2.2.1. Cơ cấu sản phẩm của công ty
Bảng 2.3: Cơ cấu sản phẩm tiêu thụ
ĐVT: Nghìn tấn
Năm 2008 2009 2010
Cơ cấu SP tiêu thụ 30.964,82 % 28,238.48 % 24,127.19 %
- CV50 288,56 0,93 301,14 1,07 1.322,16 5,58 - CV60 2.463,32 7,96 2.633,33 9,33 3.177,37 13,17 - SVR L 59,76 0,19 120,96 0,43 163,2 0,67 - SVR 3L 18.380,17 59,36 15.591,48 55,21 11.296,55 46,7 - SVR 5 65,50 0,21 136,45 0,48 55,00 0,23 - SVR 10 4.429,69 14,31 6.121,68 21,68 4.559,35 18,9 - SVR 20 2.905,32 9,38 1.221,36 4,33 1.239,84 5,14 - RSS3 721,50 2,33 665,00 2,35 556,93 2,3 - Latex 1.651,00 5,33 1.447,08 5,12 1.756,80 7,3 Nguồn: Phòng KDXNK Nhận xét:
Công ty TNHH MTV Cao Su Phú Riềng chuyên sản xuất các loại sản phẩm cao su thiên nhiên đạt tiêu chuẩn cao, được khách hàng trong nước và từ 34 quốc gia trên thế giới chấp nhận. Các sản phẩm của Công ty bao gồm:
- Mủ cốm sản xuất từ nguyên liệu mủ nước gồm các sản phẩm: SVR CV50, SVR CV60, SVRL, SVR3L,… Nguyên liệu mủ tạp dùng sản xuất các sản phẩm: SVR 10, SVR 20. Các chủng loại mủ cốm được sản xuất và cung cấp chủ yếu cho ngành xăm lốp (Chiếm khoảng 60%) và một số ngành khác như phụ tùng ô tô, xây dựng, cầu đường, giày, băng chuyền . . . Sản phẩm của công ty đáp ứng nhu cầu chất lượng cao của các công ty xăm lốp nổi tiếng trên thế giới như Michelin, Goodyear, Kumho, Bridgeston, Chengshin, Hankook . . .
- Mủ kem (Latex) được sản xuất từ nguyên liệu mủ nước, bao gồm các loại sản phẩm: Latex HA, Latex LA. Sản phẩm cao su Latex HA và Latex LA do Công ty sản xuất luôn đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe của các nhà sản xuất bao cao su (Condom) và dụng cụ y tế (núm vú, găng tay y tế…), nệm . . . Trong quá trình sản xuất đảm bảo không sử dụng hóa chất gây dị ứng da, quy trình sản xuất được kiểm soát nghiêm ngặt, bảo đảm sản phẩm đạt chất lượng cao.
Nói chung, sản phẩm của công ty được sản xuất từ nguồn nguyên liệu cao su ổn định khai thác từ chính vườn cây của công ty. Ngoài ra, công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2008 bảo đảm kiểm soát chặt chẽ các quy trình và các mục tiêu chất lượng được cải tiến liên tục, nên nhờ đó chất lượng sản phẩm của công ty không ngừng được nâng cao. Công ty cũng tập trung đáp ứng các yêu cầu đặc biệt của khách hàng về tiêu chuẩn đặc biệt cũng như phương thức đóng gói. Bao bì bằng gỗ của sản phẩm được kiểm soát bảo đảm tiêu chuẩn quốc tế ISPM15.
Xét về sản lượng tiêu thụ của các sản phẩm cho thấy:
- Loại SVR3L chiếm tỷ trọng chủ yếu lần lượt qua các năm 2008 – 2010 là 59,36%, 55,21% và 46,7%.
- Tỷ lệ các loại sản phẩm có giá bán cao là CV50 và CV60 qua các năm 2008 – 2010 lần lượt là 8,89%, 10,4% và 18,75%.
- Tỷ lệ mủ latex lần lượt là 5,33%, 5,12% và 7,3%.
Giải thích cho cơ cấu này là cao su SVR3L chủ yếu cung cấp cho ngành xăm lốp (Chiếm 60% nhu cầu cao su thiên nhiên toàn cầu). Nhu cầu cao su
SVRCV50/60 và latex chủ yếu cho các ngành công nghiệp cao su sản xuất các mặt hàng cao cấp như linh kiện ô tô, găng tay, dụng cụ y tế . . . đòi hỏi gắt gao về chất lượng và tính an toàn đến sức khỏe của người sử dụng. Xu hướng tỷ lệ tiêu thụ của công ty cũng cho thấy, công ty đang thực hiện sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng giảm tỷ lệ sản phẩm SVR3L, tăng các sản phẩm có giá bán và hiệu quả cao như CV50/60 và latex nhằm nâng cao lợi nhuận cho công ty.
