7. Bố cục đề tài
2.2.3.2. Đối với công ty lữ hành, khách sạn
Các đơn vị kinh doanh du lịch tại Hạ Long đã kết hợp với các đơn vị quản lý chuẩn bị những tờ rơi, tuyên truyền, giới thiệu về khu di sản và những trách nhiệm của du khách khi tham quan du lịch. Hướng dẫn du khách tham quan hiệu quả mà không làm tổn hại đến khu di sản. Khuyến cáo du khách không vứt rác bữa bãi, có những hành vi xâm phạm đến các điểm trong khu di tích. Đặc biệt, các công ty lữ hành thông qua hướng dẫn viên của mình để có những hướng dẫn chi tiết đến du khách, các đơn vị tàu biển có những áp phích được trưng bày ngay trên thuyền, trong quá trình tham quan và đối với ban quản lý Vịnh thì không thể thiếu được những hướng dẫn ngay tại các điểm tham quan. Những điều này đã góp phần hướng dẫn du khách, nhằm bảo tồn, giữ gìn khu di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, hướng tới phát triển bền vững.
Đối với các công ty kinh doanh du lịch được triển khai các chính sách và thông báo nghiêm cấm mua bán cổ vật, di vật quốc gia. Những chính sách này được thực hiện thông qua các thông báo, tuyên truyền đối với du khách.
Trong việc kinh doanh các sản phẩm du lịch, các giá trị văn hóa phi vật thể, truyền thống của địa phương được khai thác khá tốt. Các chuyến tour kết hợp tham gia biểu diễn nét văn hóa truyền thống trên Vịnh Hạ Long đang được khai thác phát triển.
Sử dụng văn hóa truyền thống của địa phương trong kiến trúc, trang trí, chế biến, trình bày món ăn, các hoạt động biểu diễn văn nghệ…Thể hiện nét văn hóa, truyền thống của địa phương trong kiến trúc , các hoạt động, dịch vụ của cơ sở lưu trú. Có hoạt động hỗ trợ địa phương phát triển các loại hình văn hóa dân tộc.
Với tiêu chí gia tăng lợi ích đối với di sản và giảm nhẹ các tác động tiêu cực, các công ty lữ hành, vận chuyển, lưu trú ở Vịnh Hạ Long được đánh giá đạt 81%.
87
2.2.4. Thực trạng gia tăng lợi ích môi trường và giảm nhẹ tác động tiêu cực
2.2.4.1. Đối với cơ quan quản lý, công ty lữ hành, khách sạn
Phát triển du lịch và các hoạt động có liên quan hiện đang làm môi trường tự nhiên ở Hạ Long bị suy thoái. Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đối với môi trường tự nhiên được xác định gồm ảnh hưởng đến môi trường đất, môi trường nước, không khí, cảnh quan, hệ sinh thái.
Trước hết là ảnh hưởng từ việc mọc lên quá nhanh các nhà hàng khách sạn, khu vui chơi giải trí tại Hạ Long…Nếu chỉ tính đến tác động của các thiết bị điều hoà nhiệt độ dùng trong hệ thống khách sạn thì lượng khí CFCs (loại khí thải chính ảnh hưởng đến tâng ozone của khí quyển) thải ra cũng có tác động không nhỏ đến môi trường không khí. Nguồn gây ô nhiễm quan trọng từ hoạt động du lịch đến môi trường khác là lượng chất thải từ sinh hoạt của du khách, trung bình khoảng 0,67 kg chất thải rắn và 100 lít khí thải lỏng/khách/ngày. Mặt khác, cùng với việc tăng số lượng khách, nhu cầu nước cho sinh hoạt của khách du lịch tăng nhanh. Trung bình tối thiểu khoảng 100-150ml/ngày đối với du khách nội địa, 200 – 250ml/ngày đối với du khách quốc tế so với 80ml/ngày của người dân. Điều này sẽ góp phần làm suy giảm trữ lượng và tăng khả năng ô nhiễm các nguồn nước ngầm, đặc biệt ở khu vực ven biển do phải tăng công suất khi khai thác để đáp ứng nhu cầu khách du lịch.
Trong điều kiện chưa có khả năng điều tra mở rộng các mỏ nước ngầm mới, việc tăng nhanh nhu cầu nước sinh hoạt cho hoạt động du lịch sẽ góp phần làm tăng mức độ suy thoái và ô nhiễm các nguồn nước ngầm hiện đang khai thác, đặc biệt ở vùng ven biển do khả năng xâm nhập mặn cao khi áp lực các bể chứa giảm mạnh vì bị khai thác quá mức cho phép.
