7. Bố cục đề tài
2.2.1.4. Đối với các doanh nghiệp vận tải du lịch
Trong thời gian qua, loại hình kinh doanh dịch vụ vận tải khách du lịch trên tuyến đường thuỷ nói chung, đặc biệt là vận tải khách tham quan du lịch Vịnh Hạ Long đã có sự phát triển mạnh mẽ, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh.
Tính đến năm 2011, Hạ Long có trên 325 phương tiện tàu đủ tiêu chuẩn chở khách tham quan Vịnh Hạ Long trong ngày và 106 tàu chuyên chở khách có đủ điều kiện hoạt động lưu trú trên Vịnh Hạ Long. Nhiều tàu du lịch được đầu tư với tổng kinh phí rất lớn, có tàu trị giá tới 27 tỷ đồng. Hiện tổng số lao động làm việc trong lĩnh vực kinh doanh vận tải khách du lịch lên đến gần 3.000 cán bộ, nhân viên. Trung bình mỗi năm, Quảng Ninh đón khoảng 2 triệu lượt khách tham quan Vịnh Hạ Long, ngày cao điểm lên tới 2-3 vạn khách đi tàu du lịch tham quan Vịnh. Đặc biệt loại hình dịch vụ cho khách nghỉ lưu trú đêm trên Vịnh đã trở thành sản phẩm du lịch độc đáo của địa phương... Chính vì vậy mà việc quản lý hoạt động du lịch của các doanh nghiệp vận tải du lịch trên Vịnh Hạ Long là điều vô cùng cần thiết.
Mặc dù kinh doanh tàu du lịch vận tải khách trên Vịnh được đánh giá là loại hình dịch vụ cao cấp, đòi hỏi những tiêu chuẩn rất cao về điều kiện cơ sở vật chất cũng như nguồn nhân lực, cả trong khâu quản lý lẫn phục vụ, nhưng thực tế trong những năm qua cho thấy sự phát triển quá nhanh của loại hình dịch vụ này đã dẫn đến việc đầu tư cơ sở vật chất, đặc biệt tiêu chuẩn, điều kiện an toàn của tàu thuyền, trình độ quản lý của các chủ doanh nghiệp cũng như kỹ năng nghề nghiệp của đội ngũ thuỷ thủ, thuyền viên, nhân viên phục vụ... không theo kịp với sự phát triển, chưa đáp ứng được những điều kiện, tiêu chuẩn khắt khe của loại hình dịch vụ này.
75
Riêng đối với nguồn nhân lực phục vụ loại hình kinh doanh vận chuyển khách du lịch, hiện vẫn còn khá nhiều bất cập. Việc tuyển chọn, quản lý sử dụng lao động của doanh nghiệp du lịch còn nhiều hạn chế. Đa số thuỷ thủ, thuyền viên, nhân viên phục vụ trên tàu của các doanh nghiệp là lao động hợp đồng có thời hạn, một bộ phận lớn không được đào tạo bài bản nên thiếu tính chuyên nghiệp, sự gắn bó với doanh nghiệp lỏng lẻo, ý thức chấp hành pháp luật trong công việc không cao…
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, để có sự phát triển bền vững của đội tàu trên Vịnh Hạ Long, các doanh nghiệp quản lý cũng đã tiến hành nhiều biện pháp, cách thức nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, chất lượng của tàu để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.
Định kỳ hàng tháng, các doanh nghiệp đã tổ chức họp, phổ biến, quán triệt cho 100% CBNV và đội ngũ thuỷ thủ, thuyền viên kiến thức về pháp luật, quy định của nhà nước, của tỉnh trong lĩnh vực giao thông đường thuỷ nội địa. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng thường xuyên tự tổ chức kiểm tra đột xuất các phương tiện lưu trú của doanh nghiệp mình, không chỉ vào ban ngày mà cả ban đêm, nhằm phát hiện những hiện tượng lơi lỏng trong việc đảm bảo an toàn trên Vịnh cho du khách.
