Vận dụng HTTĐH trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên

Một phần của tài liệu Vấn đề tự học của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ (Trang 55)

VẬN DỤNG HỌC TẬP TỰ ĐỊNH HƯỚNG

2.4. Vận dụng HTTĐH trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên

Việc vận dụng HTTĐH vào hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên được thực hiện theo các giai đoạn sau:

* Đánh giá ban đầu

Giảng viên hỗ trợ để sinh viên tự đánh giá bản thân về các yếu tố: kiến thức, kĩ năng, thái độ.

+ Kiến thức: cĩ thể là kiến thức về lĩnh vực chuyên mơn hoặc kiến thức khoa học xã hội….

+ Kĩ năng: kĩ năng chuyên sâu hoặc kĩ năng tổng hợp; kĩ năng chuyên mơn hay kĩ năng xã hội….

+ Thái độ: tích cực, tự giác, tự tin…

Đối với các sinh viên năm thứ nhất hoặc mới bước đầu tập dượt nghiên cứu, giai đoạn này cần sự hỗ trợ tích cực của giảng viên để sinh viên ngày càng thể hiện tính chủ động cao hơn. Sinh viên phải xác định được những điểm yếu, nhu cầu phấn đấu của bản thân, mới cĩ thể xác định mục tiêu đúng và cĩ động cơ đúng trong hoạt động nghiên cứu.

* Xác định mục tiêu và nội dung nghiên cứu (xác định đề tài)

- Từ việc tự đánh giá bản thân, sinh viên thảo luận cùng giảng viên xem xét nhu cầu của chính mình để thiết lập mục tiêu nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu cĩ thể làm gia tăng kiến thức, bồi dưỡng rèn luyện kĩ năng, gĩp phần thay đổi nhận thức hay thay đổi thái độ của bản thân sinh viên. Tùy theo yêu cầu mức độ của đề tài nghiên cứu, sinh viên với sự hỗ trợ của giảng viên cĩ thể xác định cụ thể mục tiêu trước mắt, mục tiêu lâu dài;

- Nội dung nghiên cứu phụ thuộc vào mục tiêu nghiên cứu. Nội dung nghiên cứu cĩ thể là kiến thức của ngành, kiến thức mơn học, hoặc là những kĩ năng vận dụng hay kĩ năng sáng tạo. Với trình độ và kinh nghiệm của mình, giảng viên giúp đỡ sinh viên xác định những nội dung cần nghiên cứu. Trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc về tính vừa sức của sinh viên trong quá trình dạy học đại học, hoạt động nghiên cứu khoa học

5

phải phù hợp với từng đối tượng sinh viên (năng lực nhận thức, năng lực nghiên cứu, tìm tịi, cũng như động cơ, hứng thú, lí tưởng nghề nghiệp v.v…);

Trường hợp sinh viên chưa cĩ được những kiến thức, kĩ năng cần thiết trong hoạt động nghiên cứu khoa học thì cần sự hỗ trợ của giảng viên để dẫn dắt sinh viên nghiên cứu những vấn đề từ dễ đến khĩ, từ đơn giản đến phức tạp, từ nắm tri thức đến rèn kĩ năng, từ vận dụng tri thức trong các tình huống quen thuộc đến vận dụng tri thức trong những tình huống mới… và phù hợp với mục tiêu mà sinh viên mong muốn. Quá trình xác định nội dung nghiên cứu là quá trình phối hợp làm việc giữa giảng viên và sinh viên, để các đề tài nghiên cứu đạt yêu cầu vừa sức, kết hợp được giữa lí thuyết và thực hành, giữa kiến thức và thực tiễn cuộc sống. Nội dung nghiên cứu phải vừa đảm bảo thoả mãn yêu cầu của người học đồng thời đảm bảo mục tiêu của chương trình đào tạo.

- Xác định các tiêu chí đánh giá quá trình nghiên cứu và sản phẩm nghiên cứu: giảng viên thống nhất với sinh viên các tiêu chí đánh giá về định lượng: kĩ năng, kinh nghiệm giải quyết vấn đề và vận dụng kiến thức; đánh giá về định tính: mức độ tích cực trong hoạt động nghiên cứu. Việc xác định tiêu chí đánh giá trước khi thực hiện giúp sinh viên định hướng cho hoạt động của mình.

* Phương pháp thực hiện

- Sinh viên tự đề xuất các nhiệm vụ thực hiện đề tài (khác với các phương pháp dạy học tích cực khác: giảng viên là người thiết kế và tổ chức hoạt động dạy học);

- Sinh viên chủ động vạch ra chiến lược nghiên cứu, kế hoạch nghiên cứu và biện pháp thực hiện. Với những sinh viên mới tập dượt nghiên cứu khoa học thì ở giai đoạn này, cần sự hỗ trợ của giảng viên để hồn chỉnh kế hoạch nghiên cứu.

