QUAN ĐIỂM ĐỊNH HUỚNG TRONG VIỆC ĐƯA RA CÁC GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán một lô hàng xuất khẩu theo phương thức L.C tại công ty TNHH MTV cao su Phú Riềng (Trang 45)

3.1.1. Các định hướng chung

Có thể khẳng định rằng sự toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới kéo theo sự hội nhập của các doanh nghiệp, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu như một xu thế tất yếu. Ngay nay, mối quan hệ giao lưu, hợp tác giữa các quốc gia, các dân tộc trên thế giới là sâu rộng hơn bao giờ hết. Sự sâu rộng nay thể hiện ở hội nhập cao độ của nền kinh tế thế giới trên tất cả các mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Đây là một xu thế của thời đại, có tính khách quan và không thể đảo ngược. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Trong hơn 10 năm thực hiện chủ trương đổi mới, Việt Nam đa dần mở cửa lĩnh vực hoạt động ngoại thương thông qua xuất nhập khẩu hàng hoá.

Đặc biệt, với sự kiện gia nhập WTO thì chỉ số mở cửa này đã vượt xa hơn bao giờ hết.

Mức độ hội nhập về hoạt động kinh tế của một quốc gia không những phụ thuộc vào ý chí chủ quan (luật pháp) của một nhà nước mà còn phụ thuộc vào năng lực của các khu vực kinh tế trong nước (nhất là khu vực tài chính ngân hàng), đồng thời cũng phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài nền kinh tế. Điều đó giải thích tại sao tình hình hội nhập cũng như bước đi, lộ trình hội nhập của mỗi quốc gia trên thế giới là rất khác nhau. Duy chỉ có một điều là sự nỗ lực thích ứng với xu thế hội nhập đó của các quốc gia là giống nhau trên toàn thế giới. Để làm được điều đó đòi hỏi các chính sách, các giải pháp kinh tế nói chung và giải pháp cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói riêng, cụ thể ở đây là giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ luôn phải bám sát và phù hợp với xu thế tất yếu nói trên. Có như vậy, chúng ta mới luôn chủ động đối phó được với các thách thức mà xu thế đặt ra. Nói tóm lại, chúng ta cần xây dựng các giải pháp mang

tính ổn định chiến lược sao cho khi quá trình hội nhập kinh tế thực sự phát triển thì các giải pháp đó vẫn giữ nguyên giá trị. Để thoả mãn được yêu cầu trên thì điều kiện tiên quyết là các giải pháp đề ra là phải phù hợp với các thông lệ quốc tế.

3.1.2 Các giải pháp phải phù hợp với thông lệ quốc tế.

Với một môi trường cạnh tranh khốc liệt và những khó khăn do hội nhập quốc tế mang lại, Việt Nam cần phải cải tiến lề lối làm việc, nâng cao trình độ quản lý và phục vụ của những cơ quan hữu quan đặc biệt là các ban ngành có tác động mạnh đến ngoại thương mà trong đó các công ty xuất nhập khẩu đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Các doanh nghiệp hoạt động trong ngành xuất nhập khẩu cần phải tự trang bị các thiết bị hiện đại cũng như phương pháp làm việc kinh doanh sao cho phù hợp với trình độ thế giới đồng thời chú ý đến trinh độ thực tế Việt Nam để có những cải tiến hợp lý. Để tránh những rắc rối về mặt pháp lý khi xảy ra tranh chấp các doanh nghiệp cần tuân thủ theo các tập quan buôn bán quốc tế, nâng cao uy tín của mình trên trường thế giới. Vì vậy càng đòi hỏi các đề xuất phải phù hợp với các thông lệ quốc tế. Điều này đặc biệt quan trọng bởi hoạt động ngoại thương cũng như hoạt động thanh toán quốc tế không còn bó hẹp trong phạm vi quốc gia mà nó đã vươn ra tầm thế giới. Bởi vậy, các văn bản pháp lý và thông lệ quốc tế vẫn là những căn cứ cơ bản chủ yếu để điều chỉnh các mối quan hệ nay. Tầm quan trọng của giao dịch tín dụng chứng từ đòi hỏi phải có hành lang pháp lý để các doanh nghiệp thực hiện. UCP 600 thể hiện đầy đủ thông lệ và tập quán quốc tế và được các tổ chức thương mại trên thế giới chấp nhận và áp dụng. Nhưng tín dụng chứng từ còn là các giao dịch trong nước từ mối quan hệ giữa ngân hàng - người mở, ngân hàng - người hưởng. Nó luôn được chi phối bởi luật pháp quốc gia. Như vậy, giao dịch tín dụng chứng từ được tiến hành trên hành lang pháp lý quốc tế va quốc gia. Luật quốc gia ra đời đã hỗ trợ, bổ sung cho các văn bản quốc tế khi áp dụng vào điều kiện cụ thể của từng nước. Tuy nhiên, UCP 600 là tập quan quốc tế áp dụng toàn cầu, còn luật quốc gia chỉ có giá trị trong một nước. Chính vì thế mà các giải pháp kiến nghị được cụ thể hóa thành luật cũng cần phải tôn trọng tiêu chí trên.

