Đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần xây lắp và vật liệu xây dựng Khánh Hòa (Trang 60)

BẢNG 1: BẢNG TỔNG HỢP MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH KẾT QUẢ SXKD CỦA DOANH NGHIỆP

STT Chỉ tiêu DVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011

± % ± % I. Các chỉ tiêu kết quả 1 Doanh thu đồng 50.652.115.558 54.450.840.079 52.330.024.292 3.798.724.521 7.50 (2.120.815.787) (3.89) 2 LNTT đồng 742.303.669 692.968.950 751.767.391 (49.334.719) (6.65) 58.798.441 8.49 3 LNST đồng 556.977.752 519.726.712 563.825.543 (37.001.040) (6.65) 44.098.831 8.49 4 Tổng vốn KD BQ đồng 83.769.250.070 97.088.728.300 100.158.178.200 13.319.478.230 15.90 3.069.449.900 3.16 5 Tổng vốn CSH BQ đồng 12.878.490.940 12.017.268.180 11.825.894.300 (861.222.760) (6.69) (191.373.880) (1.59) 7 Thu nhập BQ đ/người/tháng 2.500.000 2.900.000 3.500.000 400.000 16.00 600.000 20.69

II. Các tỷ số thể hiện khả năng sinh lời

1 Tỷ suất LN/DT % 1.10 0.95 1.08 (0.15) (13.20) 0.12 12.88 2 tỷ suất LN/ tổng TS % 0.66 0.54 0.56 (0.13) (19.49) 0.03 5.16 3 tỷ suất LN/VCSH % 4.32 4.36 4.77 0.04 0.93 0.41 9.40

Nhận xét:

Qua bảng tổng hợp một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm 2010, 2011, 2012 ta thấy:

Tổng doanh thu

Năm 2010 là 50.652.115.558 năm 2011 là 54.450.840.079 năm 2012 là 52.330.024.292 qua 3 năm ta thấy chỉ tiêu doan thu năm 2011 là lớn nhất, cụ thể: năm 2011 tăng 3.798.724.521 đồng so với năm 2010 tương ứng tăng 7,5 %. Nhưng đến năm 2012 doanh thu lại lại giảm 2.120.815.787 đồng, tương ứng giảm 3.89 % so với năm 2011. Như vậy doanh thu của công ty có xu hướng giảm do công ty không đấu thầu được nhiều vào năm 2012. Cũng như do nền kinh tế khó khăn như hiện này.

Lợi nhuận

Do doanh thu không ổn định nên dẫn tới lợi nhuận nó cũng không ổn định LNST năm 2010 là 556.977.752 đồng, sang năm 2011 LNST giảm xuống còn 519.726.712 đồng, tức là giảm 37.001.040 đồng tương ứng giảm 6.65%. Nhưng đến năm 2012 LNST tăng lên đạt 563.825.543 tăng 44.098.831 đồng tương ứng tăng 8.49 %. Đây là một điều đáng mừng vì trong khi doanh thu của năm 2012 giảm so với năm 2011 nhưng LNST vẫn tăng chứng tỏ rằng doanh nghiệp đã tiết kiệm được chi phí để làm tăng lợi nhuận.

Tổng vốn kinh doanh bình quân

Tổng vốn KD bình quân có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2010 đạt 83.769.250.070 đồng sang năm 2011 nó tăng thêm 13.319.478.230 đồng tương ứng tăng 15.9% đạt mức 97.088.728.300 đồng. Năm 2012 tổng vốn KD bình quân tiếp tục tăng lên đạt 100.158.178.200 tăng 3.069.449.900 đồng tương ứng tăng 3.16 %. Như vậy trong những năm này công ty đã cố gắng mở rộng nguồn vốn kinh doanh.

Tổng vốn CSH bình quân

Tổng vốn CSH biến đổi theo chiều hướng giảm 3 năm. Năm 2010 tổng vốn CSH đạt 12.878.490.940 đồng, đến năm 2011 nó còn lại là 12.017.268.180 đồng giảm 861.222.760 đồng tương ứng giảm 6.69%. Đến năm 2012 thì tổng vốn CSH

tiếp tục giảm còn lại là 11.825.894.300 đồng giảm 191.373.880 đồng tương ứng giảm 1.59%. Qua đây chúng ta thấy rằng tổng vốn KD bình quân của công ty thì có xu hướng tăng qua các năm nhưng tổng vốn CSH thì lại có xu hướng giảm qua các năm như vậy vốn KD của công ty tăng lên là do vốn vay chứ không phải do vốn CSH. Đây cũng có thể là điều tốt khi công ty tận dụng được nguồn vốn vay. Nhưng nếu công ty quá phụ thuộc vào vốn vay thì đây cũng là một điều bất lợi khi nguồn vốn vay đó không được sử dụng hiệu quả.

