Các DN nội địa đang phải đối mặt với rất nhiều rủi ro trong hoạt động kinh doanh, mà một trong những nguy cơ lớn là tình trạng gian lận trong thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu.
Trong các cuộc giao thương quốc tế ngày nay, thanh toán theo L/C (thư tín dụng) luôn là phương thức thanh toán quan trọng nhất giữa những doanh nghiệp. Thanh toán theo L/C tạo sự thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp. Nhưng những rủi ro vẫn có thể xảy ra nếu các doanh nghiệp không cẩn thận khi thanh toán theo phương thức L/C.
Trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới đã gia tăng mạnh mức độ giao thương cả hai chiều. Nay các DN XNK không phải thông qua các đầu mối trung gian, nếu đủ điều kiện, có thể thương thảo trực tiếp với các nhà cung cấp ở nước sở tại.
Đây là lợi thế lớn cho các DN nước ta tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây các DN XNK đã gặp phải rất nhiều vụ gian lận trong thanh toán quốc tế và tình trạng này ngày càng phức tạp. Điều đáng lo ngại là hầu như các DN XNK ở nước ta chưa nhận thức hết mối nguy hại này.
Nếu các doanh nghiệp giao thương thông qua các trung gian, đầu mối thương mại lớn có thương hiệu, uy tín trên thương trường thì DN ít có nguy cơ gặp rủi ro. Nhưng thực tế hiện nay nhiều DN XNK giao thương trực tiếp thường là những nhà cung cấp nhỏ, nhà môi giới kinh doanh nhỏ ở nước sở tại - họ hoàn toàn có thể giao dịch theo kiểu khách hàng vãng lai, làm một thương vụ rồi thôi. Vì vậy DN rất dễ gặp rủi ro xuất phát từ gian lận thương mại khi giao dịch thanh toán.
Do dó, các doanh nghiệp cần chuẩn bị cho mình những kiến thức về L/C hay lường trước được những rủi ro trong quá trình thanh toán L/C, có thế việc mua bán hàng hoá mới nhanh gọn, đạt hiệu quả cao.
Do vậy, ngoài rủi ro về kỷ thuật mà công ty hay gặp phải hiện nay, chúng ta cần lưu ý đến những rủi ro khác:
Rủi ro xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan (từ phía nhà xuất khẩu): - Nhà xuất khẩu không thực hiện đúng những quy định trong L/C như: + Thời gian giao hàng chậm so với quy định của L/C
+ Chuyên chở hàng hoá không đúng quy định của L/C + Giao hàng không đúng cơ cấu yêu cầu.
- Nếu nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C thì mọi khoản thanh toán chấp nhận có thể chậm trễ thậm chí bị từ chối.
- Rủi ro xảy ra tranh chấp, kiện tụng. Nếu không am hiểu các thông lệ quốc tế và luật lệ quốc gia của nước nhập khẩu dể dẫn đến thua kiện, làm cho công ty mất chi phí theo đuổi vụ kiện và bồi thường cho bên đối tác nếu thua kiện.
Rủi ro xuất phát từ những nguyên nhân khách quan: Rủi ro do ngân hàng phát hành L/C:
- Nhà xuất khẩu luôn bị rủi ro về hệ số tín nhiệm và khả năng thanh toán của ngân hàng phát hành.
- Ngân hàng ma:
+ Nếu nhà xuất khẩu nhận được 1 L/C trực tiếp từ ngân hàng phát hành (không gửi thông qua ngân hàng thông báo) thì đó có thể là 1 L/C giả được phát
hành bởi một ngân hàng ma. Trong trường hợp này nhà xuất khẩu có thể bị mất trắng lô hàng nếu không phát hiện và thực hiện giao hàng theo L/C giả.
+ Ngày nay, các mánh khóe gian lận thương mại ngày càng tinh vi, ngay cả khi L/C gửi đến được ngân hàng thông báo kiểm tra tính xác thực rồi nhưng vẫn có thể là một L/C giả vì ngân hàng phát hành L/C đó vẫn tồn tại và có Swift code nhưng sau một vài thương vị lừa đảo trót lọt ngân hàng này sẽ không còn được tiềm thấy.
Rủi ro do nhà nhập khẩu:
- Nhà nhập khẩu thiếu thiện chí thanh toán: do không muốn nhận hàng nữa, bên nhập khẩu "nói nhỏ" với NH phát hành tìm mọi cách để phát hiện sai sót của bộ chứng từ cho đến khi nào "lòi" ra lỗi bất hợp lệ trên bộ chứng từ thì thôi, nhằm từ chối thanh toán (trong LC để dấu chấm (.) mà trên chứng từ ghi dấu phẩy (,) chẳng hạn...)
- Nhà nhập khẩu trì trệ trong việc mở L/C: Trong quy trình xuất khẩu theo phương thức L/C, thời điểm ký hợp đồng và thời điểm mở L/C để tiến hành giao hàng là hai thời điểm khác nhau. Giả sử, vào tháng 1/2011 công ty TNHH MTV Cao Su Phú Riềng ký hợp đồng ngoại bán 10 tấn cao su thiên nhiên cho công ty Michelin của Mỹ với giá ở thời điểm hiện tại là 1528 USD/tấn. Tuy nhiên đến tháng 4/2011 công ty Michelin mới chịu mở L/C để bên Việt Nam giao hàng. Tại thời điểm này, giá cao su đã biến động tăng mạnh gây thiệt hại cho công ty Cao Su Phú Riềng.
Rủi ro do những tổ chức giao nhận:
- Hàng hóa đã đến cảng đến nhưng bộ chứng từ vẫn chưa đến ngân hàng phát hành nên nhà nhập khẩu không thể tiến hành thanh toán để nhận hàng. Vì vậy, nhà xuất khẩu phải mất thêm chi phí lưu kho bải.
- Bộ chứng từ bị mất trên đường gửi từ ngân hàng thông báo đến Issuing bank. Rủi ro ngoại hối: Các hợp đồng xuất khẩu tại công ty hiện nay thường thanh toán bằng đồng USD. Như vậy khi tỷ giá hối đoái giữa đồng USD và VNĐ biến động, cụ thể là đồng USD mất giá thì thiệt hại sẽ rơi vào nhà xuất khẩu.