Nội dung và nguyên tắc hạch toán
Nội dung:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm toàn bộ các chi phí về nguyên vật
liệu trực tiếp dung cho việc xây dựng, lắp đặt công trình (không kể vật liệu, phụ tùng dùng cho máy móc, phương tiện thi công và nguyên vật liệu dùng cho chi phí sản xuất chung) như:
- Vật liệu xây dựng chính: cát, đá, sắt thép, xi măng… - Vật liệu khác: bột màu, đinh, dây...
- Thiết bị gắn liền với vật kiến trúc: thiết bị thông gió, ánh sáng... Nguyên tắc hạch toán
Nguyên vật liệu sử dụng cho xây dựng hạng mục công trình nào thì phải tính trực tiếp cho sản phẩm hạng mục công trình đó trên cơ sở chứng từ gốc, theo số lượng thực tế đã sử dụng và theo giá xuất thực tế.
Trường hợp vật liệu liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí không thể tập hợp riêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ để phân bổ chi phí cho các đối tượng liên quan theo các tiêu thức hợp lý:
Nguyên vật liệu mua về có thể được nhập kho hoặc xuất thẳng ra công trình. Trường hợp đơn vị thi công nhận vật tư từ kho thì căn cứ vào nhu cầu sản xuất và mức tiêu hao vật liệu, các đơn vị đến phòng cung ứng vật tư để lập phiếu xuất kho và nhận vật liệu.
Tùy theo đặc điểm hạch toán của từng doanh nghiệp mà có thể xác định giá nguyên vật liệu xuất kho theo một trong các phương pháp sau: FIFO, LIFO, bình quân gia quyền, thực tế đích danh nhưng vẫn thống nhất giữa các kỳ
Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO) :
Phương pháp này áp dụng dựa trên giả định là NVL tồn kho được mua trước sẻ được sử dụng trước, NVL tồn kho còn lại cuối kỳ là NVL được mua gần thời điểm cuối kỳ.Theo phương pháp này thì giá trị hàng tồn kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo giá hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho. Phương pháp nhập sau xuất trước ( LIFO)
Chi phí vật liệu phân bổ cho từng đối tương = Tỷ lệ ( hệ số) phân bổ Tiêu thức phân bổ của từng đối tượng × Tỷ lệ ( hệ số) phân bổ =
∑ Chi phí vật liệu cần phân bổ
Phương pháp này áp dụng dựa trên giả định là NVL tồn kho được mua sau sẻ được sử dụng trước, NVL tồn kho còn lại cuối kỳ là NVL được mua trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị hàng tồn kho xuất kho được tính theo giá của lô nhập kho ở thời điểm nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho.
Phương pháp bình quân gia quyền
Giá trị của tưng loại NVL tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ, được mua trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc sau khi nhập NVL mới mua về.
Giá thực tế xuất kho = Số lượng xuất kho × Đơn giá thực tế bình quâ
Cuối kỳ hạch toán hoặc khi công trình hoàn thành tiến hành kiểm kê số vật liệu còn lại tại nơi sản xuất( nếu có) để ghi giảm trừ CPNVL trực tiếp xuất dùng cho công trình.
Tài khoản sử dụng
TK 621 : “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. TK này dùng để phản ánh các chi phí nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động xây dựng, sản phẩm công nghiệp của doanh nghiệp xây lắp, tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình
Kết cấu
Bên nợ:
- Giá trị thực tế NVL trực tiếp xuất dùng cho hoạt động xây lắp.
Bên có:
- Giá trị NVL trực tiếp sử dụng nhập lại kho.
- K/C CPNVL thực tế sử dụng trong kỳ sang TK 154 để tính giá thành. - K/C CPNVL vượt mức bình thường sang TK 632.
TK 621: không có số dư cuối kỳ
Đơn giá thực
tế bình quân =
Số lượng hàng tồn đầu kỳ + Số lượng hàng nhập trong kỳ.
TK 632 K/C NVLTT vượt định mức Trình tự hạch toán
Trình tự hạch toán CPNVLTT được tiến hành theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp