6. Đóng góp của luận văn
2.1.2. Diện tích, dân số, các quận huyện của thành phố
2.1.2.1. Diện tích
Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên là 1.255,53 km2; trong đó, các quận nội thành chiếm diện tích 213,05 km2, các huyện ngoại thành chiếm diện tích 1.042,48 km2.
2.1.2.2. Dân số
Theo kết quả tổng điều tra dân số tính đến năm 2009, thành phố Đà Nẵng có 887.070 dân, xếp thứ 43 trên cả nước về dân số, thứ 13 về mật độ dân số và là địa phương có tỷ lệ cư dân sống tại thành thị cao nhất nước.
Đề tài: Lễ hội thi bắn pháo hoa quốc tếĐà Nẵng, thực trạng và giải pháp marketing
2.1.2.3. Các quận, huyện của thành phố
Thành phố Đà Nẵng là đơn v ị hành chính trực thuộc Trung ương, đô thị loại I, bao gồm 5 quận nội thành: quận Hải Châu, quận Thanh Khê, quận Sơn Trà, quận Ngũ Hành Sơn, quận Liên Chiểu, 1 huyện ngoại thành: huyện Hòa Vang và 1 huyện đảo: huyện Hoàng Sa.
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu diê ̣n tích tƣ̣ nhiên TP. Đà Nẵng
2.1.3. Tài nguyên du lịch tự nhiên
2.1.3.1. Địa hình
Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng vừa có núi, vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp.
Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700-1.500m, độ dốc lớn (>400), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố, đồng thời là điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch sinh thái và du lịch khám phá.
Hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc và tỉnh Quảng Nam. Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị
Đề tài: Lễ hội thi bắn pháo hoa quốc tếĐà Nẵng, thực trạng và giải pháp marketing
nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố.
- Tài nguyên biển:
Đà Nẵng là thành phố biển xinh đẹp, thơ mộng với nhiều bãi tắm đẹp và nổi tiếng, nước trong xanh và dãy cát trắng mịn màng cảnh quan đẹp như: Mỹ Khê, Bắc Mỹ An, Non Nước, Xuân Thiều, Bãi Nam, Bãi Bắc…Do có tài nguyên biển đẹp nên điều kiện về phát triển du lịch biển rất thuận lợi.
Tháng 10 năm 2005, Tạp chí Forbes của Mỹ vừa bình chọn bãi biển Đà Nẵng là một trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh, cùng với Bahia (TP Trancoso, Brazil), Bondi (TP Sydney, Australia), Castelo (TP Albufeira, Bồ Đào Nha ), Las Minitas (TP Casa de Campo, Dominica) và Wailea (đảo Maui, bang Hawaii, Mỹ).
- Tài nguyên sông ngòi, ao hồ:
Sông ngòi của thành phố Đà Nẵng đều bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc thành phố và tỉnh Quảng Nam. Hầu hết các sông ở Đà Nẵng đều ngắn và dốc. Có 2 sông chính là sông Hàn (chiều dài khoảng 204 km, tổng diện tích lưu vực khoảng 5.180 km2) và sông Cu Đê (chiều dài khoảng 38 km, lưu vực khoảng 426 km2
). - Tài nguyên rừng, núi, đồi
+ Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà:
Tổng diện tích tự nhiên là 8.838 ha, trong đó diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 8.800 ha bao gồm đất có rừng: 6.942 ha (rừng tự nhiên 5.976 ha, rừng trồng 966 ha), đất chưa có rừng 1.858 ha.
Đây là khu rừng có giá trị lớn về đa dạng sinh học, nối liền với vườn quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế), rừng đặc dụng Nam Hải Vân và dãy rừng tự nhiên phía Bắc và Tây Bắc tỉnh Quảng Nam, tạo nên một dãy rừng xanh độc nhất Việt Nam liên tục trải dài từ biển Đông đến biên giới Việt - Lào. Rừng tự nhiên Bà Nà - Núi Chúa có kết cấu thành loài đặc trưng cho sự giao lưu giữa hai luồng thực vật phía Bắc và phía Nam, đồng thời cũng đặc trưng cho khu đệm giao lưu giữa hai hệ động vật Bắc Trường Sơn và Nam Trường Sơn. Ngoài ra, đây còn là vùng khí hậu mát mẻ, trong lành, đầu nguồn các dòng sông, đóng vai trò đáng kể trong
Đề tài: Lễ hội thi bắn pháo hoa quốc tếĐà Nẵng, thực trạng và giải pháp marketing
việc bảo vệ môi trường, điều hòa khí hậu, phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển du lịch sinh thái của thành phố Đà Nẵng.
