Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp ở việt nam (Trang 90)

 Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho ngƣời lao động

Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật nhằm cải thiện điều kiện lao động, hỗ trợ đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời lao động trong KCN phù hợp với điều kiện thực tế của đất nƣớc.

Chú trọng, đào tạo nghề cho thanh niên khu vực nông thôn, nhất là các vùng nông thôn bị thu hồi đất làm KCN; xây dựng chiến lƣợc tổng thế quốc gia về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa; xây dựng đội ngũ lao động có tác phong công nghiệp, có trình độ, kỹ năng, kỷ luật lao động ngày càng đƣợc nâng cao.

 Phát triển công nghiệp hỗ trợ

Quy định cụ thể, chi tiết ngành, sản phẩm thuộc công nghiệp hỗ trợ theo hƣớng tập trung vào một số ngành, sản phẩm trọng điểm phù hợp với quy hoạch và thế mạnh của các KCN. Đồng thời, làm rõ tiêu chí xác định ngành, sản phẩm đƣợc hƣởng ƣu đãi thuộc diện công nghiệp hỗ trợ.

Nâng mức ƣu đãi đủ sức hấp dẫn với các nhà đầu tƣ trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Quy định mức ƣu đãi cao hơn cho các dự án đầu tƣ tham gia chuỗi giá trị sản xuất công nghiệp hỗ trợ so với dự án đơn lẻ.

 Nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý nhà nƣớc sau cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Hệ thống thông tin quốc gia về ĐTNN, đƣợc nối mạng với cơ quan trung ƣơng, địa phƣơng, doanh nghiệp ĐTNN. Tập trung hỗ trợ các dự án đã đƣợc cấp giấy chứng nhận đầu tƣ; hoàn thiện các cơ chế, quy định pháp lý và tăng cƣờng công tác hậu kiểm đối với dự án ĐTNN. Sớm hoàn thiện Quy chế phối hợp và phân công trách nhiệm giải quyết tranh chấp giữa Chính phủ và NĐTNN.

 Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính

Công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) đƣợc xem bƣớc đột phá của cải cách hành chính. Nhằm tiếp tục cải thiện môi trƣờng kinh doanh, tạo điều kiện

83

cho các nhà đầu tƣ làm ăn tại Việt Nam, công tác cải cách TTHC cần hoàn thành việc thực thi các phƣơng án đơn giản hóa TTHC đã đƣợc Chính phủ thông qua; thực hiện niêm yết công khai các TTHC trên cơ sở dữ liệu quốc gia; tăng cƣờng kỷ luật, kỷ cƣơng và phát huy tinh thần, thái độ tận tụy, trách nhiệm phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức trực tiếp giải quyết TTHC… Đặc biệt với TTHC trong lĩnh vực FDI không chỉ hoàn thiện các quy định TTHC tại Luật đầu tƣ trên cơ sở rà soát, đánh giá các khó khăn, vƣớng mắc trong hoạt động đầu tƣ mà còn nghiên cứu, hoàn thiện quy định TTHC đáp ứng yêu cầu khuyến khích FDI. Theo đó, khuyến khích FDI tạo hàng xuất khẩu trong các mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế, trong đó chú trọng rà soát, đơn giản hóa thủ tục liên quan theo hƣớng tạo thuận lợi hóa thƣơng mại nhƣ: thủ tục hải quan đối với hàng nhập sản xuất để xuất khẩu, các TTHC liên quan đến bảo lãnh thuế, hoàn thuế, thủ tục về hàng hải…

3.3.2. Giải pháp đối với địa phương có KCN

- Xây dựng chiến lƣợc thu hút, sử dụng và quản lý FDI của tỉnh, thành phố phù hợp với chiến lƣợc phát triển kinh tế – xã hội chung của cả nƣớc. Chiến lƣợc này có vai trò tƣơng hỗ với các chiến lƣợc liên quan nhƣ: phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển đồng bộ thị trƣờng, phát triển nguồn nhân lực, cải cách hành chính,…

- Xác định quan điểm về FDI là khu vực doanh nghiệp, hoạt động theo khuôn khổ pháp luật và tín hiệu của thị trƣờng. Thu hút FDI phải coi trọng cơ cấu và chất lƣợng vốn FDI, thu hút FDI công nghệ hiện đại, thu hút FDI phải tạo điều kiện để phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao, lao động có kỹ năng.

