Đối với cơ quan quản lý

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển hoạt động du lịch ở Hạ Long theo các tiêu chí phát triển du lịch bền vững toàn cầu (Trang 89)

7. Bố cục đề tài

2.2.3.1. Đối với cơ quan quản lý

Thu hút sự tham gia của cộng đồng vào công tác quản lý bảo tồn di sản. Sự thành công lớn nhất đối với công tác bảo tồn Di sản, giữ gìn môi trường chính là ở hành động của con người trực tiếp sinh sống trên và ven bờ Vịnh, bởi không ai khác, chính họ là những chủ nhân đích thực của Di sản. Ban quản lý Vịnh kết hợp với các tổ chức tình nguyện trong hoạt động du lịch và các doanh nghiệp tại địa phương đã tổ chức các lớp tập huấn, cuộc thi tìm hiểu, thi vẽ, thi văn nghệ về Vịnh Hạ Long, công tác bảo vệ môi trường cho cộng đồng dân cư đặc biệt là ngư dân các làng chài trên Vịnh.

Bên cạnh đó, Ban quản lý Vịnh còn thực hiện một số giải pháp để giải quyết kịp thời và hiệu quả các vấn đề môi trường như: định kỳ tổ chức các buổi ra quân của cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường Vịnh, hưởng ứng ngày môi trường thế giới 5/6 hàng năm, thu gom rác thải từ nơi sinh sống, trồng rừng ngập mặn tại các bãi triều, tổ chức chương trình tuyên truyền cụ thể tới các hộ ngư dân làng chài tại các thôn chài trên Vịnh: Vung Viêng, Cửa Vạn, Ba Hang, Cặp La thông qua các buổi họp dân, những dịp đặc biệt. Xây dựng, tu bổ, tôn tạo, những điểm tham quan trên Vịnh với bảng hướng dẫn nội quy, biển báo, panô, áp phích, khẩu hiệu tuyên truyền bảo vệ môi trường di sản Vịnh Hạ Long, xây dựng trung

84

tâm Văn hoá nổi Cửa Vạn. Đây là một trong những đề tài của Bảo tàng Sinh thái Hạ Long.

Việc đưa công tác giáo dục bảo vệ môi trường Di sản cho các đối tượng là học sinh trong trường học cũng là một giải pháp đúng đắn, hiệu quả, có tính định hướng, bền vững và lâu dài. Ngày 16-11-2000, UBND tỉnh Quảng Ninh ra chỉ thị số 28/2000/CT-UBND về việc đẩy mạnh giáo dục cộng đồng tham gia bảo vệ Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long. Ngày 30-11-2001, Ban thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Ninh ra nghị quyết số 09 về công tác quản lý ,bảo tồn phát huy giá trị Vịnh Hạ Long đến năm 2005. Thực hiện nhiệm vụ này, Ban quản lý Vịnh Hạ Long phối hợp chặt chẽ và thường xuyên với Sở giáo dục đào tạo Quảng Ninh triển khai chương trình thí điểm ở sáu trường học trong TP.Hạ Long trong hai năm học 2000-2001 và 2001-2002 và mở rộng quy mô ra tất cả các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông trên địa bàn TP Hạ Long năm 2002-2003. Năm 2003-2004 chương trình đã được nhân rộng quy mô thêm huyện, thị: thị xã Cẩm Phả, các huyện Cô Tô, Vân Đồn và Yên Hưng. Chương trình đã trang bị cho các em học sinh những hiểu biết về Vịnh Hạ Long, ý thức bảo vệ môi trường Di sản.

“Vừa bảo tồn vừa khai thác” một điểm rất rõ ràng được đặt ra bởi Ban quản lý Vịnh Hạ Long. Vấn đề đặt ra tưởng như mâu thuẫn nhưng chúng lại thống nhất với nhau hỗ trợ nhau cùng tồn tại và phát triển. Hiểu được điều đó, Ban quản lý Vịnh đã có những dự án quản lý khai thác, phát huy giá trị Di sản một cách phù hợp nhất.

Tỉnh Quảng Ninh đã sớm khoanh vùng bảo vệ các giá trị về cảnh quan thiên nhiên, địa chất, địa mạo của di sản vịnh Hạ Long và đưa vào khai thác phục vụ du lịch, đẩy mạnh hoạt động du lịch, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, điều tra xây dựng dữ liệu về tài nguyên môi trường biển, hải đảo và đề xuất triển khai các dự án nghiên cứu xây dựng và cập nhật kế hoạch ứng phó với sự cố tràn dầu trên vùng di sản vịnh Hạ Long.

85

Công tác tu bổ, phục hồi, đầu tư và tôn tạo xếp hạng khoanh vùng bảo vệ các di tích thuộc vịnh Hạ Long, đang từng bước được quan tâm, nhất là cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật bảo đảm an toàn, thuận tiện cho khách và tàu du lịch tại các điểm tham quan như ở các hang động: Thiên Cung, Đầu Gỗ, Sửng Sốt, Ti Tốp, Mê Cung, Trung tâm văn hóa nổi Cửa Vạn và các điểm lưu trú nghỉ đêm trên vịnh, đồng thời mở rộng và bổ sung các tuyến, điểm du lịch trên vịnh. Các di sản văn hóa phi vật thể như: Ca dao vùng biển trên làng chài Cửa Vạn, các điệu hát giao duyên, lễ hội đền Bà Men, lễ hội truyền thống của Làng chài Thủy Cơ (phường Hà Khánh, TP Hạ Long)… từng bước được phục dựng, tạo sự hấp dẫn về văn hóa truyền thống của ngư dân làng chài trên vịnh đối với du khách.

Nhờ bảo vệ tốt di sản vịnh Hạ Long nên du lịch dịch vụ của Quảng Ninh đã có nhiều khởi sắc trong những năm gần đây. Mỗi năm có hàng triệu lượt khách đến du lịch, tham quan vịnh Hạ Long và bình quân mỗi ngày có hơn 1.000 khách du lịch lưu trú trên vịnh. Đặc biệt, trong 6 tháng đầu năm 2011, Quảng Ninh đã thu hút được gần 4 triệu lượt khách, doanh thu du lịch ước đạt 1.977 tỷ đồng, tăng 7% so với kế hoạch.

Ngoài sự nỗ lực bảo tồn, giữ gìn di sản tại Vịnh Hạ Long của Ban quản lý Vịnh, thì việc tuân thủ các hướng dẫn và quy định về hành vi ứng xử khi tham quan các điểm di sản, nhằm giảm nhẹ các tác động từ du khách cũng là một điều vô cùng quan trọng. Ban quản lý có những khảo sát đánh giá hành vi tham gia du lịch của các du khách, dựa trên các yếu tố của di sản, ban quản lý đưa ra các bộ tài liệu hướng dẫn về hành vi tham quan các điểm du lịch tại Vịnh Hạ Long, hướng du khách đến với phương thức tham quan du lịch có trách nhiệm đối với điểm đến, môi trường tự nhiên và văn hóa xunh quanh.

Với tiêu chí gia tăng lợi ích đối với di sản và giảm nhẹ các tác động tiêu cực, cơ quan quản lý Vịnh Hạ Long được đánh giá đạt 77%.

86

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển hoạt động du lịch ở Hạ Long theo các tiêu chí phát triển du lịch bền vững toàn cầu (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)