3.1.3 Tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu phát triển.

Các phương thức thanh toán quốc là công cụ trong kinh doanh quốc tế. Nó giúp quá trình lưu thông quốc tế thêm thuận lợi trông vấn đề thanh toán. Các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu thông qua việc cải thiện vấn đề thanh toán sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu phát triển mạnh mẽ.

Một quan điểm nữa cũng cần phải lưu ý là các giải pháp đưa ra cần nhằm vào phục vụ yêu cầu của những người xuất nhập khẩu. Điều này có nghĩa là các giải pháp đưa ra đòi hỏi phải vừa hạn chế được rủi ro vừa đẩy mạnh công tác xuất nhập khẩu. Khi đo, đi cùng với rủi ro giảm là tăng kim ngạch thanh toán và lợi nhuận của công ty cũng sẽ tăng theo

3.1.4. Phù hợp với tình hình thực tế Việt Nam.

Đây là quan điểm mà nhiều khi chúng ta đã bỏ quên khi đưa ra các giải pháp nhưng cũng phải nhấn mạnh rằng đây chính là nguyên tắc then chốt bởi nó chính là yếu tố đem đến sức sống, thực tiễn hóa các giải pháp mà chúng ta đưa ra. Nói cách khác, tính khả thi của các đề xuất hay giải pháp nêu ra phụ thuộc vào mức độ tôn trọng nguyên tắc nay. Hiện nay, có hàng nghìn công trình nghiên cứu, hàng nghìn giải pháp kiến nghị đã ra đời nhưng vẫn chỉ là những trang giấy bởi những công trình đó đã xa rời nguyên tắc này, gây lãng phí không biết bao nhiêu công sức, thời gian, tiền của mà đáng lẽ ra có thể làm được những việc hữu ích hơn. Vì vậy, một lần nữa xin khẳng định rằng dù bất cứ giải pháp kiến nghị nào, vì mục đích gì cũng phải luôn gắn liền với tình hình thực tế mà nó được áp dụng. Cụ thể là nó phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm, khả năng tài chính cũng như nguồn nhân lực, vật lực... của nước đó sao cho hiệu quả áp dụng là lớn nhất.

3.2 KIẾN NGHỊ VỀ CÁCH XỬ LÝ RỦI RO KỸ THUẬT TẠI CÔNG TY3.2.1 Thống kê các biện pháp xử lý rủi ro kỹ thuật tại công ty 3.2.1 Thống kê các biện pháp xử lý rủi ro kỹ thuật tại công ty

Bảng 3.1: Thống kê các biện pháp xử lý rủi ro kỹ thuật

2008 2009 2010

Năm

Bộ % Bộ % Bộ %

C1: Xác nhận sai sót bộ chứng từ 6 50 4 44,44 4 57.14

C2: Lập lại chứng từ 3 25 3 33.33 2 28.57

C3: Chuyển sang phương thức nhờ thu 3 25 2 22.22 1 14.29

Tổng 12 100 9 100 7 100

Nguồn: Phòng KD XNK

Nhận xét:

Nhìn vào bảng thống kê ta thấy, có hai biện pháp mà công ty thường sử dụng nhất khi chứng từ xảy ra sai sót là xác nhận sai sót bộ chứng từ và lập lại chứng từ

3.2.2. Kiến nghị cho công ty

Theo thống kê về các biện pháp xử lý sai sót bộ chứng từ mà công ty đã thực hiện, ta thấy cách xử lý phổ biến của công ty là xác nhận sai sót bộ chứng từ.

Tuy đây là sai sót nhỏ và người mua thường chấp nhận các sai sót này. Nhưng cách xử lý này vẫn chứa đựng những rủi ro trong trường hợp khách hàng thiếu thiện chí.

Đối với trường hợp lập lại chứng từ, việc lập lại mất thêm thời gian, tiền bạc cho công ty. Hơn nữa, một số trường hợp công ty có thể lập lại chứng từ không kịp với thời hạn tối đa trình bộ chứng từ cho ngân hàng theo quy định trong L/C.