Đội tàu có sự quản lý và cấp phép của Sở Du lịch Quảng Ninh và giám sát của Ban quan lý Vịnh. Tất cả các tàu hoạt động trên Vịnh Hạ Long đều phải thực hiện nghiêm chỉnh những quy định của Ban quản lý về an toàn vận chuyển trên biển, sử dụng năng lượng động cơ hạn chế lượng khối độc xả thải ra Vịnh, về chi phí bán vé tham quan trên Vịnh cũng được quy định mức vé chung của Ban quản lý Vịnh.
Du khách sẽ được hướng dẫn mua vé tàu và lên tàu thăm Vịnh theo các bảng hướng dẫn tại Cảng. Đảm bảo tính minh bạch và rõ ràng trong chi phí sử dụng tàu tham quan trên Vịnh.
76
Khi lên tàu, mỗi tàu đều trang bị những thông tin chung giới thiệu cho du khách về công tác bảo vệ môi trường trên Vịnh, khuyến cáo du khách không xả thải bừa bãi trong quá trình tham quan Vịnh. Hơn nữa, một số tàu còn áp dụng phương châm sử dụng tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường cho sự phát triển bền vững ở Hạ Long.
Đội tàu phục vụ du lịch ở Hạ Long thực hiện quản lý các hoạt động du lịch phối hợp với các đơn vị quản lý của Ban quản lý, các đơn vị lữ hành, thực hiện có hiệu quả các chỉ đạo, nội quy, giám sát của Sở du lịch Quảng Ninh và Ban quản lý Vịnh. Có những quy hoạch tổng thể cho sự phát triển chung và hình ảnh của Vịnh Hạ Long. Tính tổng thể trong quản lý du lịch được thể hiện qua việc hoàn tất việc sơn màu trắng và sử dụng buồm nâu (nếu có) đối với đội tàu chở khách tham quan trên Vịnh Hạ Long. Toàn bộ đội tàu của Vịnh Hạ Long đã được hoàn tất việc sơn trắng trước tháng 5 năm 2012, Theo Quyết định số 10 của UBND tỉnh Quảng Ninh (2012).
Các nhân viên lái tàu và phục vụ trên tàu ngày càng hoàn thành các tiêu chuẩn, kỹ năng làm việc trên tàu, đáp ứng tính an toàn trong quá trình phục vụ du khách. Hơn nữa, đội ngũ làm việc trên tàu cũng thường xuyên có những khóa tập huấn ngắn và dài ngày nhằm bổ sung, nâng cao khả năng ứng biến và cung cấp các thông tin về cách thức giải quyết vấn đề khi có sự cố trên tàu.
Để phục vụ hoạt động du lịch hiệu quả và an toàn, các đội tàu trên Vịnh cũng thường xuyên phải có những đợt nâng cấp, bảo trì máy móc, kiểm tra áo phao, dụng cụ cứu hộ trên tàu, thay mới những vật dụng cũ và kém khả năng sử dụng. Điều này cũng được hầu hết các loại tàu trong đội tàu hoạt động trên Vịnh nghiêm túc thực hiện để có những chuyến tàu an toàn phục vụ khách tham quan.
Công tác quản lý hoạt động du lịch trên Vịnh của đội tàu cũng được thể hiện qua việc giám sát số lượng khách tham gia trên một chuyến tàu, được quy định cụ thể và rõ ràng tùy thuộc vào từng tiêu chuẩn của tàu. Và quy định về
77
tuyến đường di chuyển của từng đội tàu trên Vịnh, đáp ứng mục đích tham quan của du khách.
Nhìn chung, các doanh nghiệp vận tải du lịch tại Hạ Long đã đáp ứng được các yêu cầu về quản lý hiệu quả, phát triển bền vững du lịch.
2.2.2. Thực trạng gia tăng lợi ích kinh tế xã hội và giảm thiểu tác động tiêu cực đến cộng đồng địa phương