2.2.2. Kim ngạch xuất khẩu của công ty qua các năm (2008-2010)
Bảng 2.4: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu qua các năm
Nguồn: Phòng XNK
Nhận xét:
Tình hình xuất khẩu của công ty trong giai đoạn 2008 – 2010 đều ở mức cao song có nhiều biến động phức tạp. Năm 2009 sản lượng XK giảm 4.447,12 tấn (giảm 31%) so với năm 2008, dẫn đến kim ngạch XK giảm còn 19.075.266 USD. Kết quả xuất khẩu năm 2009 sụt giảm bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, mà nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng sau đợt khủng hoảng tài chinh và suy thoái kinh tế thế giới, làm cho nhu cầu cao su bị suy giảm.
Năm 2010 đánh dấu sự tăng trưởng trở lại một cách vượt bậc của công ty, giá trị kim ngạch XK đạt 41.732.216 USD tương đương tăng 119%. Mức tăng trưởng này bên cạnh do yếu tố giá cao su thế giới tăng còn phần nào nói lên được tiềm năng xuất khẩu sản phẩm của công ty đã có uy tín và ngày càng được khẳng định trên thị trường thế giới.
Sản lượng XK (tấn) Tỉ lệ (%) Kim ngạch XK (USD)
Năm 2008 14.201,96 45,86% 37.056.386
Năm 2009 9.754,84 34,54% 19.075.266
2.2.3. Giá bán bình quân qua các năm(2008-2010)
Bảng 2.5: Giá bán bình quân qua các năm (2008-2010)
Năm Giá bán (triệu đồng/tấn)
2008 37.329.529
2009 33.823.808
2010 63.000.000
Nguồn: Phòng KDXNK
Nhận xét:
Giá bán có tác động rất lớn đến nhu cầu sản phẩm của khách hàng, nhất là khách hàng là các công ty mua mủ cao su để làm nguyên liệu đầu vào vì họ thường mua với số lượng lớn, tính ổn định cao, và họ luôn muốn mua với giá rẻ để hạ giá thành sản phẩm của mình. Vì vậy, việc định giá là rất cần thiết cho công ty, nó là yếu tố quyết định tới sản lượng, doanh thu và lợi nhuận của công ty.
Là thành viên của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, giá bán mủ cao su sơ chế của Công ty do Tập đoàn quy định. Hiện nay Công ty đang áp dụng 2 phương thức tính giá cho 2 loại hợp đồng khác nhau: Giá bán cho các hợp đồng dài hạn và giá bán cho các hợp đồng chuyến.
- Giá bán cho hợp đồng dài hạn được ban hành hàng năm bởi Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam quy định chung cho tất cả các công ty thành viên áp dụng khoảng tháng 11 hàng năm được gọi là công thức tính giá để áp dụng tính toán giá hàng tháng cho năm sau. Có 3 công thức tính giá:
+ Dựa theo giá bình quân đóng cửa trên sàn giao dịch Singapore (Sicom) của tháng trước tháng giao hàng
+ Dựa theo giá bình quân đóng cửa trên sàn giao dịch Malaysia (MRE) của tháng trước tháng giao hàng.
+ Dựa trên giá bình quân của Sicom và MRB
- Giá bán các hợp đồng bán chuyến do công ty chào giá và thỏa thuận với khách hàng từng hợp đồng cụ thể trên cơ sở từ mức giá sàn trở lên do Tập đoàn CNCS Việt Nam ban hành từng thời điểm theo biến động của giá thị trường.
- Khách hàng ký kết hợp đồng dài hạn là những khách hàng truyền thống có quan hệ mua bán lâu dài và có có lợi cho cả hai bên. Bên mua được bảo đảm nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định, bên bán được nảo đảm một số lượng sản phẩm đảm bảo sẽ được tiêu thụ.
Khách hàng chuyến của công ty bao gồm:
- Khách hàng truyền thống có nhu cầu thường xuyên nhưng không muốn ký hợp đồng dài hạn theo giá công thức
- Khách hàng không thường xuyên và các khách hàng mới.
Ưu điểm của hợp đồng dài hạn là hai bên mua bán bảo đảm số lượng cung cấp và tiêu thụ nhưng loại hợp đồng này đôi khi có giá khác biệt rất lớn so với giá thị trường tại thời điểm giao hàng do kết quả tính giá theo công thức cố định.
Loại hợp đồng chuyến thì ngược lại. Giá của loại hợp đồng này được thỏa thuận theo giá thị trường tại thời điểm giao dịch nhưng lại phụ thuộc vào nhu cầu của bên mua hoặc năng lực hàng có sẵn của bên bán từng thời điểm.