Một số ít bộ chứng từ của công ty được xử lý theo phương thức nhờ thu. Có nghĩa là, Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu sẽ chuyển bộ chứng từ, chỉ thị nhờ thu và hối phiếu đến ngân hàng phát hành L/C để thu hộ. Lúc này, ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu chỉ đóng vai trò trung gian (thu hộ tiền trong thanh toán) chứ không có trách nhiệm gì về việc nhà xuất khẩu có được thanh toán hay không.

Trong trường hợp này, sau khi gửi bộ chứng từ, việc thanh toán tiền hàng phụ thuộc hoàn toàn vào bên nhập khẩu.

Như vậy, việc áp dụng phương pháp chuyển sang nhờ thu sẽ làm nhà xuất khẩu mất đi thế chủ động và đôi khi bị trì hoản thanh toán.

Do đó, khi chọn cách xử lý bộ chứng từ sai sót bằng cách chuyển sang nhờ thu, công ty cần xem xét đến:

- Thiện chí thanh toán của phí nhập khẩu: dựa vào quá trình hợp tác làm ăn và uy tín của đối tác trên thương trường để đánh giá thiện chí thanh toán của đối tác. - Mức độ sai sót của bộ chứng từ: nếu bộ chứng từ có sai sót quá lớn, tốt nhất công ty nên lám lại bộ chứng từ để được đảm bảo thanh toán, chi nên áp dụng biện pháp này với những bộ chứng từ có lỗi nhỏ, có thể được ngân hàng phát hành chấp nhận.

- Công ty chỉ nên áp dụng phương pháp này với những đối tác thân thuộc, quan hệ với nhau một thời gian nhất định.

3.3. KHUYẾN CÁO MỘT SỐ RỦI RO KHÁC TRONG THANH TOÁN L/C

Các DN nội địa đang phải đối mặt với rất nhiều rủi ro trong hoạt động kinh doanh, mà một trong những nguy cơ lớn là tình trạng gian lận trong thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu.

Trong các cuộc giao thương quốc tế ngày nay, thanh toán theo L/C (thư tín dụng) luôn là phương thức thanh toán quan trọng nhất giữa những doanh nghiệp. Thanh toán theo L/C tạo sự thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp. Nhưng những rủi ro vẫn có thể xảy ra nếu các doanh nghiệp không cẩn thận khi thanh toán theo phương thức L/C.

Trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới đã gia tăng mạnh mức độ giao thương cả hai chiều. Nay các DN XNK không phải thông qua các đầu mối trung gian, nếu đủ điều kiện, có thể thương thảo trực tiếp với các nhà cung cấp ở nước sở tại.

Đây là lợi thế lớn cho các DN nước ta tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây các DN XNK đã gặp phải rất nhiều vụ gian lận trong thanh toán quốc tế và tình trạng này ngày càng phức tạp. Điều đáng lo ngại là hầu như các DN XNK ở nước ta chưa nhận thức hết mối nguy hại này.

Nếu các doanh nghiệp giao thương thông qua các trung gian, đầu mối thương mại lớn có thương hiệu, uy tín trên thương trường thì DN ít có nguy cơ gặp rủi ro. Nhưng thực tế hiện nay nhiều DN XNK giao thương trực tiếp thường là những nhà cung cấp nhỏ, nhà môi giới kinh doanh nhỏ ở nước sở tại - họ hoàn toàn có thể giao dịch theo kiểu khách hàng vãng lai, làm một thương vụ rồi thôi. Vì vậy DN rất dễ gặp rủi ro xuất phát từ gian lận thương mại khi giao dịch thanh toán.

Do dó, các doanh nghiệp cần chuẩn bị cho mình những kiến thức về L/C hay lường trước được những rủi ro trong quá trình thanh toán L/C, có thế việc mua bán hàng hoá mới nhanh gọn, đạt hiệu quả cao.

Do vậy, ngoài rủi ro về kỷ thuật mà công ty hay gặp phải hiện nay, chúng ta cần lưu ý đến những rủi ro khác:

 Rủi ro xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan (từ phía nhà xuất khẩu): - Nhà xuất khẩu không thực hiện đúng những quy định trong L/C như: + Thời gian giao hàng chậm so với quy định của L/C

+ Chuyên chở hàng hoá không đúng quy định của L/C + Giao hàng không đúng cơ cấu yêu cầu.

