Thực trạng quy trình thanh toán một lô hàng xuất khẩu theo phương

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán một lô hàng xuất khẩu theo phương thức L.C tại công ty TNHH MTV cao su Phú Riềng (Trang 38)

pháp L/C

Hiện nay, trong phương thức thanh toán L/C, công ty sử dụng hầu hết là L/C không huỷ ngang.

Lấy một ví dụ, công ty TNHH MTV Cao Su Phú Riềng ký một hợp đồng xuất khẩu lô hàng cao su thiên nhiên với công ty S.E.A PTE Corp tại Singapore theo phương thức L/C không hủy ngang. Quy trình sẽ được diễn ra như sau:

Sơ đồ 2.1: Quy trình nghiệp vụ L/C không thể hủy ngang

Giải thích quy trình:

 Bước 1: Hai bên ký kết HĐ ngoại thương với phương thức thanh toán là L/C không hủy ngang. Điều kiện giao hàng là CIF hoặc FOB.

 Bước 2: Công ty S.E.A làm thủ tục mở L/C (Đơn xin mở L/C) tại ngân hàng của mình là ngân hàng Hong kong & Shanghai tại Singapore (Ngân hàng phát hành L/C) theo các điều khoản ghi trên HĐ ngoại thương.

 Bước 3: Hongkong & Shanghai Bank gửi thông báo L/C sang ngân hàng của bên bán là Vietcombank (Ngân hàng thông báo)

 Bước 4: Vietcombank gửi thông báo L/C cho bên bán để kiểm tra xác nhận nội dung của L/C là phù hợp với các điều khoản của Hợp đồng. Nếu có chi tiết hoặc điều khoản nào chưa phù hợp với hợp đồng, bên bán yêu cầu bên mua tu chỉnh nội dung L/C cho phù hợp.

 Bước 5: Công ty Cao Su Phú Riềng sau khi xem xét nội dung L/C, sẽ thực hiện giao hàng và lập bộ chứng từ phù hợp với yêu cầu của L/C.

Bộ chứng từ được yêu cầu rõ ràng trong L/C và nội dung và số lượng bộ chứng từ phải phù hợp với nội dung ghi trên L/C. Thông thường bộ chứng từ thanh toán bao gồm:

1) Hối phiếu (Bill of exchange)

2) Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) 3) Phiếu đóng gói (Packing list)

4) Bộ vận đơn (Bill of Lading) 5) Chứng nhận xuất xứ (CO) 6) Chứng nhận chất lượng 7) Các chứng từ khác

 Bước 6: Công ty Cao Su Phú Riềng trình bộ chứng từ thanh toán đến ngân hàng của mình. Vietcombank tiến hành kiểm tra bộ chứng từ hợp lệ. Trường hợp có các bất hợp lệ, ngân hàng bên bán sẽ yêu cầu:

- Bên bán lập lại bộ chứng từ hợp lệ. - Bên bán xác nhận các bất hợp lệ

- Bên bán chấp nhận bất hợp lệ và chuyển sang phương thức nhờ thu  Bước 7: Vietcombank gửi bộ chứng từ kèm hối phiếu và thư đòi tiền sang ngân hàng Hong kong & Shanghai.

 Bước 8: Ngân hàng Hongkong & Shanghai kiểm tra tính hợp lệ bộ chứng từ thanh toán. Trường hợp bộ chứng từ hợp lệ, ngân hàng bên mua tiến hành thanh toán cho ngân hàng bên bán. Trường hợp có các bất hợp lệ, ngân hàng bên mua yêu cầu bên mua:

- Chấp nhận bất hợp lệ và thực hiện thanh toán

- Không chấp nhận và yêu cầu lập bộ chứng từ hợp lệ. - Không chấp nhận và khước từ thanh toán.

 Bước 9: Vietcombank ghi có số tiền thanh toán vào tài khoản của công ty Cao Su Phú Riềng .

 Bước 10: Ngân hàng Hongkong & Shanghai trao bộ chứng từ cho công ty S.E.A và phát lệnh đòi tiền S.E.A

 Bước 11:Công ty S.E.A kiểm tra bộ chứng từ:

- Nếu thấy phù hợp với những quy định của L/C thì tới ngân hàng làm thủ tục thanh toán, ngân hàng ký hậu bộ chứng từ cho S.E.A đi nhận hàng.

- Nếu thấy không phù hợp với quy định của L/C thì S.E.A có quyền từ chối thanh toán.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán một lô hàng xuất khẩu theo phương thức L.C tại công ty TNHH MTV cao su Phú Riềng (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)