+ Khu văn hóa lịch sử môi trường Nam Hải Vân:
Tổng diện tích tự nhiên là 10.850 ha, trong đó diện tích rừng và đất lâm nghiệp 9.764 ha (rừng tự nhiên 2.993,4 ha, rừng trồng 2.565,4 ha, đất chưa có rừng là 4.205,2ha).
Rừng đặc dụng Nam Hải Vân tiếp giáp với vườn quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế) và Bà Nà - Núi Chúa, cùng tạo ra một hành lang đủ lớn để bảo tồn và phát triển các loài động vật rừng có nguy cơ tuyệt chủng. Khu Nam Hải Vân còn có giá trị lớn về mặt văn hóa, lịch sử: đây là nơi ghi dấu ấn lịch sử Nam tiến mở rộng bờ cõi của dân tộc Việt và có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ.
+ Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà:
Tổng diện tích tự nhiên là 4.439 ha, trong đó diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 4.180 ha, trong đó đất có rừng là 3.431 ha (rừng tự nhiên 2.806 ha, rừng trồng 625 ha), đất chưa có rừng 749 ha. Đây là khu bảo tồn thiên nhiên vừa có hệ sinh thái đất ướt ven biển vừa có thảm rừng nhiệt đới mưa ẩm nguyên sinh. Nguồn gen thực vật nhiệt đới của Sơn Trà rất đa dạng, phong phú với số lượng cá thể lớn có khả năng cung cấp giống cây bản địa phục vụ trồng rừng như: Chò chai, Dẻ cau, Dầu lá bóng... Điều đặc biệt là Sơn Trà còn có những loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, trong đó Vọc vá có thể được xem là loài thú sinh trưởng đặc hữu của Đông Dương cần được bảo vệ.
Rừng ở Đà Nẵng tập trung chủ yếu ở cánh Tây huyện Hòa Vang, một số ít ở quận Liên Chiểu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn. Đà Nẵng có các khu bảo tồn thiên nhiên đặc sắc như: Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà, khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà và khu văn hóa lịch sử môi trường Nam Hải Vân với hàng trăm loài động, thực vật, khí hậu đặc trưng thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, nghiên cứu…, có thể tổ chức được nhiều hoạt động ngắm cảnh trời mây, sông nước, biển cá, đồng quê…và tổ chức các hoạt động leo trèo, thám hiểm, chụp ảnh nghệ thuật…
Đề tài: Lễ hội thi bắn pháo hoa quốc tếĐà Nẵng, thực trạng và giải pháp marketing
2.1.3.2. Khí hậu, nguồn nướ c a. Khí hậu a. Khí hậu
Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài. Chế độ ánh sáng, mưa ẩm phong phú, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,90
C. Riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500m, nhiệt độ trung bình khoảng 200C điều kiện lý tưởng cho việc nghỉ dưỡng, giải trí.
b. Nguồn nướ c
Nguồn nước cung cấp ở Đà Nẵng cả nước mặt và nước ngầm rất phong phú. Nước ngầm và nước mặt đảm bảo cho sản xuất kinh doanh ở khu vực đô thị và ven thành phố, đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho các khu du lịch.
2.1.4. Tài nguyên du lịch văn hóa – nhân văn
2.1.4.1. Các giá trị văn hóa vật thể
- Bảo tàng nghệ thuật điêu khắc Chăm pa: Nằm ngay trung tâm thành phố Đà Nẵng, được xây dựng nhờ sự tài trợ của viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp tại Hà Nội, từ năm 1915 - 1936. Tại đây sưu tầm và trưng bày bộ sưu tập kiến trúc điêu khắc của vương quốc Chăm pa, hơn 300 kiệt tác được chạm khắc tinh tuý trên đất nung và chủ yếu là đá cẩm thạch, có niên đại từ thế kỷ VII đến thế kỷ XV. Đây là công trình duy nhất tại Việt Nam còn lưu giữ những kiệt tác nghệ thuật điêu khắc của vương quốc Chăm khắp cả nước. Nơi đây được đánh giá là tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị và sức hấp dẫn khách du lịch, du khách đến đây không những thưởng thức những tác phẩm điêu khắc độc đáo mà còn có dịp nghiên cứu một nền văn hoá lớn (văn hoá Sa Huỳnh) đã một thời hưng thịnh cách đây hàng trăm năm.