* Tổ chức thực hiện

- Sinh viên chủ động thực hiện cơng việc theo kế hoạch;

- Giảng viên cung cấp các trang bị cần thiết cho hoạt động nghiên cứu: thơng tin về nguồn tài liệu, phịng xưởng thực hành... và hỗ trợ sinh viên tự giám sát hoạt động nghiên cứu và kiểm tra các kết quả thu được.

* Đánh giá kết quả

- Sinh viên tự đánh giá về kết quả nghiên cứu khoa học qua đĩ thiết lập mục tiêu nghiên cứu mới;

- So sánh với giá trị ban đầu để đánh giá sự phát triển của bản thân thơng qua hoạt động nghiên cứu;

- Quá trình đánh giá và tự đánh giá khơng chỉ diễn ra sau khi cĩ kết quả nghiên cứu mà phải được thực hiện trong suốt quá trình nghiên cứu để bổ sung hoặc điều chỉnh kế hoạch nếu cĩ những thơng tin mới cần thay đổi;

Dạy học tự định hướng học tập là một phương pháp dạy học tích cực ở mức độ cao trong quan điểm dạy học lấy người học làm trung tâm hoặc dạy học định hướng vào người học. Vì thế, khi vận dụng để rèn luyện kĩ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên cần chú ý một số điểm sau:

- HTTĐH là phương pháp học tập thể hiện sự chủ động của người học ở mức độ cao. Do đĩ, định hướng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu phải là hành động tự

6

giác, chủ động của sinh viên. Ở giai đoạn đầu khi sinh viên mới tập dượt nghiên cứu khoa học, giảng viên cĩ thể hỗ trợ cho sinh viên trong việc xác định chính xác hướng hành động phù hợp với năng lực của người học nhưng đồng thời cũng phù hợp với mục tiêu đào tạo; Mức độ chủ động của sinh viên phải được nâng cao dần trong quá trình nghiên cứu để đạt được mục tiêu đề ra;

- Để khuyến khích hoạt động nghiên cứu khoa học và vận dụng HTTĐH vào hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên, giảng viên giúp sinh viên xây dựng động cơ học tập ngay từ năm học đầu tiên. Chỉ khi cĩ động cơ học tập, cĩ hứng thú học tập, khát khao chiếm lĩnh tri thức mới thì người học mới cĩ thể tự giác, tích cực trong các hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học;

- Dạy học tự định hướng học tập là một phương pháp dạy học định hướng vào người học, người học phải chủ động trong các giai đoạn của quá trình thậm chí ngay trong giai đoạn đánh giá. Như thế, khơng cĩ nghĩa là vai trị của giảng viên bị xem nhẹ mà trái lại giảng viên đĩng vai trị chủ đạo các hoạt động học tập chủ động của sinh viên. Vì vậy yêu cầu giảng viên phải cĩ năng lực cao về chuyên mơn và về tổ chức để cĩ thể quản lí, hướng dẫn hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên đạt hiệu quả cao.

3. KẾT LUẬN

Xuất phát từ hình thức tự học ngồi nhà trường của người trưởng thành, phương pháp HTTĐH thể hiện tính chủ động, độc lập, tích cực cao của người học. Một trong những mục tiêu của giáo dục đại học là tổ chức các hoạt động dạy học để rèn luyện và phát triển những tác phong, phẩm chất của người lao động trong thế kỉ 21: chủ động, độc lập, làm việc cĩ kế hoạch, biết tự đánh giá để điều chỉnh và hồn thiện. Muốn vậy, giảng viên cần vận dụng phối hợp linh hoạt và sáng tạo các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học để phát triển tồn diện năng lực của người học. Vận dụng HTTĐH trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên là một trong những biện pháp phù hợp để nâng cao kĩ năng nghiên cứu, rèn luyện và phát triển các phẩm chất tốt đẹp của nhà nghiên cứu (làm việc cĩ kế hoạch, cẩn thận, tỷ mỉ, nghiêm túc….), phát triển năng lực của người học nhằm gĩp phần nâng cao hiệu quả đào tạo.

Chú thích:

(1) Gibbons, M. (2002). The self-directed learning handbook: Challenging adolescent student to excel. San Francisco, Jossey-Bass Publishers.

(2) Knowles, M. (1975). Self-directed learning: A guide for learners and teachers. New York, Association Press.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các Khố VIII, IX, X, XI.

2. Đặng Vũ Hoạt (chủ biên) Hà thị Đức (2009), Lí luận dạy học đại học, Nxb ĐH Sư phạm.

3. Brockett R.G; Hiemstra,R (1991), Self-direction in Learning: Perspectives in

Theory, Research, and Practicse. Routledge, London, UK.

4. Lucy M. Gugliemino & Huey B. Long (2011), The International Self-Directed Learning Symposium: A 25-Year perspective, International Journal of Self- Directed Learning 8.1-2011 (p.1 – 6).

7

1

Một phần của tài liệu Vấn đề tự học của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)