Bình đẳng giới trong gia đình

Một phần của tài liệu Bình đẳng giới trong gia đình ở Việt Nam (Trang 38 - 39)

Có thể ví xã hội là một cơ thể sống hoàn chỉnh và không ngừng biến đổi được “sắp xếp, tổ chức” theo nhiều mối quan hệ, trong đó gia đình được xem là một tế bào, một thiết chế cơ sở đầu tiên. Mỗi một chế độ xã hội được sinh thành, vận động và biến đổi trên cơ sở một phương thức sản xuất xác định và có vai trò quy định đối với gia đình. Nhưng xã hội ấy lại tồn tại thông qua các hình thức kết cấu và quy mô gia đình. Mỗi gia đình hạnh phúc, hoà thuận thì cả cộng đồng và xã hội tồn tại và vận động một cách êm thấm. Dù chỉ là một cấp độ nhỏ của bình đẳng giới (trong phạm vi gia đình) nhưng bình đẳng giới trong gia đình lại thể hiện các khía cạnh rất phong phú thông qua quan hệ giữa nam và nữ trong một loạt vấn đề. Luật Bình đẳng giới (2007) nêu rõ nội dung bình đẳng giới trong gia đình qua các khía cạnh sau:

- Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.

- Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ, chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình.

- Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong công việc bàn bạc quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp, sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật.

- Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.

- Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình. [65, tr.17-18].

Gia đình là nền tảng của xã hội, là hình ảnh thu nhỏ của xã hội, thực hiện giải phóng phụ nữ và bình đẳng trong gia đình, người phụ nữ có điều kiện để

bình đẳng giới trong gia đình là cơ sở, điều kiện để thực hiện bình đẳng giới ngoài xã hội.

Đối với phụ nữ, bình đẳng giới trong gia đình làm thay đổi vị thế của họ, tạo ra những cơ hội để họ thoát khỏi những cản trở, đem hết khả năng của mình cống hiến cho sự phát triển gia đình, vì lợi ích, tiến bộ của xã hội trong đó có nam giới. Phụ nữ với tư cách là một công dân, họ tham gia các hoạt động lao động sản xuất ra của cải vật chất, tinh thần của gia đình, đồng thời góp phần quan trọng vào sự phát triển sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội. Bằng hình thức lao động này, phụ nữ trở thành lực lượng lao động cơ bản của xã hội và của gia đình. Phụ nữ với tư cách là người mẹ, người thầy đầu tiên của con người, họ không chỉ “mang nặng đẻ đau” mà còn có “bầu sữa” ngọt ngào, trong lành, những tình cảm thân thương, sự chăm sóc, giáo dục góp phần đào tạo những thế hệ tương lai của đất nước – nguồn nhân lực phát triển kinh tế – xã hội.

Nghiên cứu và giải quyết vấn đề bình đẳng giới trong gia đình không chỉ mô tả thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân mà còn hướng tới việc xây dựng một mô hình gia đình mới, trong đó mọi thành viên được đảm bảo cuộc sống đầy đủ cả vể vật chất lẫn tinh thần. Do đó, sự tồn tại của gia đình mang ý nghĩa lớn lao đối với mỗi cá nhân nhưng đồng thời cũng có ý nghĩa rất lớn đối với xã hội. Vì vậy, việc xây dựng gia đình giai đoạn mới là một trong những vấn đề quan trọng của cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu Bình đẳng giới trong gia đình ở Việt Nam (Trang 38 - 39)