- Thành Điện Hải: Là di tích lịch sử thời chống Pháp (giữa thế kỷ 19) hay còn gọi là thành Nguyễn Tri Phương, là căn cứ quân sự kiên cố của nhân dân Đà Nẵng ngày xưa. Kiến trúc của thành được xây dựng theo kiểu Vaubau - Châu Âu có chu vi 556m, hào sâu 3m bao quanh thành hình vuông có 4 góc lồi, được trang bị 30 khẩu
Đề tài: Lễ hội thi bắn pháo hoa quốc tếĐà Nẵng, thực trạng và giải pháp marketing
súng đại bác. Công trình này mặc dù không còn nguyên vẹn nhưng có giá trị nghiên cứu lịch sử cao. Việc khai thác phục vụ cho mục đích du lịch có ý nghĩa rất lớn.
- Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh Quân Khu V: Lưu giữ rất nhiều di tích, di vật liên quan đến cuộc chiến chống quân xâm lược của nhân dân quân khu V. Tại đây có mô hình nhà sàn Bác Hồ hoàn toàn giống như ngôi nhà của Bác ở Hà Nội, có nhà trưng bày về cuộc đời và hoạt động cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Bảo tàng Đà Nẵng: Trưng bày những hiện vật thời kỳ chống giặc ngoại xâm gan dạ, anh hùng của nhân dân đất Quảng, thể hiện niềm tự hào của nhân dân địa phương với du khách tham quan.
- Tượng đài và quảng trường 2 - 9: Tượng đài là một công trình văn hoá, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. Cùng với công trình kiến trúc có ý nghĩa với vườn cây cảnh bên bờ sông Hàn thơ mộng, nhìn ra cánh đồng xanh của miền quê Non Nước, nơi đây thường diễn ra những nghi thức trang nghiêm và là điểm dừng chân tham quan hấp dẫn của thành phố.
- Nghĩa trang Y Pha Nho: Nằm ở phía Tây bán đảo Sơn Trà, giữa bãi tắm Tiên Sa và cảng Sâu. Di tích còn lại của cuộc tổng tiến công đầu tiên của liên quân Pháp - Y Pha Nho xâm chiếm nước ta vào năm 1858, với hơn 10 ngôi mộ sĩ quan cao cấp của Pháp và Tây Ban Nha đã bị chết trong trận đánh.
2.1.4.2. Các giá trị văn hóa phi vật thể a. Lễ hội truyền thống
Lễ hô ̣i truyền thống là mô ̣t trong những yếu tố quan tro ̣ng ta ̣o nên bản sắc văn hóa riêng của thành phố. Lễ hội ở Đà Nẵng có nhiều điểm giống các vùng duyên hải miền Trung, song cũng mang rất nhiều nét đặc trưng tạo nên vẻ đẹp rất riêng của miền đất này. Lễ hô ̣i truyền thống thường gồm hai phần: phần lễ và phần hô ̣i. Phần lễ là các nghi thức cúng bái, do cư dân đi ̣a phương thực hiê ̣n. Phần hô ̣i là các hoa ̣t đô ̣ng vui chơi giải trí và các trò chơi dân gian, đây là phần thu hút sự tham gia của du khách với sự hướng dẫn của cư dân đi ̣a phương.
Các lễ hội của Đà Nẵng có từ rất xưa, được lưu truyền từ đời này sang đời khác, như:
- Lễ hội Quán Thế Âm : Đây là lễ hô ̣i lớn của Phâ ̣t giáo , được tổ chức vào 19/2 âm lịch hàng năm ta ̣i chùa Quán Thế Âm trong quần thể khu danh thắng Ngũ
Đề tài: Lễ hội thi bắn pháo hoa quốc tếĐà Nẵng, thực trạng và giải pháp marketing
Hành Sơn và kéo dài t rong 03 ngày. Nhờ vào vị thế sơn thủy hữu tình của chùa Quán Thế Âm và các nội dung phong phú , lễ hô ̣i đã thu hút khá đông khách hành hương cùng khách du lịch trong và ngoài nước đến với phía Tây thắng tích Ngũ Hành Sơn.
- Lễ hội Cầu Ngư: Đây là lễ hô ̣i đă ̣c trưng của cư dân miền biển nói chung và cư dân Đà Nẵng nói riêng. Lễ hô ̣i được tổ chức trong hai ngày vào trung tuần tháng 3 âm lịch.
- Hội đua thuyền truyền thống : Vào dịp kỷ niệm ngày giải phóng thành phố Đà Nẵng 29/3 và lễ Quốc Khánh 2/9, thành phố lại tổ chức hội đua thuyền truyền thống trên sông Hàn với sự tham gia của nhiều đi ̣a phương trong thành phố và tỉnh bạn Quảng Nam.
