Giá bán bình quân qua các năm(2008-2010)

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán một lô hàng xuất khẩu theo phương thức L.C tại công ty TNHH MTV cao su Phú Riềng (Trang 33)

Bảng 2.5: Giá bán bình quân qua các năm (2008-2010)

Năm Giá bán (triệu đồng/tấn)

2008 37.329.529

2009 33.823.808

2010 63.000.000

Nguồn: Phòng KDXNK

Nhận xét:

Giá bán có tác động rất lớn đến nhu cầu sản phẩm của khách hàng, nhất là khách hàng là các công ty mua mủ cao su để làm nguyên liệu đầu vào vì họ thường mua với số lượng lớn, tính ổn định cao, và họ luôn muốn mua với giá rẻ để hạ giá thành sản phẩm của mình. Vì vậy, việc định giá là rất cần thiết cho công ty, nó là yếu tố quyết định tới sản lượng, doanh thu và lợi nhuận của công ty.

Là thành viên của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, giá bán mủ cao su sơ chế của Công ty do Tập đoàn quy định. Hiện nay Công ty đang áp dụng 2 phương thức tính giá cho 2 loại hợp đồng khác nhau: Giá bán cho các hợp đồng dài hạn và giá bán cho các hợp đồng chuyến.

- Giá bán cho hợp đồng dài hạn được ban hành hàng năm bởi Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam quy định chung cho tất cả các công ty thành viên áp dụng khoảng tháng 11 hàng năm được gọi là công thức tính giá để áp dụng tính toán giá hàng tháng cho năm sau. Có 3 công thức tính giá:

+ Dựa theo giá bình quân đóng cửa trên sàn giao dịch Singapore (Sicom) của tháng trước tháng giao hàng

+ Dựa theo giá bình quân đóng cửa trên sàn giao dịch Malaysia (MRE) của tháng trước tháng giao hàng.

+ Dựa trên giá bình quân của Sicom và MRB

- Giá bán các hợp đồng bán chuyến do công ty chào giá và thỏa thuận với khách hàng từng hợp đồng cụ thể trên cơ sở từ mức giá sàn trở lên do Tập đoàn CNCS Việt Nam ban hành từng thời điểm theo biến động của giá thị trường.

- Khách hàng ký kết hợp đồng dài hạn là những khách hàng truyền thống có quan hệ mua bán lâu dài và có có lợi cho cả hai bên. Bên mua được bảo đảm nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định, bên bán được nảo đảm một số lượng sản phẩm đảm bảo sẽ được tiêu thụ.

Khách hàng chuyến của công ty bao gồm:

- Khách hàng truyền thống có nhu cầu thường xuyên nhưng không muốn ký hợp đồng dài hạn theo giá công thức

- Khách hàng không thường xuyên và các khách hàng mới.

Ưu điểm của hợp đồng dài hạn là hai bên mua bán bảo đảm số lượng cung cấp và tiêu thụ nhưng loại hợp đồng này đôi khi có giá khác biệt rất lớn so với giá thị trường tại thời điểm giao hàng do kết quả tính giá theo công thức cố định.

Loại hợp đồng chuyến thì ngược lại. Giá của loại hợp đồng này được thỏa thuận theo giá thị trường tại thời điểm giao dịch nhưng lại phụ thuộc vào nhu cầu của bên mua hoặc năng lực hàng có sẵn của bên bán từng thời điểm.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán một lô hàng xuất khẩu theo phương thức L.C tại công ty TNHH MTV cao su Phú Riềng (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)