- Nếu nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C thì mọi khoản thanh toán chấp nhận có thể chậm trễ thậm chí bị từ chối.

- Rủi ro xảy ra tranh chấp, kiện tụng. Nếu không am hiểu các thông lệ quốc tế và luật lệ quốc gia của nước nhập khẩu dể dẫn đến thua kiện, làm cho công ty mất chi phí theo đuổi vụ kiện và bồi thường cho bên đối tác nếu thua kiện.

 Rủi ro xuất phát từ những nguyên nhân khách quan:  Rủi ro do ngân hàng phát hành L/C:

- Nhà xuất khẩu luôn bị rủi ro về hệ số tín nhiệm và khả năng thanh toán của ngân hàng phát hành.

- Ngân hàng ma:

+ Nếu nhà xuất khẩu nhận được 1 L/C trực tiếp từ ngân hàng phát hành (không gửi thông qua ngân hàng thông báo) thì đó có thể là 1 L/C giả được phát

hành bởi một ngân hàng ma. Trong trường hợp này nhà xuất khẩu có thể bị mất trắng lô hàng nếu không phát hiện và thực hiện giao hàng theo L/C giả.

+ Ngày nay, các mánh khóe gian lận thương mại ngày càng tinh vi, ngay cả khi L/C gửi đến được ngân hàng thông báo kiểm tra tính xác thực rồi nhưng vẫn có thể là một L/C giả vì ngân hàng phát hành L/C đó vẫn tồn tại và có Swift code nhưng sau một vài thương vị lừa đảo trót lọt ngân hàng này sẽ không còn được tiềm thấy.

Rủi ro do nhà nhập khẩu:

- Nhà nhập khẩu thiếu thiện chí thanh toán: do không muốn nhận hàng nữa, bên nhập khẩu "nói nhỏ" với NH phát hành tìm mọi cách để phát hiện sai sót của bộ chứng từ cho đến khi nào "lòi" ra lỗi bất hợp lệ trên bộ chứng từ thì thôi, nhằm từ chối thanh toán (trong LC để dấu chấm (.) mà trên chứng từ ghi dấu phẩy (,) chẳng hạn...)

- Nhà nhập khẩu trì trệ trong việc mở L/C: Trong quy trình xuất khẩu theo phương thức L/C, thời điểm ký hợp đồng và thời điểm mở L/C để tiến hành giao hàng là hai thời điểm khác nhau. Giả sử, vào tháng 1/2011 công ty TNHH MTV Cao Su Phú Riềng ký hợp đồng ngoại bán 10 tấn cao su thiên nhiên cho công ty Michelin của Mỹ với giá ở thời điểm hiện tại là 1528 USD/tấn. Tuy nhiên đến tháng 4/2011 công ty Michelin mới chịu mở L/C để bên Việt Nam giao hàng. Tại thời điểm này, giá cao su đã biến động tăng mạnh gây thiệt hại cho công ty Cao Su Phú Riềng.

 Rủi ro do những tổ chức giao nhận:

- Hàng hóa đã đến cảng đến nhưng bộ chứng từ vẫn chưa đến ngân hàng phát hành nên nhà nhập khẩu không thể tiến hành thanh toán để nhận hàng. Vì vậy, nhà xuất khẩu phải mất thêm chi phí lưu kho bải.

- Bộ chứng từ bị mất trên đường gửi từ ngân hàng thông báo đến Issuing bank.  Rủi ro ngoại hối: Các hợp đồng xuất khẩu tại công ty hiện nay thường thanh toán bằng đồng USD. Như vậy khi tỷ giá hối đoái giữa đồng USD và VNĐ biến động, cụ thể là đồng USD mất giá thì thiệt hại sẽ rơi vào nhà xuất khẩu.

3.4. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN THEO PHƯƠNG THỨC L/C TOÁN THEO PHƯƠNG THỨC L/C

3.4.1. Rủi ro xuất phát từ nhà xuất khẩu

 Rủi ro 1: Nhà xuất khẩu không thực hiện đúng những quy định trong L/C dẫn đến thời gian giao hàng chậm so với quy định của L/C do không chuẩn bị hoặc thu gom hàng kịp.

- Nguyên nhân: Do không kiểm tra L/C kỹ trước khi chấp nhận thực hiện hoặc không đánh giá chính xác khả năng thực hiện L/C của bản thân.

- Đánh giá: Đây là rủi ro thường gặp đối với những doanh nghiệp kinh doanh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán một lô hàng xuất khẩu theo phương thức L.C tại công ty TNHH MTV cao su Phú Riềng (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)