Về chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ

Một phần của tài liệu Bình đẳng giới trong gia đình ở Việt Nam (Trang 105 - 107)

Sức khỏe của phụ nữ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới bản thân họ mà còn ảnh hưởng lớn tới gia đình. Những năm gần đây, Nhà nước đã thực hiện một loạt chương trình, dự án chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em; song, tình trạng suy dinh dưỡng, tình trạng thiếu máu của các bà mẹ mang thai, tình trạng bệnh tật của phụ nữ chưa giảm bao nhiêu. Thực tế này cho thấy, việc chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ phải được tiến hành đồng bộ từ cộng đồng gia đình, kết hợp sự quan tâm của Nhà nước với sự quan tâm đúng đắn của các thành viên trong gia đình thông qua việc làm cụ thể và thiết thực như:

Thứ nhất, Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho nam, nữ kiểm tra sức khỏe trước khi đăng ký kết hôn, xét nghiệm gen đối với người có nguy cơ khuyết tật về gen, nhiễm độc chất hóa học, giúp đỡ về vật chất và tinh thần đối với người bị khuyết tật về gen, nhiễm chất độc hóa học, nhiễm HIV/AIDS. Hoạt động này tuy còn mới lạ ở Việt Nam, song rất cần thiết để tránh được nguy cơ lây nhiễm bệnh tật cho nhau và sinh con không khỏe mạnh, bình thường.

Thứ hai, Nhà nước đầu tư và khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công nghệ hỗ trợ sinh sản nhằm giúp đỡ người phụ nữ vô sinh, người khó có khả năng mang thai và người có nhu cầu theo quy định của pháp luật. Việc làm này sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho người phụ nữ được thực hiện vai trò làm mẹ. Đó là thiên chức thiêng liêng vốn có tự nhiên của họ.

Thứ ba, cải thiện mối quan hệ vợ chồng về những vấn đề kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe sinh sản, chăm sóc giáo dục con cái, trách nhiệm trong hoạt động chung và công việc gia đình. Cung cấp thông tin cho cả người

chồng và người vợ về Pháp lệnh Dân số sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, những kiến thức và biện pháp tránh thai của nam và nữ, khuyến khích họ lựa chọn những biện pháp phù hợp, nhất là các biện pháp tránh thai hiện đại. Đảm bảo việc sử dụng các biện pháp nạo hút thai một cách an toàn để tránh các hệ quả xấu về sức khỏe đối với người phụ nữ.

Thứ tƣ, cần có những biện pháp và chính sách tăng cường sự hỗ trợ về vật chất và tinh thần của gia đình, xã hội và cộng đồng đối với sức khỏe những phụ nữ đặc biệt như: ở nông thôn vùng sâu vùng xa, gia đình khó khăn, người bị nhiễm HIV/AIDS... Đó là sự động viên lớn đối với họ. Sự động viên này sẽ giúp họ có niềm tin để tiếp tục sống tốt hơn.

Thứ năm, trong gia đình cần có sự phân công lao động hợp lý giữa lao động nam và nữ, đặc biệt chú ý tới các yếu tố giới tính. Người chồng cần quan tâm chia sẻ việc nhà với vợ, để phụ nữ có thời gian nghỉ ngơi lấy lại sức lao động. Phụ nữ cần được nghỉ ngơi sau một ngày làm việc mệt mỏi ở cơ quan, hoặc ngoài đồng ruộng. Các địa phương cần phát triển mạng lưới nhà gửi trẻ, phát triển dịch vụ gia đình để giúp phụ nữ giảm nhẹ gánh nặng công việc nội trợ. Công việc nội trợ tưởng như rất đơn giản nhưng lại mất khá nhiều thời gian, cho nên phải tìm ra phương pháp này để phụ nữ có thời gian thư giãn..

Thứ sáu, mỗi gia đình, đặc biệt là người chồng cần quan tâm tới chế độ làm việc, bồi dưỡng sức khỏe khi người vợ mang thai và sinh con. Vì đời sống còn khó khăn nên nhiều gia đình, nhất là các gia đình ở nông thôn không có tiền dự phòng khi đau ốm, chi phí khám chữa bệnh quá cao so với thu nhập của người dân, cho nên nhiều người không dám đi bệnh viện mà tự chữa lấy. Do đó, Nhà nước cần có chế độ, chính sách với phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nông thôn nghèo. Động viên và tạo điều kiện cho phụ nữ mua bảo hiểm y tế, hạ mức đóng góp viện phí cho người nghèo... có như vậy người dân, đặc biệt là phụ nữ mới có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ y tế.

Một phần của tài liệu Bình đẳng giới trong gia đình ở Việt Nam (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)