2.3.1. Khái quát tình hình thanh toán quốc tế tại công ty
% 175 109 22 126 Chênh l ệch (2009/2008) + /- 13. 994. 424 9. 516. 359 522. 756 24. 030. 538 % 50.4 42.9 58.2 48.5 Chênh l ệch (2010/2009) + /- 8. 126. 992 6. 549. 835 3. 304. 294 17. 981. 120 % 51 42.3 6.7 100 Năm 2010 USD 21. 983. 960 18. 233. 755 2. 888. 089 43. 105. 804 % 41.9 45.7 12.4 100 Năm 2009 USD 7. 992. 536 8. 717. 396 2. 365. 333 19. 075. 266 % 43.5 41.2 15.3 100 Năm 2008 USD 16. 119. 528 15. 267. 231 5. 669. 627 37. 056. 386 B ả ng 2. 6 : Tình hình xu ất khẩu theo ph ư ơ ng th ứ c thanh toán Phuơ g th ứ c
thanh toán L/C CAD PT khác D/s
ố
0,00% 10,00% 20,00% 30,00% 40,00% 50,00% 60,00%
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
L/C CAD Khác
Biểu đồ 2: So sánh tỉ trọng các phương thức thanh toán qua các năm 2008-2010
Nhận xét:
Phương thức thanh toán là nhân tố không ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, nó là phương thức thu hồi vốn sau khi bán sản phẩm, đảm bảo cho tình hình kinh doanh ổn định.
Hiện nay công ty đang sử dụng hai phương thức thanh toán chính là L/C và CAD. Ngoài ra còn có các phương thức khác như D/P, TT…Trong đó, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ luôn chiếm một ưu thế hơn hẳn các phương thức thanh toán khác. Năm 2008, doanh số thanh toán bằng L/C đạt 16.119.528 USD,
chiếm 43.5% trong tỷ trọng thanh toán xuất khẩu tại công ty. Nhưng qua đến năm 2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới làm cho các hoạt động xuất khẩu có phần chững lại. Doanh số thanh toán lúc này giảm đi 8.126.992 USD so với năm trước, còn lại 7.992.536 USD với tỷ trọng 50.4%. Như vậy, mặc dù giá trị thanh toán giảm nhưng tỷ trọng thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ vẫn tăng so với năm 2008, điều này đảm bảo hơn cho cả nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu trong thời kỳ khủng hoảng.
Qua năm 2010, doanh số thanh toán bằng phương thức L/C đã phục hồi và tăng mạnh, đạt giá trị 21.983.960 USD với tỷ trọng thanh toán xuất khẩu là 51%. Vậy rõ ràng rằng, việc doanh số thanh toán bằng L/C có giảm đi vào năm 2009, nhưng nó chỉ mang tính chất nhất thời do sự liên quan chặt chẽ giữa tình hình kinh tế thế giới với nhu cầu xuất khẩu tại công ty. Với sự gia tăng nhanh về giá trị thanh toán, so với năm 2009 thì doanh số thanh toán của hình thức này đã tăng 175% . Điều này cho thấy, phương thức thanh toán bằng L/C vẫn là phương thức được công ty ưa chuộng sử dụng trong việc thanh toán các hợp đồng xuất khẩu so với các hình thức khác.
Đứng vị trí thứ hai là phương thức CAD. Năm 2009, có 8.717.396 USD doanh thu xuất khẩu được thanh toán bằng CAD, chiếm tỷ trọng 45.7%. Đến năm 2010, tỷ trọng này đã giảm xuống còn 42.3%, nhường cho cho phương thức thanh toán bằng L/C.
Ngoài ra, đối với các các hợp đồng nhỏ, công ty còn áp dụng các phương thức khác như D/P, TT tùy theo yêu cầu của người mua hàng … tuy nhiên, chiếm một tỷ trọng nhỏ, năm 2010 con số này là 6,7%
2.3.2. Thực trạng quy trình thanh toán một lô hàng xuất khẩu theo phương pháp L/C pháp L/C
Hiện nay, trong phương thức thanh toán L/C, công ty sử dụng hầu hết là L/C không huỷ ngang.
Lấy một ví dụ, công ty TNHH MTV Cao Su Phú Riềng ký một hợp đồng xuất khẩu lô hàng cao su thiên nhiên với công ty S.E.A PTE Corp tại Singapore theo phương thức L/C không hủy ngang. Quy trình sẽ được diễn ra như sau:
Sơ đồ 2.1: Quy trình nghiệp vụ L/C không thể hủy ngang
Giải thích quy trình:
Bước 1: Hai bên ký kết HĐ ngoại thương với phương thức thanh toán là L/C không hủy ngang. Điều kiện giao hàng là CIF hoặc FOB.
