Đánh giá hoạt động thanh toán bằng phương pháp L/C tại công ty

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán một lô hàng xuất khẩu theo phương thức L.C tại công ty TNHH MTV cao su Phú Riềng (Trang 41)

2.3.3.1. Điểm mạnh

- Thứ nhất, công ty có một hệ thống khách hàng truyền thống uy tín luôn tạo

điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu cho công ty thông qua việc giới thiệu, truyền miệng về năng lực làm việc và chất lượng sản phẩm dịch vụ của công ty.

- Thứ 2, công ty lựa chon ngân hàng Vietcombank là ngân hàng thông báo L/C. Đây là một ngân hàng làm việc lâu năm nhất trong lĩnh vực thanh toán quốc tế tại Việt Nam. Do đó, có thể tận dụng được kinh nghiệm làm việc của đội ngủ nhân viên ngân hàng trong việc kiểm tra tính chân thật của L/C.

- Thứ 3, Quy trình thanh toán L/C của công ty hầu như đi theo đúng trình tự, không đi tắt, bỏ qua các trung gian. Do đó, giảm rủi ro xảy ra.

2.3.3.2. Điểm yếu

- Sau khi nhận đựoc L/C từ ngân hàng thông báo, công ty phải tiến hành kiểm tra nội dung, hình thức của L/C. Đây là công tác hết sức quan trọng trong quy trình XK theo LC. Nếu không phát hiện những điều không hợp lí hoặc không phù hợp với hợp đồng có thể dẫn đến bồi thường hợp đồng và bị từ chối thanh toán. Cụ thể:

+ Nội dung các điều khoản trên LC khác với nội dung các điều khoản ghi trên HĐ.

+ LC có thêm những điều khoản mà rất có thể công ty không thể thực hiện được, dẫn đến bộ chứng từ thanh toán bất hợp lệ.

Tuy nhiên, tại công ty hiện nay công tác này còn chưa được chú trọng. Do đó, gây ra những sai sót kỷ thuật khi lập bộ chứng từ thanh toán.

- Nhân viên xuất nhập khẩu tiến hành công việc theo thói quen và kinh nghiệm, chưa có những hiểu biết sâu sắc về các thông lệ quốc tế, đồng thời gặp cản trở về ngôn ngữ . Do đó, nhiều lúc không nắm bắt được hết nội dung L/C.

2.4. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG THANH TOÁN L/C2.4.1. Rủi ro trong thanh toán L/C tại công ty 2.4.1. Rủi ro trong thanh toán L/C tại công ty

Tại công ty TNHH MTV Cao Su Phú Riềng, hầu hết các rủi ro xảy ra trong thanh toán L/C từ trước đến nay đều là rủi ro kỷ thuật (sai sót trong bộ chứng từ thanh toán)

Bảng 2.7: Thống kê sai sót kỷ thuật trong thanh toán L/C

2008 2009 2010 Năm Bộ % Bộ % Bộ % Bộ chứng từ sai sót 12 28.57% 9 30% 17 32% Bộ chứng từ hoàn hảo 30 71.43% 21 70% 36 68% Tổng 42 100 30 100 53 100 Nguồn: Phòng KD XNK Nhận xét: Trong giao dịch thanh toán quốc tế, phương thức thanh toán bằng L/C chiếm tỷ trọng khá cao, hơn 60%. Theo khảo sát của Phòng Thương mại Quốc tế (ICC), có khoảng 70% chứng từ xuất trình theo L/C đã bị NH từ chối vì có sai sót.

Đối với công ty Cao Su Phú Riềng, nhìn vào bảng số liệu ta thấy, các rủi ro nghiêm trọng dẫn đến từ chối thanh toán chưa xảy ra, nhưng sai sót kỷ thuật trong khi lập bộ chứng từ thanh toán vẫn còn chiếm tỷ lệ khá lớn.

- Năm 2008, có 42 hợp đồng thanh toán theo phương thức L/C. Trong đã có 12 bộ chứng từ còn gặp sai sót, chiếm 28.57%; còn lại 30 bộ là chứng từ phù hợp và được thanh toán ngay.

- Tình hình sai sót có giảm vào các năm kế tiếp:

+ Năm 2009, tổng cộng có 9 bộ chứng từ sai sót trong 30 hợp đồng thanh toán theo phương thức L/C, chiếm 30%

 Điều này thể hiện khâu lập chứng từ đã có cải thiện nhưng các sai sót kỹ thuật vẫn còn tồn tại. Các sai sót kỹ thuật dù chưa gây hậu quả nghiêm trọng nhưng chắc chắn cũng sẽ gây cho công ty những phí tổn cả về thời gian và tiền bạc. Hơn nữa, thời gian khắc phục những sai sót cũng sẽ ảnh hưởng đến khách hàng, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của công ty.