2.2.4. Tình hình xuất khẩu theo thị trường
Ước tính khoảng 90% sản lượng sản phẩm của công ty được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Trong đó, bao gồm sản lượng công ty xuất khẩu trực tiếp và sản lượng công ty bán cho các công ty thương mại trong nước để xuất khẩu. Khoảng 10% sản phẩm được tiêu thụ cho nhu cầu trong nước. Những thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty nhiều nhất bao gồm Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc,Mỹ, Đức, Canada.
Cơ cấu thị trường XK
47% 39% 14% Châu Á Châu Âu Châu Mỹ
Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện tỉ trọng cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty
Nhận xét: Trên đây là biểu đồ phân tích cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty giai đoạn 2008-2010. Qua biểu đồ ta thấy:
+ Châu Á là thị trường lớn nhất của công ty, chiếm 47% tổng lượng hàng xuất khẩu. Đây là thị trường tiêu thụ cao su tự nhiên nhiều nhất Thế giới, nổi bật là các nước Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc. Sở dĩ, châu Á trở thành thị trường chủ yếu là do ngày càng có nhiều các công ty công nghiệp cao su lớn đầu tư nhà máy sản xuất tại các quốc gia châu Á. Mặt khác, thị trường Trung Quốc không đòi hỏi chất lượng sản phẩm khắt khe như các công ty ở Châu Âu, Mỹ, hay Nhật, Hàn Quốc, hơn nữa nhu cầu sản phẩm lại lớn và đa dạng. Tuy nhiên,thị trường này cũng chứa đựng nhiều rủi ro do những thay đổi trong chính sách giá, nhất là thị trường Trung Quốc.
+ Thị trường châu Âu cũng chiếm tỷ lệ lớn (39%) tổng lượng hàng xuất khẩu của công ty .Đây là thị trường khó tính, các tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm cao su yêu cầu cao, kiểm soát chặt chẽ, chất lượng ổn định.Trong những tháng cuối năm 2008 và năm 2009 do khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên nhu cầu tiêu thụ tại thị trường này cũng giảm đi rõ rệt. Đến năm 2010, thị trường này lại sôi động trở lại và trở thành một thị trường xuất khẩu lý tưởng với nhiều đối tác lớn như Weber & Schaer( Đức), Safic Alcan (Pháp) hay Sino Turk ( Thổ Nhĩ Kỳ).
+ Châu Mỹ là thị trường mới của công ty và cũng là thị trường đòi hỏi khắt khe về chất lượng sản phẩm. Đây có thể coi là một thị trường đầy hứa hẹn bởi Mỹ là nước tiêu thụ cao su thiên nhiên nhiều nhất, đồng thời giá cả tại thị trường này cao và ổn định.
Việc xuất khẩu tới nhiều thị trường, nhiều quốc gia khác nhau không những làm tăng sản lượng, kim ngạch mang lại doanh thu và lợi nhuận cho công ty mà còn góp phần đa dạng hóa thị trường, tránh được những rủi ro phát sinh từ việc lệ thuộc vào một thị trường nhất định và cũng giữ được vị thế cạnh tranh của công ty . Để đáp ứng tốt nhu cầu trong và nước nước ngoài, Công ty TNHH MTV Cao Su Phú Riềng luôn đảm bảo nguồn cung ổn định cũng như chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn, giao hàng đúng hạn. Vì thế mà công ty đã tạo được uy tín , vị thế thương hiệu nhất định trên thị trường trong nước và thế giới.
2.3. THỰC TRẠNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC L/C2.3.1. Khái quát tình hình thanh toán quốc tế tại công ty 2.3.1. Khái quát tình hình thanh toán quốc tế tại công ty
% 175 109 22 126 Chênh l ệch (2009/2008) + /- 13. 994. 424 9. 516. 359 522. 756 24. 030. 538 % 50.4 42.9 58.2 48.5 Chênh l ệch (2010/2009) + /- 8. 126. 992 6. 549. 835 3. 304. 294 17. 981. 120 % 51 42.3 6.7 100 Năm 2010 USD 21. 983. 960 18. 233. 755 2. 888. 089 43. 105. 804 % 41.9 45.7 12.4 100 Năm 2009 USD 7. 992. 536 8. 717. 396 2. 365. 333 19. 075. 266 % 43.5 41.2 15.3 100 Năm 2008 USD 16. 119. 528 15. 267. 231 5. 669. 627 37. 056. 386 B ả ng 2. 6 : Tình hình xu ất khẩu theo ph ư ơ ng th ứ c thanh toán Phuơ g th ứ c
thanh toán L/C CAD PT khác D/s
ố
0,00% 10,00% 20,00% 30,00% 40,00% 50,00% 60,00%
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
L/C CAD Khác
Biểu đồ 2: So sánh tỉ trọng các phương thức thanh toán qua các năm 2008-2010
Nhận xét:
Phương thức thanh toán là nhân tố không ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, nó là phương thức thu hồi vốn sau khi bán sản phẩm, đảm bảo cho tình hình kinh doanh ổn định.
