7. Bố cục đề tài
2.2.2.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước
Du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Quảng Ninh nói chung và của Hạ Long nói riêng, ngành du lịch đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển đời sống, văn hóa của cộng đồng nơi đây.
Phát triển du lịch đã đem lại những tác động tích cực cho xã hội như chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, thúc đẩy sản xuất, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng đời sống của dân cư, nâng cao trình độ nhận thức, trình độ văn hoá, hiểu biết xã hội, bảo tồn và phát triển văn hoá dân tộc, góp phần phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ địa phương nơi có điểm du lịch, giữ gìn phục hồi sức khoẻ... Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những tác động tiêu cực cần được hạn chế nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững của du lịch như các tác động làm biến đổi các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, sự suy giảm của các nguồn tài nguyên du lịch, sự thay đổi trong đời sống sinh hoạt của cộng đồng dân cư, sự quá tải sức chứa, khả năng cung ứng dịch vụ cũng như phát sinh những tệ nạn mại dâm, ma tuý...
Hoạt động du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hạ Long: Doanh thu du lịch tăng làm tăng tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của địa phương. Phát triển du lịch đã thu hút một lượng lớn lao động xã hội, tạo ra sự chuyển đổi về cơ cấu ngành nghề ở thành phố Hạ Long, đặc biệt ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, góp phần làm tăng thu nhập cho người lao động của thành phố nói chung và người lao động trực tiếp trong lĩnh vực du lịch nói riêng. Sự phát triển du lịch ở Hạ Long đã tạo môi trường thuận lợi trong giao tiếp giữa
78
cộng đồng địa phương với khách du lịch, đặc biệt khách du lịch quốc tế, thu hút lượng đáng kể các dự án đầu tư, đặc biệt là đầu tư trực tiếp (FDI) vào lĩnh vực du lịch.
Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực đó, hoạt động du lịch Hạ Long cũng có những biểu hiện tác động tiêu cực đến đời sống xã hội của thành phố như vấn đề hình thành đội ngũ “cò mồi” tranh giành, níu kéo khách, gây sự khó chịu đối với khách, vấn đề tệ nạn, giá cả sinh hoạt cao ảnh hưởng đến đời sống của người dân, đặc biệt trong mùa vụ du lịch... Tuy nhiên điều cần khẳng định là hiệu quả xã hội từ hoạt động du lịch của Hạ Long là rất rõ.
Các cơ quan quản lý du lịch cũng chú trọng rất nhiều đến hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của tỉnh, thông qua việc tuyển sinh và đào tạo có hiệu quả tại trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật và Du lịch Hạ Long, đang ngày càng thu hút số lượng lớn sinh viên, học viên tại địa phương tham gia, là cơ sở đào tạo uy tín và chuyên nghiệp trong lĩnh vực du lịch, nhằm tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho du lịch tại toàn tỉnh Quảng Ninh.
Để nâng cao chất lượng dịch vụ hướng tới phát triển du lịch bền vững, Hiệp hội du lịch Quảng Ninh đã và đang tiếp tục tăng cường kỹ năng hoạt động hội cho các hội viên, củng cố hoạt động của các chi hội vì đây là cơ sở gắn kết nhất cho mỗi dịch vụ, đồng thời tuyên truyền phát triển thêm hội viên. Hiệp hội tiến hành mở và đào tạo các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho lao động trong lĩnh vực du lịch, nâng cao kỹ năng cho các nhân sự quản lý trong các vị trí quan trọng của doanh nghiệp. Phát triển vốn ngoại ngữ và kỹ năng phục vụ theo các thị trường khách trọng điểm của du lịch Hạ Long: thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và các nước ASEAN… nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, tăng sức hội nhập và cạnh tranh các sản phẩm du lịch Quảng Ninh nói chung và Hạ Long nói riêng trên thị trường trong nước và quốc tế.