2.4.2. Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những sai sót trong bộ chứng từ thanh toán  Nguyên nhân chủ quan:

- Trong khâu ký kết hợp đồng ngoại thương, người mua và người bán đã không thoả thuận rõ ràng về các chi tiết giao hàng hoặc L/C, dẫn đến công ty hiểu nhầm ý đối tác trong việc tổ chức thực hiện hợp đồng, chứng từ thanh toán không phù hợp.

- Quá trình kiểm tra khi nhận L/C thiếu sự kỹ lưỡng, những sai sót nhỏ không được phát hiện để yêu cầu bên mở L/C tu chỉnh cho phù hợp.

- Công tác lập chứng từ thiếu cẩn thận.  Nguyên nhân khách quan:

- L/C không được phát hành chuẩn xác có chủ ý xấu hoặc L/C không hoàn chỉnh, không khả thi.

- Một số nhà nhập khẩu đã cài một số điều khoản không khả thi dể bắt lỗi chứng từ làm cơ sở từ chối nhận hàng hoặc làm cơ sở mặc cả để giảm giá.

2.4.3. Các biện pháp hạn chế rủi ro mà công ty sử dụng

Khi có sai sót trong bộ chứng từ thanh toán trong phương thức L/C, công ty giải quyết theo một trong những cách sau:

 Cách 1: Công ty ký xác nhận sai sót bộ chứng từ. Thường là các chi tiết sai sót nhỏ, không đáng kể. Công ty tin tưởng bên bán chấp nhận được.

 Cách 2: Công ty lập lại một số chứng từ

Một số chứng từ có sai sót nội dung chi tiết nhưng các sai sót này có thể gây khó khăn cho người nhập khẩu. Công ty phải lập lại chứng từ này.

 Cách 3: Một số trường hợp, Công ty phải chấp nhận chuyển sang phương thức nhờ thu.

Nếu không thể sử dụng một trong những cách trên, người xuất khẩu có thể yêu cầu ngân hàng giao dịch gửi bộ chứng từ với trách nhiệm của mình về mọi rủi ro đến ngân hàng mở để nhờ thu. Với cách này, người xuất khẩu phải chờ một thời gian mới được thanh toán. Ngân hàng mở sẽ hành động như một ngân hàng nhờ thu, sẽ chuyển số tiền thu được bằng thư hàng không cho người xuất khẩu thông qua ngân hàng của người này. Nếu giá trị hối phiếu là một số tiền lớn, người xuất khẩu nên yêu cầu ngân hàng thu ngân chuyển số tiền thu được trên bằng điện chuyển tiền để thu được tiền nhanh hơn.

Chuơng 3

CÁC BIỆN PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN L/C

3.1. QUAN ĐIỂM ĐỊNH HUỚNG TRONG VIỆC ĐƯA RA CÁC GIẢI PHÁP 3.1.1. Các định hướng chung 3.1.1. Các định hướng chung

Có thể khẳng định rằng sự toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới kéo theo sự hội nhập của các doanh nghiệp, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu như một xu thế tất yếu. Ngay nay, mối quan hệ giao lưu, hợp tác giữa các quốc gia, các dân tộc trên thế giới là sâu rộng hơn bao giờ hết. Sự sâu rộng nay thể hiện ở hội nhập cao độ của nền kinh tế thế giới trên tất cả các mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Đây là một xu thế của thời đại, có tính khách quan và không thể đảo ngược. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Trong hơn 10 năm thực hiện chủ trương đổi mới, Việt Nam đa dần mở cửa lĩnh vực hoạt động ngoại thương thông qua xuất nhập khẩu hàng hoá.

Đặc biệt, với sự kiện gia nhập WTO thì chỉ số mở cửa này đã vượt xa hơn bao giờ hết.