Hiện nay công ty đang sử dụng hai phương thức thanh toán chính là L/C và CAD. Ngoài ra còn có các phương thức khác như D/P, TT…Trong đó, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ luôn chiếm một ưu thế hơn hẳn các phương thức thanh toán khác. Năm 2008, doanh số thanh toán bằng L/C đạt 16.119.528 USD,
chiếm 43.5% trong tỷ trọng thanh toán xuất khẩu tại công ty. Nhưng qua đến năm 2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới làm cho các hoạt động xuất khẩu có phần chững lại. Doanh số thanh toán lúc này giảm đi 8.126.992 USD so với năm trước, còn lại 7.992.536 USD với tỷ trọng 50.4%. Như vậy, mặc dù giá trị thanh toán giảm nhưng tỷ trọng thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ vẫn tăng so với năm 2008, điều này đảm bảo hơn cho cả nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu trong thời kỳ khủng hoảng.
Qua năm 2010, doanh số thanh toán bằng phương thức L/C đã phục hồi và tăng mạnh, đạt giá trị 21.983.960 USD với tỷ trọng thanh toán xuất khẩu là 51%. Vậy rõ ràng rằng, việc doanh số thanh toán bằng L/C có giảm đi vào năm 2009, nhưng nó chỉ mang tính chất nhất thời do sự liên quan chặt chẽ giữa tình hình kinh tế thế giới với nhu cầu xuất khẩu tại công ty. Với sự gia tăng nhanh về giá trị thanh toán, so với năm 2009 thì doanh số thanh toán của hình thức này đã tăng 175% . Điều này cho thấy, phương thức thanh toán bằng L/C vẫn là phương thức được công ty ưa chuộng sử dụng trong việc thanh toán các hợp đồng xuất khẩu so với các hình thức khác.
Đứng vị trí thứ hai là phương thức CAD. Năm 2009, có 8.717.396 USD doanh thu xuất khẩu được thanh toán bằng CAD, chiếm tỷ trọng 45.7%. Đến năm 2010, tỷ trọng này đã giảm xuống còn 42.3%, nhường cho cho phương thức thanh toán bằng L/C.
Ngoài ra, đối với các các hợp đồng nhỏ, công ty còn áp dụng các phương thức khác như D/P, TT tùy theo yêu cầu của người mua hàng … tuy nhiên, chiếm một tỷ trọng nhỏ, năm 2010 con số này là 6,7%
2.3.2. Thực trạng quy trình thanh toán một lô hàng xuất khẩu theo phương pháp L/C pháp L/C
Hiện nay, trong phương thức thanh toán L/C, công ty sử dụng hầu hết là L/C không huỷ ngang.
Lấy một ví dụ, công ty TNHH MTV Cao Su Phú Riềng ký một hợp đồng xuất khẩu lô hàng cao su thiên nhiên với công ty S.E.A PTE Corp tại Singapore theo phương thức L/C không hủy ngang. Quy trình sẽ được diễn ra như sau:
Sơ đồ 2.1: Quy trình nghiệp vụ L/C không thể hủy ngang
Giải thích quy trình:
Bước 1: Hai bên ký kết HĐ ngoại thương với phương thức thanh toán là L/C không hủy ngang. Điều kiện giao hàng là CIF hoặc FOB.
Bước 2: Công ty S.E.A làm thủ tục mở L/C (Đơn xin mở L/C) tại ngân hàng của mình là ngân hàng Hong kong & Shanghai tại Singapore (Ngân hàng phát hành L/C) theo các điều khoản ghi trên HĐ ngoại thương.
Bước 3: Hongkong & Shanghai Bank gửi thông báo L/C sang ngân hàng của bên bán là Vietcombank (Ngân hàng thông báo)
Bước 4: Vietcombank gửi thông báo L/C cho bên bán để kiểm tra xác nhận nội dung của L/C là phù hợp với các điều khoản của Hợp đồng. Nếu có chi tiết hoặc điều khoản nào chưa phù hợp với hợp đồng, bên bán yêu cầu bên mua tu chỉnh nội dung L/C cho phù hợp.
Bước 5: Công ty Cao Su Phú Riềng sau khi xem xét nội dung L/C, sẽ thực hiện giao hàng và lập bộ chứng từ phù hợp với yêu cầu của L/C.
Bộ chứng từ được yêu cầu rõ ràng trong L/C và nội dung và số lượng bộ