Hệ thống giao thông vận tải

Một phần của tài liệu Lễ hội thi bắn pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng, thực trạng và giải pháp Marketing (Trang 38)

6. Đóng góp của luận văn

2.1.5.2. Hệ thống giao thông vận tải

a. Hệ thống giao thông đường sắt

Thành phố Đà Nẵng có hệ thống đường sắt quốc gia đi ngang qua. Ga Đà Nẵng nằm trong nội thị thành phố, là một trong những ga quan trọng nhất trong tuyến đường sắt Bắc - Nam. Hàng tuần có 29 chuyến tàu lửa đến Đà Nẵng từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Từ ga Đà Nẵng, du khách có thể mua vé đến tất cả các ga trong cả nước.

Hiện nay, ga Đà Nẵng thuộc vào loại lớn và tốt nhất miền Trung. Nhà ga mới được nâng cấp khang trang, sạch đẹp; có phòng đợi lên tàu được trang bị máy lạnh, đầy đủ tiện nghi, sức chứa khoảng 200 người và nhiều dịch vụ bổ sung phục vụ hành khách như: nhà hàng ăn uống, quầy bar, điện thoại công cộng, quầy bán sách báo, khu vực tắm rửa, nhà vệ sinh..., an ninh trật tự khu vực nhà ga được đảm bảo.

b. Hệ thống giao thông đường hàng không

Sân bay quốc tế Đà Nẵng nằm ngay giữa lòng thành phố, là một trong 3 sân bay lớn nhất cả nước, sau sân bay Tân Sơn Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và sân bay Nội Bài (Hà Nội); với tổng diện tích khu vực là 842 ha, trong đó diện tích khu vực hàng không dân dụng là 150 ha. Sân bay Đà Nẵng được xây dựng từ năm 1940, hiện có 2 đường băng, mỗi đường dài 3.048m, rộng 45m; được trang bị hiện đại, có khả năng cho hạ, cất cánh các loại máy bay hiện đại như B747, B767, A320 trong mọi điều kiện thời tiết.

Theo đánh giá của tổ chức hàng không quốc tế (ICAO), sân bay Đà Nẵng là sân bay dự bị của đường bay quá cảnh từ Châu Âu qua Châu Á - Thái Bình Dương

Đề tài: Lễ hội thi bắn pháo hoa quốc tếĐà Nẵng, thực trạng và giải pháp marketing

và là một sân bay ở trung độ Châu Á nằm sát bờ biển với tầm bay lý tưởng. Hiện nay có trên 30 hãng hàng không của hơn 20 nước có máy bay bay qua vùng trời Đà Nẵng, trong đó có nhiều hãng hàng không quốc tế có máy bay hạ, cất cánh từ Đà Nẵng.

Từ sân bay quốc tế Đà Nẵng, có thể đáp máy bay đi Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế, Qui Nhơn, Nha Trang, Pleiku... Cũng từ Đà Nẵng, du khách có thể bay đi Bangkok (Thái Lan), Hongkong (Trung Quốc), Vientiane (Lào), Phnôm Pênh (Campuchia), Đài Bắc (Đài Loan)...

c. Hệ thống giao thông đường bộ

Hệ thống giao thông đường bộ của thành phố Đà Nẵng tương đối phát triển. Trên toàn địa bàn thành phố có 382,583 km đường (không kể các hẻm, kiệt và đường đất). Trong đó: quốc lộ 70,865 km; tỉnh lộ 99,716 km; đường huyện 67 km; đường nội thị 181,672 km.

Về vận chuyển khách du lịch: thành phố Đà Nẵng có trên 300 đầu xe đời mới, đầy đủ tiện nghi, đạt tiêu chuẩn về thẩm mỹ cũng như về kỹ thuật, được cơ quan quản lý du lịch và giao thông công chính kiểm tra chất lượng định kỳ trước khi cấp phép; tất cả xe này đã được bảo hiểm, phần lớn lái xe đã qua khóa bồi dưỡng về cung cách phục vụ khách du lịch và sử dụng ngoại ngữ thông dụng ở trình độ nhất định.