- Cùng với hoạt động thu hút nguồn vốn FDI phải quan tâm quản lý hoạt động FDI sau cấp giấy chứng nhận đầu tƣ, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI, có cơ chế chính sách rõ ràng để hạn chế tối đa những tiêu cực của FDI. Nâng cao năng lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc đối với FDI; tăng cƣờng sự phối hợp với các Bộ, ngành, trung ƣơng và các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh trong thu hút, sử dụng FDI.

- Tiếp tục xây dựng và phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng: giao thông, điện, nƣớc, bƣu chính viễn thông; các ngành công nghiệp phụ trợ và hạ tầng xã hội, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Bố trí, sắp xếp dự án theo quy hoạch các KCN, cụm công nghiệp đặc biệt chú ý vần đề môi trƣờng, cấp thoát nƣớc, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ tại các khu vực thị trấn, huyện thị và nông thôn.

84

- Tập trung thu hút và phát triển các ngành công nghiệp có thị trƣờng, có lợi thế cạnh tranh nhằm tiếp nhận CGCN, từng bƣớc vƣơn lên sản xuất linh kiện, phụ tùng để tiến tới sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh tại địa phƣơng. Tăng cƣờng thu hút đầu tƣ vào lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội.

- Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính, trách nhiệm công vụ của cán bộ công chức trong việc giải quyết các thủ tục đầu tƣ, đất đai, xây dựng, xuất nhập khẩu, lao động, môi trƣờng nhằm loại bỏ phiền hà, tạo điều kiện thời gian nhanh nhất cho các nhà đầu tƣ khi thực hiện dự án. Quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tƣ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo mối liên hệ chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nƣớc và doanh nghiệp, tạo điều kiện củng cố niềm tin với các NĐTNN.

- Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt nguồn nhân lực chất lƣợng cao đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp. Phát triển cơ sở, trang thiết bị và dịch vụ y tế hiện đại, đáp ứng nhu cầu đa dạng của ngƣời dân và NĐTNN.

- Chuẩn bị tốt các điều kiện xã hội nhƣ: dịch vụ khách sạn, nhà hàng; vui chơi, giải trí,…để phục vụ nhu cầu của các NĐTNN và ngƣời lao động làm việc trong các KCN, cụm công nghiệp. Đồng thời, quan tâm giải quyết tốt vấn đề đời sống nhân dân vùng giao đất cho xây dựng KCN, cụm công nghiệp.

- Tạo môi trƣờng thuận lợi cho các loại hình dịch vụ: tài chính, thị trƣờng vốn, kinh doanh tài sản và dịch vụ tƣ vấn, kiểm toán, xúc tiến thƣơng mại,.. phát triển.

3.3.3. Giải pháp về phía các doanh nghiệp Việt Nam

Trong thời gian qua, Việt Nam trọng tâm và chú ý nhiều vào mảng doanh nghiệp FDI. Tuy nhiên, nếu không có sự quan tâm đúng mức, đầy đủ đối với khối các doanh nghiệp trong nƣớc thì dù có thu hút FDI tốt bao nhiêu kinh tế Việt Nam cũng sẽ không phát triển bền vững và bị lệ thuộc. Điều đó thể hiện rõ tầm quan trọng của các doanh nghiệp trong nƣớc đối với việc thu hút, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI cũng nhƣ trong sự phát triển kinh tế của đất nƣớc trong dài hạn.

Khối doanh nghiệp trong nƣớc gồm hai mảng, mảng thứ nhất là khối doanh nghiệp Nhà nƣớc, Việt Nam đang tập trung tái cấu trúc theo hƣớng thu hẹp lại các lĩnh vực hoạt động, cổ phần hóa mạnh mẽ, làm sao để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nƣớc. Mảng còn lại chính là các doanh nghiệp dân doanh hay còn gọi là doanh nghiệp tƣ nhân. Các doanh nghiệp của Việt Nam chủ yếu là các

85

doanh nghiệp nhỏ và vừa, bộ phận doanh nghiệp này đang ngày càng chứng tỏ vai trò của mình đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc gia. Do đó, để nâng cao chất lƣợng thu hút vốn FDI vào Việt Nam nói chung, vào các KCN nói riêng cần phải chú trọng vào nâng cao chất lƣợng của các doanh nghiệp trong nƣớc.