Mức độ hội nhập về hoạt động kinh tế của một quốc gia không những phụ thuộc vào ý chí chủ quan (luật pháp) của một nhà nước mà còn phụ thuộc vào năng lực của các khu vực kinh tế trong nước (nhất là khu vực tài chính ngân hàng), đồng thời cũng phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài nền kinh tế. Điều đó giải thích tại sao tình hình hội nhập cũng như bước đi, lộ trình hội nhập của mỗi quốc gia trên thế giới là rất khác nhau. Duy chỉ có một điều là sự nỗ lực thích ứng với xu thế hội nhập đó của các quốc gia là giống nhau trên toàn thế giới. Để làm được điều đó đòi hỏi các chính sách, các giải pháp kinh tế nói chung và giải pháp cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói riêng, cụ thể ở đây là giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ luôn phải bám sát và phù hợp với xu thế tất yếu nói trên. Có như vậy, chúng ta mới luôn chủ động đối phó được với các thách thức mà xu thế đặt ra. Nói tóm lại, chúng ta cần xây dựng các giải pháp mang

tính ổn định chiến lược sao cho khi quá trình hội nhập kinh tế thực sự phát triển thì các giải pháp đó vẫn giữ nguyên giá trị. Để thoả mãn được yêu cầu trên thì điều kiện tiên quyết là các giải pháp đề ra là phải phù hợp với các thông lệ quốc tế.

3.1.2 Các giải pháp phải phù hợp với thông lệ quốc tế.

Với một môi trường cạnh tranh khốc liệt và những khó khăn do hội nhập quốc tế mang lại, Việt Nam cần phải cải tiến lề lối làm việc, nâng cao trình độ quản lý và phục vụ của những cơ quan hữu quan đặc biệt là các ban ngành có tác động mạnh đến ngoại thương mà trong đó các công ty xuất nhập khẩu đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Các doanh nghiệp hoạt động trong ngành xuất nhập khẩu cần phải tự trang bị các thiết bị hiện đại cũng như phương pháp làm việc kinh doanh sao cho phù hợp với trình độ thế giới đồng thời chú ý đến trinh độ thực tế Việt Nam để có những cải tiến hợp lý. Để tránh những rắc rối về mặt pháp lý khi xảy ra tranh chấp các doanh nghiệp cần tuân thủ theo các tập quan buôn bán quốc tế, nâng cao uy tín của mình trên trường thế giới. Vì vậy càng đòi hỏi các đề xuất phải phù hợp với các thông lệ quốc tế. Điều này đặc biệt quan trọng bởi hoạt động ngoại thương cũng như hoạt động thanh toán quốc tế không còn bó hẹp trong phạm vi quốc gia mà nó đã vươn ra tầm thế giới. Bởi vậy, các văn bản pháp lý và thông lệ quốc tế vẫn là những căn cứ cơ bản chủ yếu để điều chỉnh các mối quan hệ nay. Tầm quan trọng của giao dịch tín dụng chứng từ đòi hỏi phải có hành lang pháp lý để các doanh nghiệp thực hiện. UCP 600 thể hiện đầy đủ thông lệ và tập quán quốc tế và được các tổ chức thương mại trên thế giới chấp nhận và áp dụng. Nhưng tín dụng chứng từ còn là các giao dịch trong nước từ mối quan hệ giữa ngân hàng - người mở, ngân hàng - người hưởng. Nó luôn được chi phối bởi luật pháp quốc gia. Như vậy, giao dịch tín dụng chứng từ được tiến hành trên hành lang pháp lý quốc tế va quốc gia. Luật quốc gia ra đời đã hỗ trợ, bổ sung cho các văn bản quốc tế khi áp dụng vào điều kiện cụ thể của từng nước. Tuy nhiên, UCP 600 là tập quan quốc tế áp dụng toàn cầu, còn luật quốc gia chỉ có giá trị trong một nước. Chính vì thế mà các giải pháp kiến nghị được cụ thể hóa thành luật cũng cần phải tôn trọng tiêu chí trên.

3.1.3 Tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu phát triển.

Các phương thức thanh toán quốc là công cụ trong kinh doanh quốc tế. Nó giúp quá trình lưu thông quốc tế thêm thuận lợi trông vấn đề thanh toán. Các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu thông qua việc cải thiện vấn đề thanh toán sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu phát triển mạnh mẽ.

Một quan điểm nữa cũng cần phải lưu ý là các giải pháp đưa ra cần nhằm vào phục vụ yêu cầu của những người xuất nhập khẩu. Điều này có nghĩa là các giải pháp đưa ra đòi hỏi phải vừa hạn chế được rủi ro vừa đẩy mạnh công tác xuất nhập khẩu. Khi đo, đi cùng với rủi ro giảm là tăng kim ngạch thanh toán và lợi nhuận của công ty cũng sẽ tăng theo