Về vận chuyển hành khách công cộng: do xí nghiệp liên hiệp vận tải khách và dịch vụ thương mại Đà Nẵng đảm nhận. Xí nghiệp có 3 bến xe tải ở số 31, 33 và 35 đường Điện Biên Phủ, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. Tại đây có các tuyến xe đi khắp nội, ngoại thành và các tỉnh, thành trong cả nước; đặc biệt, có tuyến xe đến tỉnh Savanakhet (Lào).

Xe buýt: với số lượng 30 chiếc, hệ thống xe buýt tại Đà Nẵng hoạt động khắp nội thành, đến vùng ngoại ô và một số địa phương ở tỉnh Quảng Nam như Hội An, Tam Kỳ, Nam Phước, Ái Nghĩa. Tại các trạm đón, đỗ xe buýt có cắm bảng chỉ dẫn và trú nắng, mưa. Các xe buýt đều tốt, cung cách phục vụ văn minh, lịch sự, giá cả phải chăng.

Xe taxi: cả thành phố hiện có 6 công ty taxi đang hoạt động là Dana Taxi, Airport Taxi, Taxi Hương Lúa, Taxi Sông Hàn, Taxi Mai Linh; taxi Tiên Sa. Xe taxi hoạt động 24/24 giờ. Các xe này tương đối tốt, đầy đủ tiện nghi.

Đề tài: Lễ hội thi bắn pháo hoa quốc tếĐà Nẵng, thực trạng và giải pháp marketing

Xe honda ôm, xe xích lô: Các loại xe này thường đậu ở trước các khách sạn, nhà hàng, điểm tham quan du lịch, khu vui chơi giải trí và các đường phố chính trong thành phố để phục vụ cho khách du lịch. Tại một số khu vực khách sạn và tuyến đường có đông khách du lịch, chính quyền địa phương lập một số tổ tự quản xe xích lô và đội xích lô du lịch để làm nhiệm vụ điều phối, thông báo giá dịch vụ xe, giữ gìn an ninh, trật tự.

d. Hệ thống giao thông đường biển

Cảng Đà Nẵng nằm ở vị trí 16o17'33' vĩ độ Bắc, 108o20'30' độ kinh Đông. Vị trí trạm hoa tiêu ở 16o10' vĩ độ Bắc, 108o11' độ kinh Đông. Nằm trong chế độ Bán nhật triều (mực nước chênh lệch bình quân 0,9 mét). Bao gồm 2 khu vực là cảng biển Tiên Sa và cảng sông Hàn. Với tổng diện tích bãi chứa hàng là 125.350m2, tổng diện tích kho chứa hàng là 22.764m2, tổng chiều dài cầu bến là 1.647m, tổng diện tích mặt cầu là 27.633m2. Với năng lực bốc dỡ hàng hóa từ 3 - 4 triệu tấn/năm.

Nằm ở trung độ cả nước, vấn đề giao thông đường biển của thành phố khá thuận lợi. Từ đây, có các tuyến đường biển đi đến hầu hết các cảng lớn của Việt Nam và trên thế giới như: Hồng Kông, Kao Slung (Đài Loan), Manila (Philippins), đến Komponchom (Campuchia), Singapore, Đài Bắc (Đài Loan), Satalip (Thái Lan), Malaysia, Thượng Hải (Trung Quốc), Yokohama (Nhật Bản).

