Nhóm giải pháp về xã hộ

Một phần của tài liệu Bình đẳng giới trong gia đình ở Việt Nam (Trang 97)

Mọi người có sức khỏe đều phải lao động để tạo ra của cải vật chất nuôi sống chính bản thân mình và gia đình. Nếu có sức khỏe mà không lao động thì con người trở nên thừa thãi, bị phụ thuộc vào người khác và trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. Tuy nhiên, mức độ, hình thức lao động giữa nam giới và phụ nữ lại khác nhau, phụ thuộc vào sức khỏe và năng lực. Hiện nay, ở nước ta vẫn còn tình trạng bất bình đẳng giới ở gia đình trong việc phân công lao động, cho nên đòi hỏi phải có các giải pháp để khắc phục tình trạng này:

Thứ nhất, cần tập trung tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao nhận thức giới cho mọi người và mọi thành viên trong gia đình. Nội dung tuyên truyền cần gắn với tính hiệu quả bền vững và vì chất lượng cuộc sống. Bình đẳng giới được củng cố sẽ dẫn tới việc cải thiện cuộc sống, tăng năng suất lao động, góp phần làm cho xã hội phát triển. Chất lượng cuộc sống được cải thiện thì mới có thể quan tâm đến bình đẳng giới trong gia đình và xã hội. Khi trình độ văn hóa càng thấp thì khả năng tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của người phụ nữ càng bị hạn chế. Không có điều kiện hoạt động xã hội, người phụ nữ càng không thể nâng cao kiến thức của mình. Từ đó sẽ dẫn đến sự tự ti, mất tự tin vào bản thân của phụ nữ. Họ luôn nghĩ rằng, mình kém cỏi, không có khả năng gì thì nên ở nhà chăm sóc gia đình để tạo điều kiện cho chồng phấn đấu ngoài xã hội. Trình độ văn hóa thấp của

phụ nữ cũng là nguyên nhân gây ra những bất ổn trong gia đình. Khi người phụ nữ hiểu biết quá ít so với chồng thì có thể làm cho vợ chồng không hiểu nhau, từ đó dẫn đến mâu thuẫn. Chồng thấy vợ không hiểu biết thì chán, vợ thấy chồng chẳng mấy khi gần gũi, tâm sự với mình nên sinh ra nghi ngờ, ghen tuông. Đôi khi chồng tâm sự với vợ về công việc thì vợ không hiểu, nên không đưa ra được lời khuyên nào sẽ dẫn đến sự thất vọng của chồng, dẫn tới việc họ tìm đến với những người nào có thể chia sẻ với họ. Điều này sẽ dẫn đến nguy cơ tan vỡ gia đình.

Vì thế, cần phải nâng cao trình độ học vấn của các cặp vợ chồng, trình độ học vấn cao thì sự chia sẻ công việc gia đình cũng như bàn bạc và ra quyết định sẽ ở mức độ cao hơn. Trên cơ sở đó người vợ và người chồng có sự cảm thông và trách nhiệm với nhau, với gia đình và con cái. Khi trình độ cao thì họ có thể tâm sự, chia sẻ mọi vấn đề của cuộc sống từ công việc tới gia đình. Họ có thể nhận được từ chồng hoặc vợ những lời khuyên, giải pháp, động viên để vượt qua những khó khăn của cuộc sống. Họ dễ có tiếng nói chung trong mọi việc thì mới có thể đảm bảo được cuộc sống gia đình hạnh phúc. Cha mẹ hạnh phúc, hiểu biết thì sẽ là tấm gương sáng cho con cái học tập theo. Nâng cao trình độ học vấn sẽ tạo điều kiện cho cả nam và nữ có cơ hội kiếm được việc làm, đảm bảo cuộc sống cho gia đình và cho chính họ.

Trình độ học vấn còn đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ ở khía cạnh sức khỏe. Kiến thức không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân người phụ nữ, mà còn mang lại lợi ích cho con cái, cho gia đình thông qua vai trò làm mẹ, làm vợ, chăm sóc người già, người bệnh, nâng cao vai trò người quản lý gia đình của người phụ nữ. Người mẹ có kiến thức thì sẽ nuôi dạy con có phương pháp đúng đắn, không buông lỏng việc quản lý con, giúp con cái tránh được con đường hư hỏng. Người mẹ nào cũng thương con nhưng có trình độ học vấn thì sẽ biết cách giáo dục có hiệu quả, giúp con trưởng thành và có ích cho xã hội hơn không có học vấn.

Trong quá trình truyền tải thông tin phải thực hiện dưới nhiều hình thức và phương tiện khác nhau để tuyên truyền kiến thức giới và chiến lược dân số và xây dựng gia đình văn hóa mới, xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình. Nội dung thông tin phải ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu, phù hợp với đặc điểm tình hình của từng địa phương. Tránh việc dài dòng, lan man không tập trung vào nội dung chính mới gây được sự quan tâm, chú ý của mọi người. Người tuyên truyền phải nắm rõ vấn đề cần truyền tải để không bị hiểu sai trong quá trình làm nhiệm vụ.

