Việc ra quyết định trong gia đình

Một phần của tài liệu Bình đẳng giới trong gia đình ở Việt Nam (Trang 62 - 65)

Quyền quyết định là một chỉ báo quan trọng về địa vị và quyền lực của vợ và chồng trong gia đình. Công việc của mỗi gia đình có nhiều và không phải mọi công việc đều quan trọng như nhau. Việc tìm hiểu mô hình ra quyết định ở đây chỉ tập trung vào những việc lớn của gia đình. Các gia đình thường có một số việc lớn như sau: mua đồ đạc đắt tiền, cách quan hệ trong gia đình và với họ hàng, hoạt động cộng đồng, việc học của con, số con, sử dụng biện pháp tránh thai, việc sản xuất kinh doanh.

Kết quả phân tích số liệu cho thấy, người vợ thường có quyền quyết định chính một số việc, người chồng thường quyết định một số việc khác và có những việc thì quyền quyết định của hai vợ chồng như nhau. Đáng chú ý là ở rất nhiều việc, phương án vợ chồng cùng bàn bạc, cùng quyết định được khá nhiều người lựa chọn, đó là phương án vợ chồng như nhau. Tuy nhiên, mức độ bàn bạc và cùng quyết định đó khác nhau ở những việc cụ thể; chẳng hạn, có 75,7% cho biết họ cùng quyết định số con; có 61,1% cùng quyết định học hành của con; 61,1% cùng quyết định các quan hệ gia đình, họ hàng. Đối với

việc mua đồ đạc đắt tiền, tỷ lệ cùng quyết định là 57,1%; còn việc sản xuất kinh doanh là 39,5%, thấp hơn so với các công việc khác. Một số công việc có tỷ lệ nhỏ người khác quyết định, ở đây chủ yếu là ông, bà ở các gia đình ba thế hệ. [4, tr. 162-163]

Ngoài việc hai vợ chồng cùng quyết định thì nhìn chung, người chồng có tiếng nói cao hơn người vợ trong hầu hết các việc cụ thể, trừ việc sử dụng biện pháp tránh thai và việc học hành của con. Chẳng hạn, việc mua sắm đồ dùng đắt tiền thì 9,1% cho biết người vợ có quyền quyết định nhiều hơn, trong khi tỷ lệ ở người chồng là 26,7%. Tỷ lệ tương ứng ở việc xử lý các quan hệ trong gia đình và họ hàng là 11,7% và 23,2%, việc sản xuất kinh doanh là 12,3% và 19,4%. Đối với việc sử dụng biện pháp tránh thai thì 39,6% cho biết người vợ quyết định nhiều hơn, tỷ lệ này ở người chồng là 9%.[4, tr. 163- 164]. Kết quả này cho thấy bên cạnh những biểu hiện bình quyền thì trong việc ra quyết định cũng còn sự chi phối bởi quyền lực của mỗi người. Bình quyền thể hiện ở tỷ lệ hai vợ chồng cùng quyết định chiếm đa số ở hầu hết các việc chính trong gia đình. Quyền lực cao hơn của một người thể hiện ở tiếng nói của người chồng vẫn có tính quyết định ở một số việc như mua sắm, sản xuất kinh doanh, quan hệ họ hàng, còn người vợ có tiếng nói ở những việc như sử dụng biện pháp tránh thai, việc học của con hay số con.

Việc ra quyết định ở gia đình nông thôn và thành thị

Nếu xem xét tiếng nói của người vợ ở gia đình nông thôn và thành thị thì có sự khác biệt đáng kể. Ở thành thị, tỷ lệ người vợ “quyết định nhiều hơn” luôn luôn cao hơn ở nông thôn trên hầu hết các công việc khác nhau, trừ việc sử dụng biện pháp tránh thai là tương đương nhau.

Xem xét riêng tiếng nói của người chồng thì kết quả khảo sát cũng cho thấy tỷ lệ các ông chồng ở nông thôn “quyết định nhiều hơn” các công việc gia đình là cao hơn ở đô thị, đặc biệt trong sản xuất kinh doanh, về quan hệ họ hàng và hoạt động cộng đồng. Mức độ chênh lệch về quyền quyết định giữa phụ nữ đô thị và nông thôn cao hơn giữa nam giới đô thị và nông thôn. Chẳng

hạn, việc sản xuất kinh doanh, có 17,6% người vợ ở gia đình thành thị, 8,9% ở gia đình nông thôn có quyền quyết định nhiều hơn, chênh lệch ở đây là 1,9 lần nghiêng về người vợ thành thị. Trong khi đó, tỷ lệ tương ứng của người chồng ở thành thị và nông thôn là 13,2% và 24,3%, chênh lệch 1,3 lần nghiêng về người chồng nông thôn. Như vậy, điều kiện của phụ nữ đô thị như học vấn, nghề nghiệp... cùng với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh ở thành thị đã có tác động rõ rệt đến quyền ra quyết định của phụ nữ trong gia đình.

Từ các số liệu trên cho thấy:

Trong gia đình Việt Nam, người phụ nữ thường phải lao động nhiều hơn nam giới, nhưng quyền quyết định các việc của gia đình thì không nhiều, tiếng nói không có trọng lượng nhiều. Điều này có thể do:

Thứ nhất, còn có sự lạc hậu trong nhận thức. Tư tưởng trọng nam khinh nữ còn nặng nề trong ý thức xã hội qua nhiều thế kỷ. Ngày nay, mặc dù chế độ xã hội cũ đã bị thủ tiêu, nhưng một số tư tưởng lạc hậu (trong đó có tư tưởng coi thường phụ nữ) vẫn còn tồn tại khá phổ biến trong xã hội, nhất là ở nông thôn, ăn sâu vào tiềm thức của người nam cũng nhu nữ. Định kiến giới đã trở thành lực cản cho việc thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay. Những công việc gì được coi là nhỏ mọn, tầm thường trong gia đình thì người phụ nữ phải cáng đáng bên cạnh hoạt động lao động để tạo ra thu nhập, còn đàn ông chỉ làm những việc lớn lao như: tậu trâu, cưới vợ, làm nhà... Thực chất những việc làm của phụ nữ rất mất thời gian, sức lực.

Thứ hai, việc hiện thực chính sách, pháp luật vì sự tiến bộ của phụ nữ còn nhiều bất cập. Các cấp, các ngành, các đoàn rhể chưa quan tâm đúng mức việc quán triệt quan điểm giới vào các chương trình phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương. Chưa thật sự đưa giới vào dòng chính, nhìn phụ nữ là đối tượng thiệt thòi, chứ chưa nhìn phụ nữ ở diện cần phải phát huy như một nguồn lực con người.

Thứ ba, ở những địa bàn, khu vực chậm phát triển về kinh tế, văn hóa, giáo dục, dịch vụ; đặc biệt là khu vực nông thôn chưa cho phép chúng ta cải

thiện và nâng cao đời sống về mọi mặt cho con người, nhất là phụ nữ. Khi kinh tế - xã hội còn chậm phát triển thì phụ nữ và trẻ em gái vẫn luôn là đối tượng chịu thiệt thòi, vẫn bị phân biệt đối xử trong gia đình và bị tụt hậu so với nam giới ở ngoài xã hội.

Một phần của tài liệu Bình đẳng giới trong gia đình ở Việt Nam (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)