Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trong trường đại học

Một phần của tài liệu Vấn đề tự học của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ (Trang 54)

VẬN DỤNG HỌC TẬP TỰ ĐỊNH HƯỚNG

2.2. Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trong trường đại học

Quá trình hình thành nhận thức cần cĩ sự kết hợp giữa tư duy và thực tiễn, giữa lí thuyết và thực hành. Do đĩ, hoạt động nghiên cứu khoa học cĩ thể xem như một hoạt động học tập trong mối tương quan với những hoạt động học tập khác của sinh viên. Mặt khác quá trình học tập - nhận thức của sinh viên trong nhà trường về bản chất là quá trình nhận thức cĩ tính chất nghiên cứu. Nghĩa là một mặt sinh viên nắm vững tri thức khoa học đã cĩ sẵn cĩ liên quan đến nghề nghiệp tương lai, mặt khác với sự hướng dẫn chủ đạo của giáo viên, sinh viên cịn tham gia tìm kiếm chân lí mới dưới hình thức nghiên cứu khoa học. Hoạt động nghiên cứu khoa học tại nhà trường tạo điều kiện để khơi sâu tri thức, bồi dưỡng ĩc tìm tịi nghiên cứu giúp hình thành những con người độc lập, phát huy cao độ tính tích cực, tự giác, chủ động, những phẩm chất cần thiết để hoạt động trong thực tiễn xã hội và thực tiễn nghề nghiệp sau này. Thơng qua hình thức nghiên cứu khoa học, cịn giúp sinh viên tập vận dụng phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa học trong thực tiễn. Do đĩ song song với những hoạt động dạy học truyền thống, hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên cần được quan tâm phát triển để trở thành một hoạt động thường xuyên trong trường đại học.

Trong quá trình học tập ở đại học, tuỳ theo mức độ nhận thức, sinh viên thường tham gia vào các hoạt động nghiên cứu theo mức độ từ thấp đến cao: làm bài tập nghiên cứu, thực hiện các dự án học tập, tiểu luận mơn học, nghiên cứu khoa học, khố luận, luận văn tốt nghiệp. Dù ở mức độ thấp hay cao, quá trình nghiên cứu khoa học của sinh viên thường trải qua các giai đoạn sau:

- Xác định hướng nghiên cứu, xác định đề tài; - Xây dựng nhiệm vụ và kế hoạch nghiên cứu; - Thực hiện kế hoạch nghiên cứu;

- Thu thập kết quả nghiên cứu; - Đánh giá kết quả nghiên cứu.

Để cĩ thể đạt được kết quả mong muốn, trong quá trình nghiên cứu khoa học sinh viên làm việc tích cực, độc lập, sáng tạo trong việc giải quyết các nhiệm vụ của đề tài. Với tư cách là nhà khoa học cĩ đủ vốn tri thức, cĩ phương pháp và kinh nghiệm thực tiễn về nghiên cứu khoa học, chính giảng viên là người giao nhiệm vụ, xác định các đề tài phù hợp với mục tiêu đào tạo và trình độ của sinh viên. Từ đĩ, yêu cầu sinh viên thực hiện cũng như chịu trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo trực tiếp các hoạt động thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu. Cuối quá trình giảng viên sẽ đánh giá kết quả của hoạt động nghiên cứu. Như vậy trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên từ trước đến nay, sinh viên thường thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu theo yêu cầu, theo định hướng của giảng viên.

4

Một phần của tài liệu Vấn đề tự học của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)