Hơn nữa, Hạ Long cần phải đầu tư tốt cho nguồn nhân lực phục vụ trên tàu du lịch không những về văn hóa, kỹ năng phục vụ mà kỹ năng phản xạ với
79
các vấn đề bất thường xảy ra trên biển. Đối với các doanh nghiệp làm du lịch nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long nói riêng, thì yếu tố con người luôn được đặt lên hàng đầu, bên cạnh đó yếu tố an toàn và phương tiện hiện đại, đảm bảo cũng rất quan trọng. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động du lịch trên tàu còn mỏng và yếu. Đặc biệt là hiện chưa có lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ nào phục vụ cho việc đào tạo và huấn luyện nhân viên phục vụ trong ngành du lịch làm việc trên biển. Do vậy, ngành du lịch của tỉnh Quảng Ninh cần phải đầu tư tốt cho nguồn nhân lực này không những về văn hóa, kỹ năng phục vụ mà còn kỹ năng phản xạ với các vấn đề bất thường xảy ra trên biển.
Xác định được hoạt động du lịch có vai trò rất lớn trong việc gia tăng lợi ích kinh tế xã hội, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động địa phương. Chính vì vậy, chính quyền địa phương kết hợp cùng các doanh nghiệp đã có những chính sách quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực tại địa phương: Nâng cao việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực địa phương, thường xuyên tổ chức các hoạt động bồi dưỡng chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng được yêu cầu trong công tác phục vụ du lịch tại Hạ Long, phát huy bản sắc, truyền thống của dân cư địa phương, giúp du khách hiểu thêm về nét văn hóa bản địa qua từng dịch vụ du lịch. Đó là một thế mạnh mà Hạ Long cần đẩy mạnh, phát huy hơn nữa.
Khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đưa các dịch vụ hàng hóa địa phương vào chương trình, các điểm đến để có thể bày bán trực tiếp và hiệu quả tới du khách đến tham quan, nhằm gia tăng lợi ích kinh tế, xã hội đến cộng đồng địa phương.
Chợ đêm cũng là một điểm đến hấp dẫn của du khách mỗi khi lưu trú tại Vịnh Hạ Long. Chợ đêm Hạ Long gồm hơn một trăm gian hàng, bày bán nhiều nhất là đồ lưu niệm, thủ công mỹ nghệ, nữ trang…những sản phẩm được làm từ những người dân nơi đây. Là nơi du khách có thể đến tham quan, và mua sắm
80
những món quà địa phương về làm kỷ niệm. Đồ lưu niệm mà du khách hay chọn nhất ở chợ đêm Hạ Long là những món quà mang hương vị biển, những móc chìa khóa hay những chuỗi dây chuyền được làm từ vỏ ốc biển, hay những con tàu mô hình kỳ thú, những chiếc áo phông in hình biển Hạ Long…
Bên cạnh đó, hoạt động du lịch Hạ Long phát triển trong những năm qua đã góp phần tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho cộng đồng địa phương: như phục vụ các hoạt động chèo thuyền thúng trên Vịnh, leo núi, ngồi xích lô, đi xe ngựa…Tất cả những hoạt động này đều được sự kiểm soát có trật tự của chính quyền địa phương, nhằm đảm bảo lợi ích của du khách và hoạt động của người dân tham gia tại địa phương.
Chính quyền địa phương tại Hạ Long cũng đã có những quy định, nguyên tắc trong hệ thống quản lý đối với các hoạt động của dân cư địa phương trong hoạt động du lịch, kết hợp với các doanh nghiệp du lịch nhằm giữ được hình ảnh đẹp và an toàn đối với những du khách đến với Hạ Long, như: quy định về mức giá, thời gian hoạt động, địa bàn hoạt động, quy cách ứng xử với du khách, những phương tiện được hoạt động, và cách thức phối kết hợp với nhau giữa các bên cung cấp dịch vụ…nhằm đảm bảo lợi ích, công bằng và kiểm soát đối với các hoạt động trong du lịch tại Hạ Long.
Cơ quan quản lý giám sát việc thực hiện nghiêm túc đối với các quy định trong luật sử dụng lao động: chống bóc lột thương mại, đặc biệt đối với trẻ em và thanh thiếu niên, bao gồm cả hành vi bóc lột tình dục của các công ty.
Với tiêu chí gia tăng lợi ích kinh tế xã hội và giảm thiểu tác động tiêu cực đến cộng đồng địa phương, các cơ quan quản lý du lịch tại Hạ Long được đánh giá với số điểm 71/100 điểm, đạt 71%.