Tỷ suất lợi nhuận / Doanh thu

Tỷ suất LN / DT năm 2010 là 1.10%. Năm 2011 là 0.95 % giảm 0.15% so với năm 2010. Đến năm 2012 tỷ suất LN/DT năm 2012 là 1.08% tăng 0.12% so với năm 2011. Như vậy tỷ suất LN/DT có giảm từ năm 2010 lên 2011 nhưng đến năm 2012 thì nó đã tăng lên.Đây là một điều tốt do lợi nhuận sau thuế tăng nhưng doanh thu lại giảm. Công ty nên xem xét lại tại sao doanh thu lại giảm.

Tỷ suất lợi nhuận / Tổng tài sản

Tỷ suất LN/TTS thay đổi giống với tỷ suất LN/DT. Năm 2010 tỷ suất này là 0.66% sang năm 2011 là 0.54% giảm 0.13%. Năm 2012 tỷ suất LN/DT là 0.56% tăng so với năm 2011 là 0.03%. Tuy năm 2012 có tăng so với năm 2011 nhưng tăng rất ít vì vậy công ty nên chú trọng tìm biện pháp để tăng tỷ suất lên.

Tỷ suất LN/VCSH

Tỷ suất này có xu hướng tăng qua các năm, năm 2010 đạt 4.32% đến năm 2011 đạt 4.36% tăng 0.04% đây là một tỷ lệ tăng nhẹ. Sang đến năm 2012 tỷ suất LN/VCSH đạt 4.77% tăng 0.41%.

Nhận xét

Như vậy, nhìn chung trong 3 năm qua tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty luôn biến động, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao. Với sự cạnh trạnh gay gắt trên thị trường và chịu sự ảnh hưởng của biến động kinh tế trên toàn cầu đã tạo ra không ít khó khăn trong kinh doanh của công ty. Công ty cần phải tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra các biện pháp khắc phục để giúp công ty hoạt động có

hiệu quả hơn, phát triển ngày càng bền vững hơn với sự phát triển chung của đất nước.

2.1.4.2. Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của công ty

Thuận lợi

 Khánh Hòa là một tỉnh có khí hậu ôn hòa, nắng không gay gắt, mưa không kéo dài nên tương đối thuận lợi cho hoạt động xây dựng các công trình, theo kịp tiến độ thi công, chỉ có vào mùa mưa là có ảnh hưởng ít nhiều. Hơn nữa công ty nằm ở thành phố Nha Trang là một thành phố du lịch với tốc độ xây dựng ngày càng nhiều, đây là một lợi thế để công ty tiến hành đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng.

 Các cán bộ chủ chốt trong doanh nghiệp đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Đây là một thuận lợi và thế mạnh của công ty nên tân dụng để phát huy, kinh nghiệm là vốn quý, giúp cho công ty có quyết định đúng đắn, linh hoạt để ứng phó kịp thời với những biến động phức tạp trên thị trường.

 Đội ngũ cán bộ và đội ngũ nhân viên có trình độ và tay nghề tương đối cao, cùng với sự nhiệt tình, cố gắng phấn đấu làm cho không khí lao động của công ty trở nên sôi nỗi. Vì thế công việc thi công nói riêng và công việc của công ty nói chung luôn được hoàn thành.

 Máy móc thiết bị của công ty ngoài các loại xe, máy móc phục vụ cho quá trình thi công trên công trường, còn có các máy thiết bị khác đáp ứng nhu cầu công việc. Tại văn phòng công ty cũng đầu tư hệ thống máy vi tính, máy phô tô coppy… phục vụ công tác quản lý, đồng thời công ty còn áp dụng phầm mềm kế toán để hổ trợ công tác kế toán một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn, từ đó cung cấp thông tin kịp thời phục vụ kinh doanh.

Khó khăn

 Do đặc điểm của ngành xây lắp là công việc thi công, xây lắp phải tiến hành ngoài trời nên nhân tố thời tiết ảnh hưởng rất nhiều đến công tác thi công. Khi gặp điều kiện tự nhiên bất lợi (mưa, gió, bão...) kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công và làm phát sinh thêm các khoản chi phí ngừng

sản xuất như chi phí nhân công, chi phí bảo dưởng máy móc và các loại chi phí khác... làm tăng chi phí của công trình.

