối với các hình thức đầu tư phát triển có ảnh hưởng tích cực đối với việc bảo vệ môi trường. Chính sách ưu đãi đối với các dự án đầu tư du lịch có các giải pháp khả thi nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đối với môi trường tự nhiên.

Đưa ra những chính sách khuyến khích phát triển nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực phát triển du lịch thân thiện với môi trường, khai thác sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên, phát triển các loại hình du lịch tự nhiên, sinh thái…

113

Định hướng trách nhiệm bảo tồn tài nguyên du lịch, môi trường tự nhiên đối với các hoạt động du lịch của các công ty lữ hành, cũng như khách du lịch tham quan. Thường xuyên tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của du khách về vấn đề bảo vệ môi trường.

Thành lập quỹ bảo tồn, quỹ môi trường vịnh Hạ Long. Nguồn kinh phí này được dành riêng để hỗ trợ các hoạt động quản lý bảo vệ tài nguyên, môi trường, đầu tư cho các công trình hạ tầng công cộng, các hoạt động tuyên truyền phát động bảo vệ môi trường, và để đầu tư cho các kế hoạch duy trì bảo tồn tài nguyên, di sản thiên nhiên.

Thanh kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các hoạt động làm tổn hại đến tài nguyên thiên nhiên, môi trường di sản. Phối hợp với sở Tài nguyên môi trường và các đơn vị liên ngành nhằm thanh tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân cố tình xâm hại, làm ảnh hưởng đến môi trường.

3.4.2. Đối với các cơ sở lưu trú, tàu thuyền

Vịnh Hạ Long có thế áp dụng mô hình Bộ tiêu chí nhãn du lịch bền vững Bông Sen Xanh –áp dụng đối với các cơ sở lưu trú tại Việt Nam.

Nhãn Du lịch bền vững Bông sen xanh (được gọi là Nhãn Bông sen xanh) là nhãn hiệu cấp cho các cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Cơ sở lưu trú được cấp Nhãn Bông sen xanh là đơn vị đã có những nỗ lực trong việc bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên, năng lượng, góp phần bảo vệ các di sản, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương và phát triển du lịch bền vững.

Hệ thống khách sạn ở Hạ Long hay đội tàu thuyền có thể triển khai thực hiện, nâng cấp cơ sở của mình theo các tiêu chí nhãn Bông sen xanh nhằm phát triển có quy mô, hệ thống và đảm bảo tính bền vững trong phát triển.

Các hoạt động của cơ sở lưu trú tiêu thụ rất nhiều tài nguyên, năng lượng, đặc biệt là điện, nước, nhiên liệu,… Đồng thời, các hoạt động này cũng thải vào môi trường, trực tiếp hay gián tiếp một lượng lớn chất thải, gây ô nhiễm. Vì vậy,

114

thực hiện các hành vi tốt, sử dụng hợp lý tài nguyên, năng lượng vừa giúp tiết kiệm tiêu thụ tài nguyên, năng lượng giảm chi phí vận hành vừa góp phần giảm chất thải, bảo vệ môi trường. Như vậy sẽ tăng hiệu quả kinh doanh, tăng sức hấp dẫn khách, không gây phản ứng của cộng đồng và để phát triển bền vững, ví dụ:

Tránh các sản phẩm sản xuất từ các nguyên liệu gây nguy hại cho môi trường (CFCs, vật lưu niệm làm từ san hô...)

Mua sản phẩm được đóng gói với khối lượng lớn (mua sỉ) nhằm tiết giảm bao bì, giảm rác thải. Sử dụng những nguyên liệu thân thiện với môi trường, dễ phân hủy, tái sử dụng.

Sử dụng các trang thiết bị hiện đại với chế độ tiết kiệm năng lượng. Bảo dưỡng định kỳ các thiết bị này, nhằm tránh việc hỏng hóc,tiêu thụ năng lượng tăng cao. Ứng dụng các trang thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời: làm nước nóng, quạt thông gió... nhằm tiết kiệm điện.

Có thực hiện kiểm toán năng lượng trong 3 năm liền kề. Kiểm toán năng lượng định kỳ giúp đánh giá tình trạng tiêu thụ năng lượng và hiện trạng tiêu thụ năng lượng của các thiết bị để từ đó nhận diện giải pháp tiết kiệm năng lượng phù hợp.

Giảm thiểu ô nhiễm, hoạt động của cơ sở lưu trú thải ra môi trường các chất thải độc hại bao gồm cả khí thải, nước thải và rác thải, gây ô nhiễm, ảnh hưởng xấu đến môi trường không khí, nước và đất. Vì vậy, việc kiểm soát phát thải, giảm thải góp phần giảm tác động không tốt đến môi trường.