Hoạt động xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng cho ngành Du lịch đồng thời dẫn tới việc mở rộng mặt bằng lấn đất, thu hẹp diện tích và phá huỷ một hệ sinh
88
thái ven bờ Vịnh. Cụ thể là việc xây dựng khu du lịch Tuần Châu đã lấy đi 19 ha rừng ngập mặn, 22 ha bãi nuôi sò và ngao của người dân địa phương.
Ngành Du lịch phát triển kéo theo một loạt các loại hình du lịch khác cũng góp phần gây ô nhiễm cho Vịnh Hạ Long. Với đặc thù của du lịch Hạ Long là du ngoạn trên Vịnh, do đó phương tiện vận chuyển chủ yếu là tầu thuyền, với số lượng trung bình trên 300 chuyến/ngày cũng đã góp phần không nhỏ vào tình trạng ô nhiễm nước biển. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, chỉ số ô nhiễm dầu trong nước Hạ Long đã vượt quá chi tiêu cho phép là 0,03mg/l, hàm lượng kim loại nặng cũng đã vượt quá giới hạn cho phép. Ví dụ cụ thể là hàm lượng đồng (Cu) nằm trong khoảng 0,080 – 0,086 mg/l. Do tình trạng nước bị ô nhiễm dẫn tới các vùng núi đá vôi, đảo san hô, đầm lầy, rừng đước, sú vẹt và các nguồn sinh vật biển cũng đang trong tình trạng bị đe doạ. Ngoài ra, đa dạng sinh học bị đe doạ do nhiều loài sinh vật, trong đó có cả những loài sinh vật hoang dã quý hiếm như san hô, đồi mồi…bị săn bắn phục vụ nhu cầu ẩm thực, đồ lưu niệm, buôn bán mẫu vật…của du khách .
Sự tăng đột biến của các nhà bè cũng là một tác nhân không nhỏ đối với vấn đề ô nhiễm môi trường nước ở Vịnh Hạ Long. Theo thống kê, hiện nay Vịnh Hạ Long có khoảng hơn 700 nhà bè với hơn 1000 nhân khẩu. Rác và nước thải từ sinh hoạt của họ được thải trực tiếp xuống Vịnh (rác thải từ việc giết mổ gia cầm, giặt giũ và việc đi vệ sinh…), không qua hình thức xử lý nào cả.
Và cuối cùng, phải khẳng định lại một lần nữa: tác nhân quan trọng nhất ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên đó là ý thức của con người. Khách du lịch và ngay cả đến người dân địa phương cũng chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh chung cho môi trường. Họ vứt rác bừa bãi khắp nơi, mặc dù ở những nơi đó đã được trang bị những thùng rác. Rồi rác thải được dọn thẳng xuống biển từ các tầu thuyền sau mỗi chuyến chở khách. Ban quản lý Vịnh Hạ Long đang tích cực thực hiện những hoạt động nhằm bảo vệ môi trường khu vực. Di sản thế giới như đặt các thùng rác và nhà vệ sinh tại các hang động và bãi tắm, dùng tầu thuyền
89
thu gom rác, treo các bảng biển tại các điểm du lịch yêu cầu du khách không vứt rác bừa bãi, có hình thức kỷ luật đối với những người vi phạm gây ô nhiễm môi trường Vịnh Hạ Long, thành lập đội quản lý và vệ sinh môi trường.
Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều biện pháp thiết thực để xử lý và bảo vệ môi trường biển Hạ Long, trong đó có dự án đầu tư xây dựng một nhà máy xử lý nước thải và ba trạm bơm nước cống ở khu vực Bãi Cháy với chi phí ước tính là 3,4 tỷ đồng. Thành phố đã xây dựng trạm xử lý nước thải 3000 khối ở khu vực Bãi Cháy để ngăn chặn tình trạng nước bẩn làm ô nhiễm Vịnh.
Tăng cường công tác nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của người dân quanh vùng.
Bảo vệ môi trường cũng đồng nghĩa với việc đảm bảo ngành du lịch phát triển bền vững. Đây là nhiệm vụ hết sức cấp bách đòi hỏi sự quan tâm của các cơ quan chức năng về du lịch, của các doanh nghiệp du lịch, ý thức của người dân địa phương liên kết nhau.
