Với một môi trường cạnh tranh khốc liệt và những khó khăn do hội nhập quốc tế mang lại, Việt Nam cần phải cải tiến lề lối làm việc, nâng cao trình độ quản lý và phục vụ của những cơ quan hữu quan đặc biệt là các ban ngành có tác động mạnh đến ngoại thương mà trong đó các công ty xuất nhập khẩu đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Các doanh nghiệp hoạt động trong ngành xuất nhập khẩu cần phải tự trang bị các thiết bị hiện đại cũng như phương pháp làm việc kinh doanh sao cho phù hợp với trình độ thế giới đồng thời chú ý đến trinh độ thực tế Việt Nam để có những cải tiến hợp lý. Để tránh những rắc rối về mặt pháp lý khi xảy ra tranh chấp các doanh nghiệp cần tuân thủ theo các tập quan buôn bán quốc tế, nâng cao uy tín của mình trên trường thế giới. Vì vậy càng đòi hỏi các đề xuất phải phù hợp với các thông lệ quốc tế. Điều này đặc biệt quan trọng bởi hoạt động ngoại thương cũng như hoạt động thanh toán quốc tế không còn bó hẹp trong phạm vi quốc gia mà nó đã vươn ra tầm thế giới. Bởi vậy, các văn bản pháp lý và thông lệ quốc tế vẫn là những căn cứ cơ bản chủ yếu để điều chỉnh các mối quan hệ nay. Tầm quan trọng của giao dịch tín dụng chứng từ đòi hỏi phải có hành lang pháp lý để các doanh nghiệp thực hiện. UCP 600 thể hiện đầy đủ thông lệ và tập quán quốc tế và được các tổ chức thương mại trên thế giới chấp nhận và áp dụng. Nhưng tín dụng chứng từ còn là các giao dịch trong nước từ mối quan hệ giữa ngân hàng - người mở, ngân hàng - người hưởng. Nó luôn được chi phối bởi luật pháp quốc gia. Như vậy, giao dịch tín dụng chứng từ được tiến hành trên hành lang pháp lý quốc tế va quốc gia. Luật quốc gia ra đời đã hỗ trợ, bổ sung cho các văn bản quốc tế khi áp dụng vào điều kiện cụ thể của từng nước. Tuy nhiên, UCP 600 là tập quan quốc tế áp dụng toàn cầu, còn luật quốc gia chỉ có giá trị trong một nước. Chính vì thế mà các giải pháp kiến nghị được cụ thể hóa thành luật cũng cần phải tôn trọng tiêu chí trên.