- Lễ hội thi bắn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng : là lễ hội mang tính đương đa ̣i , là cuô ̣c tranh tài của các đô ̣i thi bắn pháo hoa đến từ các quốc gia khác nhau , là một lễ hô ̣i của màu sắc và âm nhạc . Lễ hô ̣i được tổ chức hàng năm vào di ̣p ngày giải phóng thành phố Đà Nẵng 29-3, từ năm 2010 lễ hô ̣i đươ ̣c tổ chức di ̣p lễ giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước 30-4.
b. Làng nghề truyền thống
Bên ca ̣nh lễ hô ̣i , Đà Nẵng có các làng nghề truyền thống thuô ̣c các ngành nghề thủ công mỹ nghê ̣ , chế biến thực phẩm , sản xuất hàng tiêu dùng và sản xuất vâ ̣t liê ̣u xây dựng.
Bảng 2.1: Số lƣơ ̣ng làng nghề ở Đà Nẵng tính đến 12/2008 ĐI ̣A PHƢƠNG SỐ LƢỢNG
Quâ ̣n Hải Châu 0
Quâ ̣n Thanh Khê 0
Quâ ̣n Liên Chiểu 1
Quâ ̣n Ngũ Hành Sơn 1
Quận Sơn Trà 0
Huyê ̣n Hòa Vang 5
TỔNG 7
Đề tài: Lễ hội thi bắn pháo hoa quốc tếĐà Nẵng, thực trạng và giải pháp marketing
Bảng 2.2: Số lƣơ ̣ng làng nghề ở Đà Nẵng phân theo ngành nghề tính đến 12/2008
NGÀNH NGHỀ SỐ LƢỢNG
Thủ công mỹ nghệ 1
Chế biến thực phẩm 2
Sản xuất hàng tiêu dùng 3
Sản xuất vật liệu xây dựng 1
TỔNG 7
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du li ̣ch TP Đà Nẵng, năm 2008)
Nhìn chung, số lươ ̣ng làng nghề ở Đà Nẵng không nhiều nhưng cơ cấu làng nghề tương đối đa da ̣ng . Đây là những yếu tố ta ̣o điều kiê ̣n thuâ ̣n lợi để phát triển mô ̣t số loa ̣i hình du li ̣ch văn hóa để phu ̣c vu ̣ nhu cầu tham quan , tìm hiểu của khách du li ̣ch.
2.1.5. Cơ sở hạ tầng du li ̣ch và hê ̣ thống giao thông
2.1.5.1. Cơ sở hạ tầng du li ̣ch
a. Hệ thống khách sạn, nhà hàng
* Hệ thống khách sa ̣n
Tính đến cuối năm 2008, số lượng khách sạn (KS) của thành phố Đà Nẵng đạt 139 khách sạn. Trong đó có 2 khách sạn 5 sao và tương đương 5 sao là Furama và Hoàng Anh Gia Lai Plaza với 389 phòng chiếm 8,97% số phòng, 3 KS 4 sao là Green Plaza, Sandy Beach và Dana Riverside với 369 phòng chiếm 8,58% số phòng, 13 KS 3 sao với 793 phòng chiếm 18,43% số phòng, 15 KS 2 sao với 743 số phòng chiếm 17,27% số phòng, 11 KS 1 sao với 267 phòng chiếm 6,21% số phòng, 36 KS đạt tiêu chuẩn với 604 phòng chiếm 14,04% số phòng, 59 KS chưa xếp hạng với 1140 phòng chiếm 26,5% số phòng.
Đến năm 2010, số lươ ̣ng khách sa ̣n tăng lên là 180 khách sạn, trong đó 5 KS 5 sao, 4 KS 4 sao, 17 KS 3 sao, 20 KS 2 sao, 25 KS 1 sao, và 44 KS đạt tiêu chuẩn, 65 KS chưa xếp ha ̣ng. Tổng số phòng đến 12/2010 đa ̣t gần 5500 phòng
Đề tài: Lễ hội thi bắn pháo hoa quốc tếĐà Nẵng, thực trạng và giải pháp marketing
Bảng 2.3: Thống kê cơ sở lƣu trú của thành phố tính đến tháng 12/2010 STT CHỈ TIÊU ĐVT 12/2010 1 Tổng số khách sạn KS 180 - Khách sạn 5 sao KS 05 - Khách sạn 4 sao KS 04 - Khách sạn 3 sao KS 17 - Khách sạn 2 sao KS 20 - Khách sạn 1 sao KS 25