Bước 2: Công ty S.E.A làm thủ tục mở L/C (Đơn xin mở L/C) tại ngân hàng của mình là ngân hàng Hong kong & Shanghai tại Singapore (Ngân hàng phát hành L/C) theo các điều khoản ghi trên HĐ ngoại thương.
Bước 3: Hongkong & Shanghai Bank gửi thông báo L/C sang ngân hàng của bên bán là Vietcombank (Ngân hàng thông báo)
Bước 4: Vietcombank gửi thông báo L/C cho bên bán để kiểm tra xác nhận nội dung của L/C là phù hợp với các điều khoản của Hợp đồng. Nếu có chi tiết hoặc điều khoản nào chưa phù hợp với hợp đồng, bên bán yêu cầu bên mua tu chỉnh nội dung L/C cho phù hợp.
Bước 5: Công ty Cao Su Phú Riềng sau khi xem xét nội dung L/C, sẽ thực hiện giao hàng và lập bộ chứng từ phù hợp với yêu cầu của L/C.
Bộ chứng từ được yêu cầu rõ ràng trong L/C và nội dung và số lượng bộ chứng từ phải phù hợp với nội dung ghi trên L/C. Thông thường bộ chứng từ thanh toán bao gồm:
1) Hối phiếu (Bill of exchange)
2) Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) 3) Phiếu đóng gói (Packing list)
4) Bộ vận đơn (Bill of Lading) 5) Chứng nhận xuất xứ (CO) 6) Chứng nhận chất lượng 7) Các chứng từ khác
Bước 6: Công ty Cao Su Phú Riềng trình bộ chứng từ thanh toán đến ngân hàng của mình. Vietcombank tiến hành kiểm tra bộ chứng từ hợp lệ. Trường hợp có các bất hợp lệ, ngân hàng bên bán sẽ yêu cầu:
- Bên bán lập lại bộ chứng từ hợp lệ. - Bên bán xác nhận các bất hợp lệ
- Bên bán chấp nhận bất hợp lệ và chuyển sang phương thức nhờ thu Bước 7: Vietcombank gửi bộ chứng từ kèm hối phiếu và thư đòi tiền sang ngân hàng Hong kong & Shanghai.
Bước 8: Ngân hàng Hongkong & Shanghai kiểm tra tính hợp lệ bộ chứng từ thanh toán. Trường hợp bộ chứng từ hợp lệ, ngân hàng bên mua tiến hành thanh toán cho ngân hàng bên bán. Trường hợp có các bất hợp lệ, ngân hàng bên mua yêu cầu bên mua:
- Chấp nhận bất hợp lệ và thực hiện thanh toán
- Không chấp nhận và yêu cầu lập bộ chứng từ hợp lệ. - Không chấp nhận và khước từ thanh toán.
Bước 9: Vietcombank ghi có số tiền thanh toán vào tài khoản của công ty Cao Su Phú Riềng .
Bước 10: Ngân hàng Hongkong & Shanghai trao bộ chứng từ cho công ty S.E.A và phát lệnh đòi tiền S.E.A
Bước 11:Công ty S.E.A kiểm tra bộ chứng từ:
- Nếu thấy phù hợp với những quy định của L/C thì tới ngân hàng làm thủ tục thanh toán, ngân hàng ký hậu bộ chứng từ cho S.E.A đi nhận hàng.
- Nếu thấy không phù hợp với quy định của L/C thì S.E.A có quyền từ chối thanh toán.
2.3.3. Đánh giá hoạt động thanh toán bằng phương pháp L/C tại công ty 2.3.3.1. Điểm mạnh 2.3.3.1. Điểm mạnh
- Thứ nhất, công ty có một hệ thống khách hàng truyền thống uy tín luôn tạo
điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu cho công ty thông qua việc giới thiệu, truyền miệng về năng lực làm việc và chất lượng sản phẩm dịch vụ của công ty.
- Thứ 2, công ty lựa chon ngân hàng Vietcombank là ngân hàng thông báo L/C. Đây là một ngân hàng làm việc lâu năm nhất trong lĩnh vực thanh toán quốc tế tại Việt Nam. Do đó, có thể tận dụng được kinh nghiệm làm việc của đội ngủ nhân viên ngân hàng trong việc kiểm tra tính chân thật của L/C.
