Mô hình đề xuất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của cảm nhận rủi ro ẩm thực và chuẩn mực xã hội đối với sự lựa chọn của du khách quốc tế tại thành phố Nha Trang (Trang 39)

Một số nghiên cứu gần đây cũng đã kiểm định các mô hình phát triển từ TRA và TBP với một số biến mở rộng nhƣ sở thắch lựa chọn thực phẩm và trải nghiệm (Arlova, Lahteemaki & Tuorila, 1999), cá tắnh (Dennison & Shepherd, 1995), trách nhiệm đạo lý và cảm nhận tiêu cực (Shepherd & Raats, 1996; Olsen, 2001), và một số nhân tố khác nhƣ tuổi, giới tắnh (Armitage, Norman & Corner, 2002; Olsen, 2001). Những điều chỉnh này là phù hợp với xu hƣớng chung nhằm mở rộng các lý thuyêt về giá trị - kì vọng với một số biến tiền tố (Corner & Armitage, 1998).Nghiên cứu này không chỉ tiếp tục phát triển theo các nghiên cứu trƣớc đây mà còn cố gắng hiểu sâu hơn sự phức tạp của các tiền tố và mối quan hệ giữa các khái niệm trong lý thuyết TPB để hiểu hành vi lựa chọn ẩm thực trong du lịch.Mô hình cấu trúc cụ thể đƣợc đề xuất và kiểm định nhằm giải thắch và xem xét mối quan hệ của một số yếu tố đối với thái độ và hành vi lựa chọn thực phẩm của du khách quốc tế trên địa bàn thành phố Nha Trang sẽ đƣợc nghiên cứu, đó là:

Một là, vai trò của cảm nhận rủi ro ẩm thực (rủi ro bên trong, rủi ro bên ngoài, rủi ro bệnh lý) của du khách quốc tế đối với hành vi lựa chọn ẩm thực.

Hai là, vai trò của các nhân tố xã hội (chuẩn mực) (ảnh hƣởng của gia đình, bạn bè và nhóm tham khảo) đối với hành vi lựa chọn ẩm thực của du khách quốc tế.

Ba là, vai trò của mâu thuẫn sở thắch của du khách quốc tế đối với hành vi lựa chọn ẩm thực.

Hình 1.4: Mô hình lý thuyết đề xuất mối quan hệ giữa cảm nhận rủi ro ẩm thực, chuẩn mực xã hội, mâu thuẫn sở thắch đối với hành vi lựa chọn của du khách

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của cảm nhận rủi ro ẩm thực và chuẩn mực xã hội đối với sự lựa chọn của du khách quốc tế tại thành phố Nha Trang (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)