 Sự cạnh tranh giữa các công ty cùng ngành trong việc đấu thầu để xây dựng công trình diễn ra rất phức tạp nhất là trong điều kiện nha trang là một thị trường còn nhỏ nhưng có rất nhiều công ty xây lắp.

 Giá cả nguyên vật liệu cũng như các dịch vụ khác luôn biến động theo chiều hướng tăng làm cho chi phí các công trình tăng lên. Máy móc thiết bị đáp ứng được nhu cầu công việc nhưng số lượng còn rất hạn chế và nhiều máy móc đã sử dụng lâu nên gây ra không ít khó khăn trong việc thi công và vận chuyển nhất là trong trường hợp hai công trường ở cách xa nhau.

 Nền kinh kế đang trong đà lạm phát nên nhu cầu về vốn cũng là một khó khăn lớn để công ty hoạt động. Các chủ đầu tư, ban quản lý dự án thường chậm trể trong việc thanh toán tiền các công trình nên tình trạng bị chiếm dụng vốn xẩy ra thường xuyên gây cản trở lớn trong công tác thi công và đầu tư của công ty.

Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới.

 Trước mắt, công ty phấn đấu hoàn thành đúng thời hạn các công trình đang thi công để tiến hành quyết toán, xử lý dứt điểm công nợ với chủ đầu tư.  Trong thời gian tới công ty cạnh tranh trên nhiều thị trường trong và ngoài

tỉnh. Mở rộng đấu thầu để trúng các gói thầu có giá trị lớn ngày càng nhiều, xây dựng nhiều công trình hơn. Đồng thời đẩy nhanh tiến độ thi công và nâng cao chất lượng các công trình.

2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

2.1.5.1. Các nhân tố bên trong

Lao động

Lao động là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nó được coi là nhân tố quyết định đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đội ngũ các bộ công nhân viên của công ty có trình độ tương đối cao do đó việc thực hiện hay áp dụng máy móc thiết bị cho sản xuất cũng nhanh gọn,

đẩy nhanh tốc độ sản xuất. Thêm vào đó đội ngũ kế toán cuả công ty được đạo tạo nghiệp vụ và có kinh nghiệm trong nghề nên công tác hạch toán kế toán diễn ra một cách nhịp nhàng cùng những hoạt động khác của công ty.

Công nghệ kỹ thuật

Khi công ty mới đi vào hoạt động, nền kinh tế vẫn chưa phát triển mạnh, khoa học công nghệ vốn yếu kém lạc hậu do vậy dẫn đến sự hạn chế trong thi công, xây lắp chưa đạt hiệu quả. Tuy nhiên cùng với sự phát triển như hiện nay, công ty đã xây dựng được 5 đội thi công, trạm điện, trạm bê tông, nhờ đó giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được thuận lợi đảm bảo chất lượng và thu hút được ngày càng nhiều khách hàng.

Bên cạnh đó, tại văn phòng công ty đã đầu tư hệ thống máy vi tính, máy photocopy…và nhiều máy móc thiết bị khác thuận tiện cho công việc. Công ty đã áp dụng phần mềm kế toán hổ trợ cho việc hạch toán diễn ra kịp thời, và nhanh chóng.

Vốn

Vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong quá trình tồn tại và phát triển của công ty. Nguồn vốn kinh doanh chủ yếu của công ty là nguồn vốn tín dụng. Do các chủ đầu tư thường chậm trễ trong thanh toán vốn xây dựng và thanh toán chi phí cho công ty nên để đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục và đúng tiến độ thi công, công ty phải vay vốn từ ngân hàng và các tổ chức kinh doanh khác. Đây có thể là một dấu hiệu tốt nếu việc sử dụng nguồn vốn này mang lại hiệu quả cao nhưng ngược lại nó cũng là một điều đáng lo ngại khi nguồn vốn này không những không mang lại hiệu quả cho công ty mà còn làm giảm khả năng tự chủ về mặt tài chính của công ty.