2.1.6. Nguồn nhân lực du li ̣ch

Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch của thành phố trong những năm qua đã và đang được quan tâm. Tốc độ tăng của lực lượng lao động có trình độ tham gia vào lĩnh vực du lịch đang ngày càng tăng lên. Đến năm 2009, số lao động làm việc trong ngành du lịch đã có khoảng 4,3 ngàn lao động, với tỷ lệ lao động có trình độ trên cao đẳng, đại học tăng lên là 45%. Điều đáng chú ý là tốc độ tăng của lực lượng lao động có trình độ tham gia vào lĩnh vực du lịch đang ngày càng tăng lên. Trong khi đó, lực lượng lao động có trình độ sơ cấp và chưa qua đào tạo lại đang có xu hướng giảm nhanh.

Sỡ dĩ có được kết quả trên là do ngày càng có nhiều doanh nghiệp áp dụng được mô hình quản trị nguồn nhân lực tiên tiến, làm tốt các khâu tuyển chọn, đào

Đề tài: Lễ hội thi bắn pháo hoa quốc tếĐà Nẵng, thực trạng và giải pháp marketing

tạo bồi dưỡng, sử dụng và duy trì nguồn nhân lực. Đặc biệt, các đơn vị liên doanh nước ngoài và các công ty lữ hành lớn, đội ngũ lao động có chất lượng khá cao, cũng như xét trên các mặt phong thái, thái độ nghề nghiệp, kỹ năng thực hành, kiến thức và trình độ giao tiếp bằng tiếng nước ngoài. Tuy nhiên, chất lượng lao động nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của từng nghề, trong quá trình phục vụ vẫn hay mắc sai sót, tỷ lệ khách phàn nàn về chất lượng dịch vụ còn khá cao, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên du lịch của thành phố. Trong tổng số lao động trực tiếp, đội ngũ hướng dẫn viên chiếm từ 13-14%. Đây là lực lượng nòng cốt, trực tiếp tổ chức và tiếp xúc với khách du lịch nhưng số lượng quá ít nên cường độ làm việc của họ trong mùa du lịch khá cao, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng phục vụ.

Bên ca ̣nh đó công tác đào ta ̣o nguồn nhân lực du li ̣ch ta ̣i các trường ho ̣c cũng đươ ̣c chú tro ̣ng. Hàng năm có hàng trăm cán bộ được đào tạo chính quy trình độ đại học quản lý du lịch (trường Đại học kinh tế; trường Đại học Duy Tân) và có hàng chục cơ sở đào tạo trình độ cao đẳng và trung học chuyên nghiệp về du lịch, mới đây có sự xuất hiện một số trường trong hệ thống đào tạo nghề (trường Cao đẳ ng Nghề Đà Nẵng , trường Cao đẳng Du li ̣ch Đà Nẵng ...). Quy mô và chất lượng của đầu ra ngày càng được nâng cao, đáp ứng tốt hơn về nhu cầu nhân lực du lịch thành phố như các ngành nghề: từ nghề hướng dẫn du lịch, nghiệp vụ phục vụ ăn uống, kỹ thuật nấu bếp…Nhân lực du lịch yếu về chất lượng và thiếu về số lượng ảnh hưởng không nhỏ đến chiến lược phát triển du lịch thành phố. Các cơ sở đào tạo là một trong những kênh thông tin quan trọng trong việc quảng bá hình tượng du lịch thành phố, nếu khai thác tốt thì hiệu ứng tích cực có thể đạt cấp số nhân.

2.1.7. Chính sách phát triển du lịch

Theo nghị quyết 33 của Bộ Chính trị "Về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" đã xác định:

“Xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế - xã hội lớn của miền Trung với vai trò là trung tâm công nghiệp, thương mại du lịch và dịch vụ; là thành phố cảng biển, đầu mối giao thông quan trọng về trung chuyển vận tải trong nước và quốc tế; trung tâm bưu chính - viễn thông và tài chính - ngân hàng; một trong những trung tâm văn hóa - thể thao,

Đề tài: Lễ hội thi bắn pháo hoa quốc tếĐà Nẵng, thực trạng và giải pháp marketing

giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ của miền Trung; là địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh của khu vực miền Trung và cả nước.”