Thời gian qua, trước sức ép lớn về môi trường từ các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, các cơ quan quản lý luôn nỗ lực thực hiện các giải pháp cơ bản nhằm cải thiện tình hình và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bảo vệ, quản lý môi trường Vịnh Hạ Long. Cụ thể như đưa toàn bộ hoạt động vận chuyển và chế biến than ra khỏi trung tâm thành phố Hạ Long, lập dự án nghiên cứu đánh giá tác động của sản xuất than và du lịch tới môi trường di sản, xúc tiến thực hiện quy hoạch quản lý môi trường Vịnh Hạ Long năm 2010. Triển khai thực hiện dự án cấp thoát nước thành phố Hạ Long và thị xã Cẩm Phả do chính phủ Đan Mạch tài trợ, xây dựng Trung tâm xử lý nước thải thành phố đặt tại khu du lịch Bãi Cháy, quy hoạch làng chài nổi trên Vịnh nhằm quản lý tốt môi trường, vận động nhân dân tham gia chương trình bảo vệ di sản. Đặc biệt, Tỉnh đã kiến nghị với Chính phủ về việc di chuyển cảng nổi Trà Báu ra khỏi khu vực di sản, phân công trách nhiệm quản lý cho các cơ quan, đơn vị, nhà máy xí nghiệp đóng trên địa bàn vịnh Hạ Long và vùng phụ cận.
90
Bên cạnh đó, Hạ Long còn nhận được sự hỗ trợ của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) cho dự án bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long. Trong giai đoạn đầu, dự án có tổng kinh phí khoảng 50 triệu yên (khoảng hơn 13 tỷ đồng), được tiến hành trong thời gian từ tháng 10-2009 đến 9-2012 với mục tiêu cải thiện môi trường và xây dựng cộng đồng bền vững quanh Vịnh Hạ Long. Sau 3 năm thực hiện, dự án đã phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, địa phương tổ chức các hoạt động tập trung vào các nội dung: Điều tra thực trạng rác có sự tham gia của người dân, giảm lượng rác thải bằng cách chế biến thành phân hữu cơ, tập huấn thủ lĩnh hoạt động môi trường, giáo dục môi trường. Từ đó, đã tăng cường nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, xây dựng hệ thống tuần hoàn tài nguyên trong đó có sự tham gia của cộng đồng dân cư, xây dựng xã hội có tính bền vững và nâng cao chất lượng môi trường Vịnh Hạ Long. Theo sự hướng dẫn của các chuyên gia JICA, các gia đình ở Cửa Vạn đều đặt 3 thùng rác khác nhau, trong đó thùng màu xanh để rác hữu cơ, màu vàng để rác vô cơ còn thùng inox thì để xỉ than. Rác vô cơ, xỉ than sau khi gom lại sẽ được đơn vị dọn vệ sinh môi trường chở đến đảo Ti tốp để xử lý hoặc đưa vào đất liền. Còn rác hữu cơ được tận dụng triệt để bằng cách ủ làm phân bón để chăm sóc cây xanh trên đảo. Bên cạnh đó, người dân còn được các chuyên gia của JICA hướng dẫn cách sử dụng giẻ rửa bát mới. Nếu như người dân ở thành phố sử dụng những mảnh lưới nhỏ làm giẻ rửa bát thì người dân làng chài Cửa Vạn lại được hướng dẫn sử dụng giẻ len Acrylic. Ngoài lợi ích tiết kiệm chất tẩy rửa, sử dụng giẻ len Acrylic còn giúp tiết kiệm nước ngọt, nguồn tài nguyên quý của bà con làng chài.
Đặc biệt, JICA cũng hướng tới thế hệ trẻ và các chủ tàu du lịch, lực lượng chủ đạo trong việc bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long. Theo đó, các học sinh làng chài cũng như các thuỷ thủ trên tàu du lịch được hướng dẫn cách sử dụng đĩa Secchi, một vật dụng quan trắc đơn giản để đo độ đục, độ trong của nước biển, qua đó biết được nước biển bị ô nhiễm ở mức độ nào. Ngoài việc hướng dẫn người dân thay đổi để có thói quen sống bền vững, thân thiện với môi trường,
91
JICA đã phối hợp với đối tác Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động lý thú nhằm nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân Hạ Long, như tổ chức 900 buổi giao lưu văn nghệ; 1.930 buổi toạ đàm, diễn đàn, sinh hoạt liên quan đến bảo vệ môi trường; gần 500 buổi ra quân làm sạch môi trường Vịnh Hạ Long…
Dự kiến trong giai đoạn hai của dự án với thời hạn 3 năm (từ 4-2013 đến 3-2016) đang được lập để trình JICA phê duyệt, Tổ chức JICA sẽ tiếp tục hỗ trợ tỉnh Quảng Ninh các dự án giúp xử lý triệt để các vấn đề gây ô nhiễm như: Dự án nhiên liệu sinh học giúp giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hoá thạch, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, xây dựng hệ thống bền vững cho môi trường Vịnh Hạ Long.