Có biện pháp quản lý chất thải độc hại phù hợp. Có hệ thống thu gom và vận chuyển chất thải nguy hại. Lắp đặt hệ thống xử lý nước thải đảm bảo chất lượng nước đầu ra theo quy định của Luật Môi trường. (Theo nguồn Hướng dẫn

cơ sở lưu trú du lịch thực hiện nhãn du lịch bền vững Bông sen vàng – Tổng cục du lịch Việt Nam).

115 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.4.3. Đối với các doanh nghiệp lữ hành

Cần triển khai nhiều các chương trình mới, tuyến du lịch mới hướng tới phát triển bền vững, triển khai những chương trình du lịch thân thiện với môi trường. Ngoài các loại hình du lịch đã được triển khai như: du lịch sinh thái, du lịch văn hóa…Vịnh Hạ Long cần phát triển thêm các loại hình du lịch mới như:

Du lịch lặn biển

Hạ Long có các rạn san hô ở một số nơi như: đảo Ngọc Vừng, đảo Quan Lạn, đảo Cô Tô với rất nhiều hệ sinh thái biển đặc thù, phong phú đây là tiền đề để phát triển loại hình du lịch lặn ở biển Hạ Long.

Trước khi đưa các tour du lịch lặn biển vào hoạt động thì các nhà tổ chức phải thực hiện các bước nghiên cứu, khảo sát những khu vực có rạn san hô, hệ sinh thái biển có cảnh quan đẹp để khai thác du lịch, lập dự án với điều quan trọng đặt lên hàng đầu là phải thật sự an toàn với du khách và phải đảm bảo các tour du lịch này không gây ảnh hưởng xấu gì tới hệ sinh thái dưới đáy biển. Khi triển khai dự án phải chú tâm đầu tư vào các trang thiết bị hiện đại, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho du khách.

Du lịch leo núi

Các đảo đá vôi ở Hạ Long có độ cao từ 150 đến 200 m, độ hiểm trở trung bình nên có thể khai thác loại hình du lịch leo núi. Với một độ cao trung bình lại không quá khó khăn trong việc chinh phục, các yếu tố này sẽ kích thích sự tham gia đông đảo của khách du lịch. Từ trên cao du khách có thể ngắm toàn cảnh vịnh Hạ Long đẹp như một bức tranh khổng lồ sống động.

Đảm bảo tuyệt đối an toàn cho du khách là trách nhiệm của các nhà tổ chức hoạt động du lịch. Vì vậy, trước khi đưa loại hình du lịch này vào hoạt động thì các nhà tổ chức phải cho nghiên cứu, thực nghiệm nhiều lần, phải đầu tư các trang thiết bị hiện đại. Đặc biệt, phải quan tâm đến việc quảng cáo thu hút sự quan tâm của nhiều du khách.

116

Các nhà tổ chức có thể dựa vào độ cao của núi Bài Thơ để xây dựng hệ thống cáp treo từ Bãi Cháy sang đỉnh núi Bài Thơ. Du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng toàn cảnh Vịnh và thành phố Hạ Long từ trên cao.

Xây dựng một số tuyến du lịch mới, thân thiện với môi trường, tham quan các hòn đảo có phong cảnh ngoạn mục:

- Bãi Cháy – Hòn Đũa - Đảo Rều

- Bãi Cháy - đảo Cửa Ông – Ngọc Vừng – Tiền Tiêu – Quan Lạn - Đảo Cô

- Bãi Cháy - Đảo Rều – Cái Rồng – Cát Bà.

- Bãi Cháy - Đảo Rều – Trà Cổ.

Các tuyến điểm du lịch này sẽ đưa du khách tham quan được nhiều đảo nổi bật ở Vịnh Hạ Long, tham gia vào nhiều loại hình du lịch như: ngủ đêm trên tàu, tắm biển, thể thao nước, câu cá, leo núi, lặn biển… Trên tàu, du khách được

phục vụ những món ăn đặc sản biển, được phục vụ những buổi biểu diễn ca nhạc dân tộc, đây là điều thú vị đối với du khách, đặc biệt là du khách quốc tế. Việc khai thác phát triển các tuyến du lịch mới sẽ hạn chế, giảm thiểu được gánh nặng, sức chứa của các điểm, tuyến du lịch quen thuộc. Vừa có thể tăng súc hấp dẫn thu hút khách nhiều hơn đến với Hạ Long.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp du lịch có thể định hướng đầu tư phát triển về không gian, tuyến điểm du lịch, cơ sở hạ tầng, vật chất phục vụ du lịch hướng tới bảo vệ môi trường… Về không gian theo 3 hướng chính: Đông Nam, phát triển ra Vịnh Hạ Long; Đông Bắc, phát triển bám theo trục đường ven biển; Tây Bắc, phát triển lên núi, cũng như khai thác thêm không gian trên cao và không gian dưới đáy đại dương, góp phần làm phong phú thêm các tuyến, điểm du lịch. Theo đó sẽ hình thành nhiều hơn các khu du lịch trọng điểm và các tuyến, điểm tham quan. Trong đó khu vực Vịnh Hạ Long sẽ hình thành các điểm tham quan chủ yếu, hạn chế phát triển các khu lưu trú, nghỉ dưỡng, bằng việc xây dựng các khu tham quan như: Khu du lịch tâm linh – huyền thoại đảo Đầu Gỗ; khu vui

