Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của cảm nhận rủi ro ẩm thực và chuẩn mực xã hội đối với sự lựa chọn của du khách quốc tế tại thành phố Nha Trang (Trang 42)

Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam có phần lãnh thổ trên đất liền nhô ra xa nhất về phắa biển Đông, giáp với tỉnh Phú Yên về hƣớng bắc, tỉnh Đắk Lắk về hƣớng tây bắc, tỉnh Lâm Đồng về hƣớng tây nam, tỉnh Ninh Thuận về hƣớng nam, và Biển Đông về hƣớng đông. Khánh Hoà với tổng diện tắch 5197 kmỗ. gồm 8 huyện thị gồm thành phố Nha Trang- trung tâm hành chắnh, kinh tế, văn hóa của tỉnh Khánh Hòa, là đô thị loại I- một trung tâm du lịch lớn trong cả nƣớc, thành phố Cam Ranh từ năm 2010 đƣợc chắnh phủ công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh Khánh Hòa, thị xã Ninh Hòa, huyện Vạn Ninh, huyện Cam Lâm, huyện Khánh Vĩnh, huyện Khánh Sơn và huyện đảo Trƣờng Sa. Khánh Hòa có bờ biển dài hơn 385 km và gần 200 hòn đảo lớn nhỏ cùng nhiều vịnh biển đẹp nhƣ Vân Phong, Nha Trang, Cam Ranh...với khắ hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình 26⁰C, có hơn 300 ngày nắng trong năm và nhiều di tắch lịch sử văn hóa nổi tiếng khác nhƣ Tháp Bà Ponagar, Thành cổ Diên KhánhẦ.

Việc giao lƣu kinh tế, văn hóa giữa Khánh Hòa và các tỉnh trong Nam, ngoài Bắc thuận lợi nhờ đƣờng sắt xuyên Việt và quốc lộ 1A xuyên suốt chiều dài của tỉnh. Về phắa tây, tỉnh Khánh Hòa tựa lƣng vào Tây Nguyên, là cửa ngõ thông ra biển của một số tỉnh Tây Nguyên qua quốc lộ 26. Tỉnh Khánh Hòa có nhiều cảng biển nhƣ cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong, đặc biệt cảng Cam Ranh không chỉ là một cảng thiên nhiên vào loại tốt nhất trong nƣớc và thế giới mà còn là một cảng hàng không quốc tế đầy tiềm năng nhờ có thời tiết thuận lợi để phát triển ngành hàng không, đồng thời là một trạm tiếp vận thuận lợi cho các đƣờng bay trong và ngoài nƣớc.

Vị trắ địa lý của tỉnh Khánh Hòa có ảnh hƣởng lớn đến các yếu tố tự nhiên khác nhƣ: khắ hậu, đất trồng, sinh vật. Vị trắ địa lý của tỉnh Khánh Hòa còn có ý nghĩa chiến lƣợc về mặt quốc phòng, vì tỉnh Khánh Hòa nằm gần đƣờng hàng hải quốc tế, có huyện đảo Trƣờng Sa, cảng Cam Ranh và là cửa ngõ của Tây Nguyên thông ra biển Đông.

Hình 2.1: Bản đồ hành chắnh tỉnh Khánh Hòa

(Nguồn Sở Tài nguyên Môi trường Khánh Hòa)

Thành phố Nha Trang nằm ở ven biển và là trung tâm chắnh trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Khánh Hòa. Trƣớc khi trở thành phần đất của Việt Nam, Nha Trang thuộc về Chiêm Thành. Các di tắch của ngƣời Chăm vẫn còn tại nhiều nơi ở Nha Trang. Nha Trang đƣợc mệnh danh là ỘHòn ngọc của biển ĐôngỢ, ỘViên ngọc xanhỢ vì giá trị thiên nhiên, sắc đẹp cũng nhƣ khắ hậu của nó. Nha Trang có tổng diện tắch đất tự nhiên là 252,6km2 nằm ở vị trắ trung tâm, Bắc giáp huyện Ninh Hòa, Nam giáp thị xã Cam Ranh, Tây giáp Diên Khánh trong một thung lũng núi vây 3 phắa Bắc - Tây - Nam và tiếp giáp với bờ biển về phắa Đông. Sông Cái Nha Trang và sông Cửa Bé chia Nha Trang thành 3 phần, gồm 27 xã, phƣờng: Phắa Bắc sông Cái gồm các xã Vĩnh Lƣơng, Vĩnh Phƣơng, Vĩnh Ngọc và khu vực Đồng Đế gồm các phƣờng Vĩnh Phƣớc, Vĩnh Hải, Vĩnh Hoà, Vĩnh Thọ. Phắa Nam sông Cửa Bé là xã Phƣớc Đồng với địa danh "Chiến khu Đồng Bò"

và một vùng lý tƣởng cho du lịch trong tƣơng lai là rừng dừa sông Lô. Trung tâm Nha Trang nằm giữa hai con sông, gồm khu vực nội thành với các phƣờng Xƣơng Huân, Vạn Thanh, Vạn Thắng, Phƣơng Sài, Phƣơng Sơn, Ngọc Hiệp, Phƣớc Tiến, Phƣớc Tân, Phƣớc Hòa, Tân Lập, Lộc Thọ, Phƣớc Hải, Phƣớc Long, Vĩnh Trƣờng, Vĩnh Nguyên và các xã ngoại thành phắa tây gồm Vĩnh Hiệp, Vĩnh Thái, Vĩnh Thạnh, VĩnhTrung.

Nha Trang có nhiều lợi thế về địa lý, thuận tiện về đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng hàng không, đƣờng biển trong nƣớc và quốc tế, là cửa ngõ Nam Trung bộ và Tây Nguyên nên Nha Trang có nhiều điều kiện mở rộng quan hệ giao lƣu và phát triển.Nha Trang có nhiều trƣờng đại học, học viện, viện nghiên cứu, các trƣờng cao đẳng, trƣờng dạy nghề, các trung tâm triển khai các tiến bộ kỹ thuật chuyên ngành tƣơng đối đồng bộ. Chắnh vì vậy, thành phố Nha Trang đã trở thành một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực có chất lƣợng của tỉnh Khánh Hòa và của vùng Nam Trung bộ - Tây Nguyên.

Nha Trang có khắ hậu nhiết đới xavan chịu ảnh hƣởng của khắ hậu đại dƣơng. Khắ hậu Nha Trang tƣơng đối ôn hòa, nhiệt độ trung bình năm là 26,3o

C. Có mùa đông ắt lạnh và mùa khô kéo dài. Mùa mƣa lệch về mùa đông bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 12 dƣơng lịch, lƣợng mƣa chiếm gần 80% lƣợng mƣa cả năm (1.025mm). Khoảng 10 đến 20% số năm mùa mƣa bắt đầu từ tháng 7, 8 và kết thúc sớm vào tháng 11. Những đặc trƣng chủ yếu của khắ hậu Nha Trang là: nhiệt độ ôn hòa quanh năm (25o

C - 26oC), tổng tắch ôn lớn (> 9.500oC), sự phân mùa khá rõ rệt (mùa mƣa và mùa khô) và ắt bị ảnh hƣởng của bão. Đây là điều kiện khắ hậu thời tiết thuận lợi cho Nha Trang khai thác du lịch hầu nhƣ quanh năm so với các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ và các tỉnh thành khác trên cả nƣớc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của cảm nhận rủi ro ẩm thực và chuẩn mực xã hội đối với sự lựa chọn của du khách quốc tế tại thành phố Nha Trang (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)