Rủi ro 1: Nhà nhập khẩu thiếu thiện chí thanh toán: do không muốn nhận hàng nữa, bên nhập khẩu "nói nhỏ" với NH phát hành tìm mọi cách để phát hiện sai
sót của bộ chứng từ cho đến khi nào "lòi" ra lỗi bất hợp lệ trên bộ chứng từ thì thôi, nhằm từ chối thanh toán( trong LC để dấu chấm (.) mà trên chứng từ ghi dấu phẩy (,) chẳng hạn...)
- Nguyên nhân: Do nhà nhập khẩu cố ý gian lận, không muốn thực hiện thanh toán
- Đánh giá: Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần hết sức chú ý đến loại rủi ro này. Nó thuộc về vấn đề đạo đức trong kinh doanh, ngày nay tình trạng gian lận thương mại như trên diễn ra rất phủ biến và không thể lường trước được hành vi của chúng.
- Giải pháp: Theo các chuyên gia thanh toán XNK, để tránh những rủi ro trên thương trường, các DN cần tìm hiểu rõ đối tác về năng lực tài chính, quá trình hoạt động; khi ký hợp đồng phải chặt chẽ và tuân thủ các quy định của tiêu chuẩn quốc tế. Khi có dấu hiệu khả nghi, địa chỉ đối tác không rõ ràng, hợp đồng thiếu cam kết cụ thể…, DN cần phối hợp chặt chẽ với NH và các tổ chức liên quan để xác minh kịp thời, tránh những rủi ro gây thiệt hại cho DN.
Rủi ro 2: Nhà nhập khẩu chậm trể trong việc mở L/C
- Nguyên nhân: xuất phát từ những tính toán gian lận của nhà nhập khẩu, muốn kéo dài thời gian giao hàng để được nhận hàng vào thời điểm có giá bán cao.
- Đánh giá: Rủi ro này thường xảy ra khi xuất khẩu những mặt hàng không khan hiếm, lợi thế thuộc về bên nhập khẩu vì nhà xuất khẩu cần đẩy hàng đi hơn trong khi nhà nhập khẩu có thể mua ở nơi khác.
- Giải pháp: + Quy định thời gian mở L/C trong hợp đồng ngoại thương + Nhà xuất khẩu cần thúc giục nhà nhập khẩu mở L/C khi có sự chậm trể thông qua điện thoại, fax, email…