117

chơi giải trí – lưu trú đảo Bồ Hòn; khu du lịch sinh thái nhân văn đảo Hang Trai, Đầu Bê… Khu vực phía Tây Thành phố Hạ Long sẽ gồm: Khu lưu trú – dịch vụ Bãi Cháy; khu du lịch tổng hợp Hùng Thắng; khu du lịch sinh thái Đồn Điền… Phía Đông thành phố sẽ là các khu di tích lịch sử núi Bài Thơ; khu tham quan phố cổ Hòn Gai, khu bảo tàng Than Hà Lầm. Gắn liền với các khu du lịch là các tuyến du lịch được đa dạng hoá hơn nữa, gồm cả trên bờ, trên biển và trên núi. Với việc phát triển các khu, điểm, tuyến du lịch đồng bộ sẽ tạo ra diện mạo mới cho du lịch Hạ Long cả về không gian và cảnh quan kiến trúc đô thị hướng tới giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường, cảnh quan Hạ Long.

Về nguồn lực hoạt động trong kinh doanh du lịch, các nhân viên của doanh nghiệp, đặc biệt là các hướng dẫn viên cần thường xuyên tham gia các chương trình, hoạt động về vấn đề bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, các chiến dịch về môi trường hay biến đổi khí hậu của địa phương và quốc tế, ví dụ như: chương trình Giờ trái đất, Trồng cây xanh, Đi xe đạp…để nâng cao ý thức về vấn đề bảo vệ môi trường, nâng cao hiểu biết để có thể hướng dẫn, định hướng đúng đắn cho du khách khi tham quan Vịnh Hạ Long.

Tham gia các chiến dịch về môi trường hay biến đổi khí hậu của địa phương và Quốc tế là cách giúp các nhân viên thể hiện tinh thần bảo vệ môi trường với công chúng, khách hàng và khu di sản Vịnh Hạ Long. Ngoài ra, các hoạt động này còn góp phần nâng cao ý thức môi trường của địa phương.

Thực hiện tiếp thị xanh, quảng cáo các loại hình du lịch giảm thiểu tác động xấu đến môi trường và văn hoá, thông tin, giáo dục cho các du khách về những tác động do sự có mặt của họ. Cung cấp những thông tin đầy đủ và đáng tin cậy cho khách du lịch. Thực hiện tiếp thị, quảng cáo đúng sự thật, nhằm tạo niềm tin đối với du khách khi tham gia các hoạt động du lịch, đây cũng là một trong những hướng để có thể phát triển bền vững tại Hạ Long.

118

Tiểu kết chƣơng 3

Chương 3 đã đưa ra những định hướng phát triển hoạt động du lịch tại Hạ Long theo các tiêu chí phát triển du lịch bền vững toàn cầu.

Từ những tiêu chí chung trên toàn cầu được định hướng phù hợp với quy mô và đặc thù riêng của Hạ Long, đưa đến những phương pháp, chiến lược phát triển phù hợp và mang tính khả thi cao.

Trong những năm qua, du lịch Hạ Long không ngừng phát triển và tăng mạnh cả về lượng khách cũng như những hoạt động trên Vịnh. Những hoạt động khai thác du lịch đã để lại những tổn hại to lớn đối với môi trường, cảnh quan và văn hóa cộng đồng. Định hướng phát triển theo các tiêu chí phát triển du lịch bền vững toàn cầu là cách thức phù hợp và linh hoạt trong quá trình vừa phát triển vừa phục hồi của Hạ Long hiện nay. Giúp giải quyết những bức xúc, tồn tại trong quá trình khai thác và phát triển du lịch một cách bộc phát, thiếu kiểm soát đồng bộ.

Để thực hiện được những định hướng này, du lịch Hạ Long cần thực hiện một cách đồng bộ, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Tạo ra sức mạnh tổng thể, có sự liên kết chặt chẽ trong quá trình xúc tiến cùng phát triển.

119 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, du lịch Hạ Long đã đạt được những thành tựu đáng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển hoạt động du lịch ở Hạ Long theo các tiêu chí phát triển du lịch bền vững toàn cầu (Trang 117)