3.1.4. Phù hợp với tình hình thực tế Việt Nam.

Đây là quan điểm mà nhiều khi chúng ta đã bỏ quên khi đưa ra các giải pháp nhưng cũng phải nhấn mạnh rằng đây chính là nguyên tắc then chốt bởi nó chính là yếu tố đem đến sức sống, thực tiễn hóa các giải pháp mà chúng ta đưa ra. Nói cách khác, tính khả thi của các đề xuất hay giải pháp nêu ra phụ thuộc vào mức độ tôn trọng nguyên tắc nay. Hiện nay, có hàng nghìn công trình nghiên cứu, hàng nghìn giải pháp kiến nghị đã ra đời nhưng vẫn chỉ là những trang giấy bởi những công trình đó đã xa rời nguyên tắc này, gây lãng phí không biết bao nhiêu công sức, thời gian, tiền của mà đáng lẽ ra có thể làm được những việc hữu ích hơn. Vì vậy, một lần nữa xin khẳng định rằng dù bất cứ giải pháp kiến nghị nào, vì mục đích gì cũng phải luôn gắn liền với tình hình thực tế mà nó được áp dụng. Cụ thể là nó phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm, khả năng tài chính cũng như nguồn nhân lực, vật lực... của nước đó sao cho hiệu quả áp dụng là lớn nhất.

3.2 KIẾN NGHỊ VỀ CÁCH XỬ LÝ RỦI RO KỸ THUẬT TẠI CÔNG TY3.2.1 Thống kê các biện pháp xử lý rủi ro kỹ thuật tại công ty 3.2.1 Thống kê các biện pháp xử lý rủi ro kỹ thuật tại công ty

Bảng 3.1: Thống kê các biện pháp xử lý rủi ro kỹ thuật

2008 2009 2010

Năm

Bộ % Bộ % Bộ %

C1: Xác nhận sai sót bộ chứng từ 6 50 4 44,44 4 57.14

C2: Lập lại chứng từ 3 25 3 33.33 2 28.57

C3: Chuyển sang phương thức nhờ thu 3 25 2 22.22 1 14.29

Tổng 12 100 9 100 7 100

Nguồn: Phòng KD XNK

Nhận xét:

Nhìn vào bảng thống kê ta thấy, có hai biện pháp mà công ty thường sử dụng nhất khi chứng từ xảy ra sai sót là xác nhận sai sót bộ chứng từ và lập lại chứng từ

3.2.2. Kiến nghị cho công ty

Theo thống kê về các biện pháp xử lý sai sót bộ chứng từ mà công ty đã thực hiện, ta thấy cách xử lý phổ biến của công ty là xác nhận sai sót bộ chứng từ.

Tuy đây là sai sót nhỏ và người mua thường chấp nhận các sai sót này. Nhưng cách xử lý này vẫn chứa đựng những rủi ro trong trường hợp khách hàng thiếu thiện chí.

Đối với trường hợp lập lại chứng từ, việc lập lại mất thêm thời gian, tiền bạc cho công ty. Hơn nữa, một số trường hợp công ty có thể lập lại chứng từ không kịp với thời hạn tối đa trình bộ chứng từ cho ngân hàng theo quy định trong L/C.

Một số ít bộ chứng từ của công ty được xử lý theo phương thức nhờ thu. Có nghĩa là, Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu sẽ chuyển bộ chứng từ, chỉ thị nhờ thu và hối phiếu đến ngân hàng phát hành L/C để thu hộ. Lúc này, ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu chỉ đóng vai trò trung gian (thu hộ tiền trong thanh toán) chứ không có trách nhiệm gì về việc nhà xuất khẩu có được thanh toán hay không.

Trong trường hợp này, sau khi gửi bộ chứng từ, việc thanh toán tiền hàng phụ thuộc hoàn toàn vào bên nhập khẩu.

Như vậy, việc áp dụng phương pháp chuyển sang nhờ thu sẽ làm nhà xuất khẩu mất đi thế chủ động và đôi khi bị trì hoản thanh toán.

Do đó, khi chọn cách xử lý bộ chứng từ sai sót bằng cách chuyển sang nhờ thu, công ty cần xem xét đến:

- Thiện chí thanh toán của phí nhập khẩu: dựa vào quá trình hợp tác làm ăn và uy tín của đối tác trên thương trường để đánh giá thiện chí thanh toán của đối tác. - Mức độ sai sót của bộ chứng từ: nếu bộ chứng từ có sai sót quá lớn, tốt nhất công ty nên lám lại bộ chứng từ để được đảm bảo thanh toán, chi nên áp dụng biện

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán một lô hàng xuất khẩu theo phương thức L.C tại công ty TNHH MTV cao su Phú Riềng (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)