- Thứ 3, Quy trình thanh toán L/C của công ty hầu như đi theo đúng trình tự, không đi tắt, bỏ qua các trung gian. Do đó, giảm rủi ro xảy ra.
2.3.3.2. Điểm yếu
- Sau khi nhận đựoc L/C từ ngân hàng thông báo, công ty phải tiến hành kiểm tra nội dung, hình thức của L/C. Đây là công tác hết sức quan trọng trong quy trình XK theo LC. Nếu không phát hiện những điều không hợp lí hoặc không phù hợp với hợp đồng có thể dẫn đến bồi thường hợp đồng và bị từ chối thanh toán. Cụ thể:
+ Nội dung các điều khoản trên LC khác với nội dung các điều khoản ghi trên HĐ.
+ LC có thêm những điều khoản mà rất có thể công ty không thể thực hiện được, dẫn đến bộ chứng từ thanh toán bất hợp lệ.
Tuy nhiên, tại công ty hiện nay công tác này còn chưa được chú trọng. Do đó, gây ra những sai sót kỷ thuật khi lập bộ chứng từ thanh toán.
- Nhân viên xuất nhập khẩu tiến hành công việc theo thói quen và kinh nghiệm, chưa có những hiểu biết sâu sắc về các thông lệ quốc tế, đồng thời gặp cản trở về ngôn ngữ . Do đó, nhiều lúc không nắm bắt được hết nội dung L/C.
2.4. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG THANH TOÁN L/C2.4.1. Rủi ro trong thanh toán L/C tại công ty 2.4.1. Rủi ro trong thanh toán L/C tại công ty
Tại công ty TNHH MTV Cao Su Phú Riềng, hầu hết các rủi ro xảy ra trong thanh toán L/C từ trước đến nay đều là rủi ro kỷ thuật (sai sót trong bộ chứng từ thanh toán)
Bảng 2.7: Thống kê sai sót kỷ thuật trong thanh toán L/C
2008 2009 2010 Năm Bộ % Bộ % Bộ % Bộ chứng từ sai sót 12 28.57% 9 30% 17 32% Bộ chứng từ hoàn hảo 30 71.43% 21 70% 36 68% Tổng 42 100 30 100 53 100 Nguồn: Phòng KD XNK Nhận xét: Trong giao dịch thanh toán quốc tế, phương thức thanh toán bằng L/C chiếm tỷ trọng khá cao, hơn 60%. Theo khảo sát của Phòng Thương mại Quốc tế (ICC), có khoảng 70% chứng từ xuất trình theo L/C đã bị NH từ chối vì có sai sót.
Đối với công ty Cao Su Phú Riềng, nhìn vào bảng số liệu ta thấy, các rủi ro nghiêm trọng dẫn đến từ chối thanh toán chưa xảy ra, nhưng sai sót kỷ thuật trong khi lập bộ chứng từ thanh toán vẫn còn chiếm tỷ lệ khá lớn.
- Năm 2008, có 42 hợp đồng thanh toán theo phương thức L/C. Trong đã có 12 bộ chứng từ còn gặp sai sót, chiếm 28.57%; còn lại 30 bộ là chứng từ phù hợp và được thanh toán ngay.
- Tình hình sai sót có giảm vào các năm kế tiếp:
+ Năm 2009, tổng cộng có 9 bộ chứng từ sai sót trong 30 hợp đồng thanh toán theo phương thức L/C, chiếm 30%
Điều này thể hiện khâu lập chứng từ đã có cải thiện nhưng các sai sót kỹ thuật vẫn còn tồn tại. Các sai sót kỹ thuật dù chưa gây hậu quả nghiêm trọng nhưng chắc chắn cũng sẽ gây cho công ty những phí tổn cả về thời gian và tiền bạc. Hơn nữa, thời gian khắc phục những sai sót cũng sẽ ảnh hưởng đến khách hàng, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của công ty.
2.4.2. Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những sai sót trong bộ chứng từ thanh toán Nguyên nhân chủ quan:
- Trong khâu ký kết hợp đồng ngoại thương, người mua và người bán đã không thoả thuận rõ ràng về các chi tiết giao hàng hoặc L/C, dẫn đến công ty hiểu nhầm ý đối tác trong việc tổ chức thực hiện hợp đồng, chứng từ thanh toán không phù hợp.
- Quá trình kiểm tra khi nhận L/C thiếu sự kỹ lưỡng, những sai sót nhỏ không được phát hiện để yêu cầu bên mở L/C tu chỉnh cho phù hợp.