2.1.5.2. Các nhân tố bên ngoài

Đối thủ cạnh tranh

Xây dựng là một trong những lĩnh vực kinh doanh quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế cũng như phục vụ nhu cầu đời sống của người dân. Ngành xây dựng nước ta càng phát triển, thu hút nhiều đơn vị tham gia đầu tư kinh

doanh. Vì vậy mà sự cạnh tranh diển ra càng gay gắt hơn. Hiện nay, bên cạnh nhiều công ty có truyền thống trong lĩnh vực xây dựng ở tỉnh khánh Hòa như: công ty TNHH một thành viên Phát Triển Nhà Khánh Hòa., công ty cổ phần xây dựng Việt Á, công ty cổ phẩn xây dựng Liên Danh, công ty TNHH THT, công ty cổ phần xây dựng số 17 (VINACONEX 17)… thì ngày càng xuất hiện nhiều các doanh nghiệp tư nhân có bộ máy quản lý nhỏ gọn, lao động chủ yếu thuê ngoài không phải đóng bảo hiểm xã hội nên hoạt động đấu thầu xây dựng ngày càng mạnh mẽ. Mặt khác các đơn vị xây dựng ở các thành phố lớn cũng đang tham gia xây dựng cơ bản ở Khánh Hòa nên thị phần xây dựng càng ngày càng bị thu hẹp lại. Có thể kể đến những đối thủ cạnh tranh lớn của công ty trong lĩnh vực xây dựng ở Khánh Hòa hiện nay như: Công ty cổ phần Sông Đà 207, công ty cổ phần Xây Dựng Vĩnh Tường…

Giá cả thi trường

Do sự biến động của nên kinh tế thi trường, giá cả cũng như các yếu tố đầu vào không ngừng leo thang làm cho các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Sự tăng vọt về giá cả nguyên vật liệu làm cho chi phí sản xuất tăng lên. Vì vậy công ty cần có các chiến lược dữ trữ, thu mua nguyên vật liệu phù hợp để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được thường xuyên liên tục.

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XL VÀ VLXD KHÁNH HÒA.

Công ty cổ phần XL và VLXD Khánh Hòa tổ chức công tác kế toán theo mô hình tập trung. Theo hình thức này tất cả các công việc kế toán như phân loại chứng từ, định khoản kế toán, ghi sổ chi tiết, tổng hợp, tính giá thành, lập báo cáo đều được thực hiện tập trung ở phòng kế toán. Bên cạnh đó tại các công trường, trạm bê tông công ty sẽ bố trí nhân viên tập hợp hóa đơn, chứng từ, định kỳ gửi lên công ty để kế toán hạch toán chi phí cho các đối tượng liên quan.

2.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty.

2.2.1.1. Tổ chức nhân sự phòng kế toán

Bộ máy kế toán được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.4: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty

Chú thích:

Quan hệ chỉ đạo Quan hệ chức năng

2.2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận

Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng kinh doanh

- Do ban giám đốc bổ nhiệm, có nhiệm vụ giám sát, phụ trách chung mọi hoạt động của phòng kế toán, chỉ đạo phương thức hạch toán, tham mưu tình hình tài chính và thông tin kịp thời cho ban giám đốc về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, giải thích các báo cáo tài chính với các cơ quan quản lý cấp trên.

- Chịu trách nhiệm về việc nộp đầy đủ và đúng hạn các báo cáo tài chính của công ty đến cơ quan nhà nước, nộp các báo cáo thuế, nộp thuế đúng hạn theo quy đinh của pháp luật

- Là người chịu trách nhiệm công tác kiểm soát nội bộ của công ty và là người chịu trách nhiệm trước ban giám đốc công ty và cơ quan nhà nước về toàn bộ hoạt động kế toán của công ty.

Kế toán ngân hàng, kiêm tiền lương Kế toán công nợ Kế toán vật tư kiêm thủ Quỹ Kế toán thanh toán Kế toán trưởng, trưởng

phòng kinh doanh.

Kế toán tổng hợp

Kế toán công nợ

- Theo dõi những khoản nợ mà khách hàng nợ của công ty cũng như những khoản nợ mà công ty nợ người bán

- Phát hiện những khoản nợ vượt mức cho phép trong hợp đồng. Những khoản nợ quá hạn của khách hàng và báo cáo cho kế toán trưởng để kịp thời có biện pháp thúc đẩy họ sớm hoàn thành thanh toán cho công ty.

Kế toán thanh toán

- Chịu trách nhiệm về các khoản thanh toán, đồng thời có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ, hóa đơn thanh toán.

- Hàng tháng, tiến hành đối chiếu với sổ quỹ của công ty. Tính thuế giá trị gia tăng và các thuế phải nộp cho nhà nước

Kế toán vật tư kiêm thủ quỹ

- Có trách nhiệm theo dõi, ghi chép, phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn vật tư

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần xây lắp và vật liệu xây dựng Khánh Hòa (Trang 60)