Thành ủy Đà Nẵng cũng đã đề ra Chương trình hành động “Tập trung phát triển mạnh du lịch và các dịch vụ mà thành phố có thế mạnh, xây dựng Đà Nẵng trở thành mô ̣t trong những thị trường thương mại, du lịch, dịch vụ lớn của cả nước”, trong đó xác định: “Tập trung đầu tư phát triển du lịch một cách đồng bộ đồng thời chú ý một số trọng điểm tạo những bước đột phá nhằm đưa ngành du lịch trở thành kinh tế mũi nhọn, có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của thành phố”. Đầu tư phát triển du lịch với vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố, tạo nền tảng để phát triển mạnh các ngành dịch vụ sau năm 2010. Nghiên cứu từng bước xây dựng Đà Nẵng thành đô thị du lịch ven biển chất lượng cao.

Thành phố Đà Nẵng xác định phát triển du lịch là một lĩnh vực ưu tiên, hướng đến mục tiêu trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, biến Đà Nẵng trở thành một trung tâm du lịch tầm cỡ quốc tế. Quy hoạch phát triển du lịch Đà Nẵng theo 4 hướng chính:

- Du lịch công vụ, hội nghị hội thảo, mua sắm.

- Du lịch nghỉ biển, nghỉ dưỡng biển chất lượng cao, du lịch nghỉ dưỡng núi và du lịch sinh thái.

- Du lịch văn hóa, lịch sử, thắng cảnh, làng quê, làng nghề.

- Liên kết với TP Huế, Quảng Nam, Quảng Bình để khai thác hiệu quả các di sản thế giới ở miền Trung.

2.2. Chính sách marketing du lịch của thành phố Đà Nẵng

2.2.1. Xây dựng và quảng bá hình ảnh du li ̣ch

2.1.1.1. Xây dựng hình ảnh du li ̣ch

Trong các brochure , video quảng cáo về Đà Nẵng , thành phố tập trung cho hình tươ ̣ng: Mô ̣t điểm du lịch mới , thân thiện, hấp dẫn và thị trường kinh doanh tiềm năng.

Thành phố xây dựng hình tượng một điểm du lịch mới , thân thiê ̣n và hấp dẫn qua viê ̣c đa da ̣ng hóa loa ̣i hình du li ̣ch: Loại hình du lịch biển với bãi biển đe ̣p và hê ̣ thống các cơ sở lưu trú cao cấp do ̣c bờ biển , cùng các dịch vụ giải trí như lặn biển ,

Đề tài: Lễ hội thi bắn pháo hoa quốc tếĐà Nẵng, thực trạng và giải pháp marketing

caneoing, dù lượn, các festival biển đầy màu sắc và thu hút du khách ; loại hình du lịch núi bao gồm : Khu du li ̣ch sinh thái Bà Nà , có hệ thống cáp treo hiện đại nhất Đông Nam Á phu ̣c vu ̣ khách tham quan , khu bán đảo Sơn Trà phục vụ nhu cầu leo núi thám hiểm của du khách ; loại hình du lịch văn hóa bao gồm : Khu thắng cảnh Ngũ Hành Sơn , lễ hô ̣i truyền thống như lễ hô ̣i cầu ngư , lễ hô ̣i Quán Thế Âm , làng nghề truyền thống như làng đá mỹ nghê ̣ Non Nước , nghê ̣ thuâ ̣t truyền thống như hát tuồng, bảo tàng điêu khắc Chăm, đời sống của dân tô ̣c thiểu số (dân tô ̣c Kơtu).

Ngoài ra , trên các bản đồ du li ̣ch còn thể hiê ̣n rõ thành phố nằm ở trung điểm của 3 di sản văn hoá thế giới nổi tiếng là cố đô Huế, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn và 1 di sản thiên nhiên thế giới là rừng quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Từ đây, du khách có thể dễ dàng đến các di tích văn hóa trên thông qua hê ̣ thống đường hàng không, đường bô ̣ khá phát triển.