- Công tác lập chứng từ thiếu cẩn thận. Nguyên nhân khách quan:
- L/C không được phát hành chuẩn xác có chủ ý xấu hoặc L/C không hoàn chỉnh, không khả thi.
- Một số nhà nhập khẩu đã cài một số điều khoản không khả thi dể bắt lỗi chứng từ làm cơ sở từ chối nhận hàng hoặc làm cơ sở mặc cả để giảm giá.
2.4.3. Các biện pháp hạn chế rủi ro mà công ty sử dụng
Khi có sai sót trong bộ chứng từ thanh toán trong phương thức L/C, công ty giải quyết theo một trong những cách sau:
Cách 1: Công ty ký xác nhận sai sót bộ chứng từ. Thường là các chi tiết sai sót nhỏ, không đáng kể. Công ty tin tưởng bên bán chấp nhận được.
Cách 2: Công ty lập lại một số chứng từ
Một số chứng từ có sai sót nội dung chi tiết nhưng các sai sót này có thể gây khó khăn cho người nhập khẩu. Công ty phải lập lại chứng từ này.
Cách 3: Một số trường hợp, Công ty phải chấp nhận chuyển sang phương thức nhờ thu.
Nếu không thể sử dụng một trong những cách trên, người xuất khẩu có thể yêu cầu ngân hàng giao dịch gửi bộ chứng từ với trách nhiệm của mình về mọi rủi ro đến ngân hàng mở để nhờ thu. Với cách này, người xuất khẩu phải chờ một thời gian mới được thanh toán. Ngân hàng mở sẽ hành động như một ngân hàng nhờ thu, sẽ chuyển số tiền thu được bằng thư hàng không cho người xuất khẩu thông qua ngân hàng của người này. Nếu giá trị hối phiếu là một số tiền lớn, người xuất khẩu nên yêu cầu ngân hàng thu ngân chuyển số tiền thu được trên bằng điện chuyển tiền để thu được tiền nhanh hơn.
Chuơng 3
CÁC BIỆN PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN L/C
3.1. QUAN ĐIỂM ĐỊNH HUỚNG TRONG VIỆC ĐƯA RA CÁC GIẢI PHÁP 3.1.1. Các định hướng chung 3.1.1. Các định hướng chung
Có thể khẳng định rằng sự toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới kéo theo sự hội nhập của các doanh nghiệp, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu như một xu thế tất yếu. Ngay nay, mối quan hệ giao lưu, hợp tác giữa các quốc gia, các dân tộc trên thế giới là sâu rộng hơn bao giờ hết. Sự sâu rộng nay thể hiện ở hội nhập cao độ của nền kinh tế thế giới trên tất cả các mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Đây là một xu thế của thời đại, có tính khách quan và không thể đảo ngược. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Trong hơn 10 năm thực hiện chủ trương đổi mới, Việt Nam đa dần mở cửa lĩnh vực hoạt động ngoại thương thông qua xuất nhập khẩu hàng hoá.
Đặc biệt, với sự kiện gia nhập WTO thì chỉ số mở cửa này đã vượt xa hơn bao giờ hết.
Mức độ hội nhập về hoạt động kinh tế của một quốc gia không những phụ thuộc vào ý chí chủ quan (luật pháp) của một nhà nước mà còn phụ thuộc vào năng lực của các khu vực kinh tế trong nước (nhất là khu vực tài chính ngân hàng), đồng thời cũng phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài nền kinh tế. Điều đó giải thích tại sao tình hình hội nhập cũng như bước đi, lộ trình hội nhập của mỗi quốc gia trên thế giới là rất khác nhau. Duy chỉ có một điều là sự nỗ lực thích ứng với xu thế hội nhập đó của các quốc gia là giống nhau trên toàn thế giới. Để làm được điều đó đòi hỏi các chính sách, các giải pháp kinh tế nói chung và giải pháp cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói riêng, cụ thể ở đây là giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ luôn phải bám sát và phù hợp với xu thế tất yếu nói trên. Có như vậy, chúng ta mới luôn chủ động đối phó được với các thách thức mà xu thế đặt ra. Nói tóm lại, chúng ta cần xây dựng các giải pháp mang
tính ổn định chiến lược sao cho khi quá trình hội nhập kinh tế thực sự phát triển thì các giải pháp đó vẫn giữ nguyên giá trị. Để thoả mãn được yêu cầu trên thì điều kiện tiên quyết là các giải pháp đề ra là phải phù hợp với các thông lệ quốc tế.
3.1.2 Các giải pháp phải phù hợp với thông lệ quốc tế.