Thứ hai, phát triển các dịch vụ nhận giúp việc gia đình; dịch vụ chăm sóc trẻ em; dịch vụ chăm sóc người già, ốm đau; dịch vụ gia sư; bán hàng chế biến thực phẩm sẵn; dịch vụ nấu cỗ tận nhà... đã giảm bớt thời gian mà phụ nữ phải dành cho việc chăm sóc nhà cửa, con cái. Các dịch vụ này giúp ích rất nhiều cho phụ nữ, vì họ sẽ có nhiều thời gian đầu tư cho công việc, cho cá nhân để có thể nâng cao thu nhập, ổn định đời sống, tránh sự phụ thuộc kinh tế vào người chồng là nguyên nhân dẫn đến sự bất bình đẳng giới trong gia đình. Điều này không chỉ có lợi cho riêng phụ nữ, mà còn có lợi cho cả gia đình, xã hội, đặc biệt là đã góp phần tạo ra bình đẳng giới trong gia đình.

Thứ ba, thực hiện tốt Chỉ thị số 49 - CT/TW của Ban Bí thư về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Coi đầu tư cho gia đình là đầu tư cho phát triển bền vững. Xây dựng gia đình phải luôn gắn với sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Thực hiện xây dựng gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Xây dựng chuẩn mực mới cho mối quan hệ gia đình, xây dựng gia đình văn hóa, kết hợp truyền thống tốt đẹp và giá trị nhân văn hiện đại, xóa bỏ những quan điểm cũ lạc hậu, những định kiến giới tạo ra sự bất bình đẳng giới trong gia đình và xã hội.

Khảo sát thực tế, tìm hiểu thực trạng phân công lao động và vai trò giới trong gia đình ở các khu vực, trên cơ sở đó tạo lập những quan hệ mang tính chất điều chỉnh những bất hợp lý trong quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Các thành viên nhận thức được trách nhiệm của mình, nỗ lực xây dựng

mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình, đó là một trong những vấn đề quan trọng để thực hiện bình đẳng giới trong gia đình.

Thứ tƣ, ngày nay người phụ nữ không chỉ ở nhà làm công việc nội trợ, mà họ còn tham gia công tác xã hội, cho nên quỹ thời gian dành cho nghỉ ngơi rất ít. Người phụ nữ vốn sinh ra đã có thể trạng yếu hơn đàn ông, cho nên các thành viên trong gia đình, đặc biệt là người chồng cần tham gia giúp đỡ vợ công việc nhà để phụ nữ có thời gian nghỉ ngơi, hồi phục sức khỏe. Phải có thời gian nghỉ ngơi thì người phụ nữ mới có sức khỏe đảm nhiệm tốt nhiều công việc xã hội và gia đình. Nếu quá ốm yếu, mệt mỏi thì các công việc đều giảm hiệu quả, nên ảnh hưởng rất lớn tới gia đình, con cái như không thể quán xuyến tốt việc gia đình, không thể chăm sóc con cái về sức khỏe, học hành, tâm lý, tình cảm chu đáo.

Thứ năm, cần xóa bỏ sự phân công lao động theo giới vốn bất lợi cho phụ nữ. Trong mỗi gia đình, tùy điều kiện, khả năng từng người mà phân công lao động thế nào để vừa tăng thu nhập vừa phát huy được khả năng của từng người. Không nhất thiết là nam giới phải làm việc này, phụ nữ chỉ được làm việc kia. Nếu phụ nữ có khả năng, trình độ, niềm say mê làm công tác xã hội, mà ít thời gian làm việc nhà thì người chồng có thể thông cảm, tạo điều kiện để vợ có cơ hội thăng tiến, dù chồng không có khả năng. Trong trường hợp này người chồng không nên thấy thua kém mà kìm hãm con đường phát triển của vợ. Vợ hoặc chồng có cơ hội thăng tiến đều tốt cho gia đình, tạo cho gia đình, con cái có điều kiện sung sướng, đầy đủ, hạnh phúc.

Thứ sáu, người chồng phải đồng lòng với vợ trong việc nuôi dạy, giáo dục con cái, tránh tình trạng phó mặc hết cho vợ. Con cái là mầm non do cha mẹ tạo ra, cho nên cần cả cha và mẹ dạy dỗ. Vợ chồng phải đồng lòng, cùng chung quan điểm nuôi dưỡng, giáo dục con thì con cái mới có thể trưởng thành, có hiếu với bố mẹ. Nếu bố có quan điểm khác mẹ là con sẽ theo hướng của người nào chiều nó hơn thì rất dễ hư hỏng. Người cha mà lười nhác, thiếu ý chí, không quan tâm tới gia đình sẽ là tấm gương xấu cho con học tập. Cho

nên, muốn con cái nên người thì cha mẹ phải là tấm gương mẫu mực, cùng chung trách nhiệm nuôi dạy con với nhau.

Một phần của tài liệu Bình đẳng giới trong gia đình ở Việt Nam (Trang 97)