Với hê ̣ thống cơ sở ha ̣ tầng khá phát triển , các trung tâm mua sắm lớn và dân cư đông, tình hình chính trị ổn định, đồng thời các chính sách khuyến khích đầu tư của thành phố như : Ưu đãi thuế thu nhâ ̣p doanh nghiê ̣p , ưu đãi về thuế xuất nhâ ̣p khẩu, khi quyết toán thuế được phép chuyển khoản lỗ sang năm sau , số lỗ này được trừ vào thu nhâ ̣p chi ̣u thuế, thời gian chuyển lỗ không quá 05 năm, đã góp phần xây dựng hình tượng mô ̣t thi ̣ trường kinh doanh tiềm năng.

2.2.1.2. Quảng bá hình ảnh du lịch

Trong giai đoa ̣n 2005 – 2010, thành phố không ngừng tăng cường cá c hoa ̣t đô ̣ng quảng bá du li ̣ch Đà Nẵng đến du khách trong và ngoài nước : Tổ chức cuô ̣c thi sáng tác logo , slogan và ảnh đe ̣p du li ̣ch Đà Nẵng ; xây dựng pano quảng bá du lịch tại sân bay và hầm Hải Vân. Năm 2007, sở du li ̣ch thành phố đã đưa 02 trạm tra cứu thông tin miễn phí phu ̣c vu ̣ nhu cầu tra cứu thông tin của du khách đă ̣t ta ̣i bảo tàng điêu khắc Chăm và sân bay Đà Nẵng ; xuất bản ấn phẩm du li ̣ch , sách hướng dẫn du li ̣ch , bản đồ , tâ ̣p gấp , poster du li ̣ch Đà Nẵng , bản tin du lịch . Thành phố phối hơ ̣p với đài truyền hình VTV xây dựng phim tài liê ̣u giới thiê ̣u du li ̣ch Đà Nẵng, khu du li ̣ch Bà Nà – Suối Mơ, khu danh thắng Ngũ Hành Sơn… ; giới thiê ̣u du li ̣ch Đà Nẵng trong chương t rình “Du lịch online” trên sóng đài truyền hình kỹ thuâ ̣t số TP. Hồ Chí Minh; nâng cấp website chuyên ngành du li ̣ch.

Đề tài: Lễ hội thi bắn pháo hoa quốc tếĐà Nẵng, thực trạng và giải pháp marketing

Đặc biệt , thành phố tập trung quảng bá du li ̣ch Đà Nẵng tại thị trường các nước ASEAN (đă ̣c biê ̣t là Thái Lan ), Trung Quốc, Hàn Quốc, du li ̣ch đường biển , du li ̣ch đường công vu ̣ và thi ̣ trường khách du li ̣ch nô ̣i đi ̣a . Thành phố đã phối hợp với sở Du lịch tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên Huế tổ chức roadshow tại Bangkok - Thái Lan và Nga , khảo sát thi ̣ trường Lào để thu hút khách du li ̣ch đường bô ̣ qua cửa khẩu bờ Y ở Kontum , tổ chức các tour caravan dành cho các quan chức và doanh nhân đi du li ̣ch ở các nước Myanmar , Thái, Lào, Viê ̣t trong tuần lễ hành lang kinh tế Đông Tây. Thành phố phối hợp với ngành du lịch Thái Lan đến khảo sát thị trường Đà Nẵng và hợp tác đầu tư.

Trên cơ sở phân tích nguồn khách du li ̣ch quốc tế đến Đà Nẵng , thành phố xác định các thị trường khách cần tập trung khai thác . Thành phố đã tổ chức hội thảo khai thác thị trường khách du lịch Thái Lan và điều tra nghiên cứu 4 thị trường

Một phần của tài liệu Lễ hội thi bắn pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng, thực trạng và giải pháp Marketing (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)