Về văn hóa giáo dục

Một phần của tài liệu Bình đẳng giới trong gia đình ở Việt Nam (Trang 101 - 105)

Nói tới trình độ văn hóa là nói đến tri thức, sự hiểu biết về khoa học, công nghệ, về chính trị, xã hội và cuộc sống. Trình độ văn hóa là cơ sở để nâng cao trình độ dân trí nói chung, bao gồm cả kinh nghiệm, vốn sống, sự khôn ngoan, khả năng vận dụng những nội dung đó trong thực tiễn.

Nhân loại đang bước vào nền văn minh trí tuệ, khoa học đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển, nó đòi hỏi lực lượng lao động phải có những cố gắng vượt bậc. Khi trình độ của phụ nữ được nâng lên về mọi mặt thì họ sẽ là một lao động giỏi, một người mẹ có ý thức kế hoạch hóa gia đình, sinh ít con, nuôi dạy con ngoan, thực hiện tốt chức năng làm vợ, biết xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc.

Đầu tư giáo dục cho phụ nữ còn là một cách nâng cao trình độ năng lực cá nhân cho phụ nữ để họ khẳng định được quyền bình đẳng thực sự với nam giới. Đầu tư giáo dục cho phụ nữ, một mặt, nhằm khắc phục những yếu kém

của họ trong hiện tại; mặt khác, còn giúp họ vươn lên đáp ứng yêu cầu mới ngày càng cao. Nâng cao trình độ văn hóa cho phụ nữ là nâng cao hiểu biết và sự ứng dụng những tri thức về khoa học và công nghệ, về chính trị, về xã hội ... cho phụ nữ, để họ làm tốt trách nhiệm người công dân, người lao động, người vợ, người mẹ trong gia đình và ngoài xã hội. Phấn đấu được điều này cần phải có sự trợ giúp từ phía gia đình và xã hội. V.I.Lênin cho rằng: Người mù chữ đứng ngoài chính trị, người lao động luôn khao khát có tri thức mới giành được chiến thắng trong đấu tranh cách mạng, chín phần mười quần chúng cần lao hiểu rõ tri thức là vũ khí trong công cuộc đấu tranh tự giải phóng. Rằng, sở dĩ họ thất bại là do bị thiếu tri thức. Ngay sau khi cách mạng vừa thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa mới ra đời, Bác Hồ đã kêu gọi diệt giặc dốt vì ham muốn tột bậc của Bác là “Ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.

Tiếp nối tư tưởng của Bác, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn tiếp tục công tác xóa mù chữ cho phụ nữ, giảm tỉ lệ trẻ em gái bỏ học, nâng cao mặt bằng dân trí, đặc biệt quan tâm tới phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn. Trong các trường phổ thông, việc hướng nghiệp, dạy nghề theo năng lực, sở trường của học sinh, tránh định hướng theo định kiến giới. Chỉ trên cơ sở có một trình độ văn hóa nhất định, phụ nữ mới có cơ hội học hành cao hơn, mới có điều kiện tiếp cận các nguồn lực sản xuất.

Lựa chọn và giới thiệu cho phụ nữ một số kinh nghiệm xác định phương hướng sản xuất, kinh doanh, xác định cơ cấu phát triển ngành nghề... Giới thiệu cho họ kinh nghiệm tạo vốn, sử dụng lao động, các kiến thức cập nhật về thị trường, luật pháp... để họ hoàn thành tốt vai trò người chủ hộ trước yêu cầu mới.

Gia đình và xã hội cần quan tâm đến sự phát triển toàn diện của phụ nữ, đặc biệt nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho họ để đảm bảo sự công bằng, bình đẳng, tạo điều kiện cho họ hòa nhập với quá trình phát triển. Các

gia đình cần coi trọng và tạo điều kiện để phụ nữ được tham gia hoặc thưởng thức sinh hoạt văn hóa, tinh thần, vui chơi, giải trí.

Cần trang bị cho phụ nữ kiến thức nuôi dạy con, phương pháp ứng xử trong gia đình nói chung, trong đời sống vợ chồng nói riêng để họ không những làm tốt trách nhiệm của người vợ, người mẹ, mà còn làm tốt nghĩa vụ công dân, có khả năng lôi cuốn được chồng con cùng chia sẻ mọi công việc gia đình, tự khẳng định được vị thế của mình trong gia đình và xã hội.

Các giải pháp cụ thể là:

Một là, lồng ghép kiến thức giới vào tất cả các khâu trong chu trình chính sách giáo dục và đào tạo như: xây dựng chính sách, lập kế hoạch, thực hiện, giám sát, đánh giá, bài học kinh nghiệm.