Hiện nay, Ban quản lý Vịnh đang khẩn trương triển khai dự án thu gom chất thải rắn trên Vịnh, đặc biệt là tại các khu vực hang động, bãi tắm, các làng chài trong khu di sản, tiếp tục tiến hành các chương trình giáo dục cộng đồng bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long. Đến năm 2010, các dịch vụ vệ sinh môi trường Vịnh Hạ Long đã được đưa vào hoạt động.
Đối với rác thải: Thành lập đội quản lý vệ sinh môi trường Vịnh Hạ Long
trực thuộc Ban quản lý Vịnh Hạ Long, có trách nhiệm thu gom rác thải trôi nổi trên mặt Vịnh (cách bờ từ 500m nước trở ra Vịnh) bằng mọi biện pháp thích hợp, vận chuyển vào bờ giao cho công ty môi trường đô thị thành phố Hạ Long xử lý.
Đối với nước thải: Các tầu tham gia giao thông trên Vịnh bắt buộc phải có
thùng chứa rác và nước thải, có bơm phù hợp để bơm nước thải đổ vào các cống chung của thành phố để xử lý.
Xây dựng hoàn thiện hệ thống trạm bơm nước thải từ các thùng chứa của các tầu tại những cảng tàu chính của TP Hạ Long.
Xây dựng hệ thống thu gom và chứa chất thải tại các điểm du lịch trên Vịnh Hạ Long.
92
Tại các đảo du lịch trên Vịnh, lắp đặt hệ thống nhà vệ sinh sinh thái, khắc phục được hiện tượng gây ảnh hưởng xấu tới môi trường chung và chất lượng nước của Hạ Long.
Môi trường Vịnh Hạ Long là một vấn đề nhạy cảm, có phần phức tạp. Mục đích cuối cùng của các giải pháp trên là bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long luôn xanh, sạch, đẹp, phục vụ phát triển bền vững di sản Vịnh Hạ Long. Để đảm bảo chất lượng môi trường Vịnh Hạ Long, cần phải có sự tham gia của nhiều cơ quan có liên quan và cộng đồng trên cơ sở thực hiện nghiêm túc các văn bản pháp quy quy định cho lĩnh vực này. Bên cạnh đó, nguồn kinh phí cho hoạt động bảo vệ môi trường Vịnh cần phải được huy động rộng rãi từ nhiều nguồn. Trong quá trình thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội từ Trung ương đến địa phương cần phải có sự tôn trọng những nguyên tắc bảo tồn di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, kêu gọi ý thức tự giác bảo vệ môi trường của ngư dân làng chài, khách du lịch và cộng đồng dân cư trên và ven bờ Vịnh.
Bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên tại Hạ Long. Bên cạnh những giá trị to lớn về địa mạo, địa chất đã được thế giới công nhận ở Vịnh Hạ Long, các giá trị về văn hoá, lịch sử hay giá trị đa dạng sinh học biển cũng đang được các cơ quan chức năng quan tâm như các tổ chức quốc tế xem xét và đánh giá cao. Đặc biệt Hạ Long là nơi tập trung các hệ sinh thái tùng áng, núi đá vôi. Ban quản lý Vịnh đã phối hợp với phân viện Hải Dương học Hải Phòng và cơ quan Bảo tồn động thực vật quốc tế tiến hành hai đợt nghiên cứu về giá trị đa dạng sinh học Vịnh Hạ Long. Theo kết quả nghiên cứu, Vịnh Hạ Long là nơi sinh sống của 1847 loài sinh vật bao gồm: 40 loài chim, 10 loài bò sát, 14 loài thú, 347 loài thực vật trên cạn, 310 loài thân mềm trên cạn, 20 loài thực vật ngập mặn, 136 loài rong biển, 5 loài cỏ biển, 189 loài cá, 500 loài động vật đáy, 545 loài động vật, không xương sống dưới biển, 232 loài san hô, 4 loài lưỡng cư, 355 loài sinh vật phù du, 20 loài giun, 32 loài hải miên, 30 loài động vật không