Hai là, các chỉ tiêu, mục tiêu bình đẳng giới trong giáo dục và đào tạo được đưa vào kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo hàng năm, chiến lược phát triển giáo dục 5 năm.

Ba là, có các giải pháp cụ thể để xóa bỏ tình trạng bất bình đẳng giới trong giáo dục đối với từng vùng, miền, khu vực... bằng cách xây dựng kế hoạch liên ngành, đẩy mạnh công tác xóa mù chữ, tạo cơ hội, điều kiện cho học sinh đi học, giảm khoảng cách chênh lệch về tỷ lệ nhập trường, tỷ lệ bỏ học giữa học sinh nam và nữ; tạo cơ hội, điều kiện cho các em nữ được quay lại trường học tiếp cận giáo dục cấp trung học phổ thông, được tiếp cận dạy nghề; xóa bỏ định kiến giới trong sách giáo khoa...

Bốn là, các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo cần phối, kết hợp với các cơ quan quản lý sản xuất kinh doanh trong việc xây dựng các chính sách đào tạo nhạy cảm giới và có trách nhiệm giới.

Năm là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá và rút kinh nghiệm công tác lồng ghép kiến thức giới, quan điểm bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo trong các cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo; trong nhà trường, trong các trung tâm học tập cộng đồng.

Sáu là, mở lớp ngắn ngày theo các chuyên đề phục vụ nhu cầu đặt ra trước mắt trên các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh,... Sau mỗi lớp, nên tổ chức thảo luận ở nhóm hoặc tham quan thực tế, thực hành nội dung đã được học. Cần xem phụ nữ là đối tượng để chuyển giao các tiến bộ khoa học, công nghệ, thông tin. Các chương trình, dự án, lớp tập huấn kỹ thuật phải tính tới yếu tố giới. Không nên xem chủ hộ là đối tượng chuyển giao mà phải xem ai trực tiếp làm công việc đó. Cần đào tạo, chuyển giao công nghệ, thông tin theo hướng phân công lao động mới trong nông nghiệp, nông thôn, phù hợp với trình độ tiếp thu của từng đối tượng để người nông dân đặc biệt là phụ nữ có thể hiểu và vận dụng được.

Bảy là, tổ chức các câu lạc bộ không chuyên như “câu lạc bộ thanh niên lập nghiệp”, “câu lạc bộ gia đình hạnh phúc”... đưa các nội dung bồi dưỡng cần thiết vào các đợt sinh hoạt của câu lạc bộ này. Thu hút mọi người cùng tham gia để tạo điều kiện giúp đỡ nhau và tăng thêm sự hiểu biết vai trò của việc xây dựng gia đình văn hóa, hạnh phúc.

Tám là, bồi dưỡng thông qua hệ thống thông tin đại chúng như báo chí, loa đài, bảng tin. Tổ chức tốt khai thác tủ sách nhà văn hóa phường, xã hoặc tủ sách dành riêng cho phụ nữ (nếu có). Việc làm này sẽ tạo điều kiện cho người phụ nữ tăng thêm sự hiểu biết về xã hội về bản thân mình. Nhờ có vốn hiểu biết ấy họ có thể chăm sóc gia đình, con cái, tham gia sản xuất tốt hơn.

Chín là, chính quyền địa phương cần quan tâm tổ chức tốt các lễ hội, các cuộc thi biểu diễn nghệ thuật, thi hát ru, câu lạc bộ sáng tác và bình thơ... để thu hút đông đảo phụ nữ chủ động tham gia vào sinh hoạt văn hóa tại địa phương. Các hoạt động này góp phần giúp người phụ nữ hòa nhập hơn với cộng đồng, xóa dần tâm lý tự ti, ngại tiếp xúc chỗ đông người, đồng thời tạo cơ hội cho họ phát huy khả năng của mình.

Mƣời là, các gia đình cần coi trọng và tạo điều kiện để phụ nữ được tham gia hoặc thưởng thức sinh hoạt văn hóa, tinh thần, vui chơi giải trí. Các cấp chính quyền địa phương cũng cần có biện pháp cứng rắn hơn để ngăn

chặn các hủ tục đang có nguy cơ trở lại như đám thứ linh đình, xây dựng, phục chế đền chùa tốn kém... ảnh hưởng lớn tới đời sống vật chất, tinh thần của các gia đình, dồn phụ nữ vào việc lo toan những khoản đóng góp không nhỏ.

Một phần của tài liệu Bình đẳng giới trong gia đình ở Việt Nam (Trang 101 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)