 Đối với các doanh nghiệp nhà nƣớc (DNNN)

- Tái cơ cấu quyết liệt, toàn diện: Thực hiện tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nƣớc; tái cơ cấu doanh nghiệp theo ngành, lĩnh vực không phân biệt cấp, cơ quan quản lý. Tuân thủ nguyên tắc thị trƣờng khi thoái vốn nhà nƣớc tại các ngành không phải ngành kinh doanh chính hoặc không trực tiếp liên quan với ngành kinh doanh chính và vốn nhà nƣớc ở các công ty cổ phần mà Nhà nƣớc không cần chi phối; Tái cơ cấu tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nƣớc một cách toàn diện từ mô hình tổ chức, quản lý, nguồn nhân lực, ngành, nghề sản xuất kinh doanh, chiến lƣợc phát triển, đầu tƣ đến thị trƣờng và sản phẩm.

- Đẩy mạnh cổ phần hóa DNNN: Đến năm 2015, thực hiện cổ phần hóa DNNN theo các phƣơng án đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt. Đến năm 2020, hoàn thành cổ phần hóa DNNN theo phân loại nêu trên. Phát triển thị trƣờng tài chính, đặc biệt là thị trƣờng chứng khoán, mua bán nợ để thúc đẩy cổ phần hóa, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận và huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. Tổng kết việc xử lý nợ của DNNN, khắc phục nợ dây dƣa, chiếm dụng vốn. Đánh giá và có biện pháp phát huy công cụ mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp. Khuyến khích các tổ chức kinh tế mua, bán nợ của DNNN. Các DN cổ phần hóa phải niêm yết công khai trên thị trƣờng chứng khoán theo quy định của Luật Chứng khoán.

- Hoàn thiện thể chế, cơ chế quản lý DNNN: Hoàn thiện khung pháp lý để DNNN kinh doanh hoạt động trong môi trƣờng pháp lý công khai minh bạch và cạnh tranh bình đẳng với DN thuộc các thành phần kinh tế khác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đã đầu tƣ. Đổi mới quản trị để DNNN mà trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nƣớc nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất, kinh doanh; mở rộng quy mô đi đôi với nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh và phát triển bền vững. Có cơ chế quản lý, kiểm soát việc nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị... của doanh nghiệp. Xác định cụ thể và làm rõ quyền hạn, trách nhiệm của hội đồng thành viên, tổng giám đốc, giám đốc DN trong quản lý, sử dụng

86

vốn, tài sản nhà nƣớc để bảo đảm quyền chủ động sản xuất, kinh doanh và bảo toàn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tài sản.

 Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV)  Về phía Nhà nƣớc

- Hoàn thiện khung pháp lý, chính sách phát triển DNNVV. Tiếp tục nghiên cứu Đề án xây dựng Luật xúc tiến phát triển DNNVV. Triển khai tích cực các Luật mới ban hành liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp nói chung, DNNVV nói riêng: Luật Quản lý giá, Luật Quảng cáo,… Sửa đổi, bổ sung các quy định pháp lý liên quan đến doanh nghiệp nhƣ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế: cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế; Luật sửa đổi, bổ sung Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tƣ để bao quát đƣợc các hoạt động kinh tế mới phát sinh trong kinh tế; Luật Đầu tƣ công, Luật Đấu thầu,...

- Hỗ trợ các DNNVV tiếp cận tài chính, tín dụng thông qua Quỹ Phát triển DNNVV và triển khai các hoạt động trợ giúp của Quỹ; hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích NHTM tăng mức dự nợ tín dụng cho các DNNVV; áp dụng Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho DNNVV; đẩy mạnh triển khai Bảo Lãnh cho DNNVV vay vốn.

- Hình thành các cụm liên kết, cụm ngành công nghiệp, tăng cƣờng tiếp cận đất đai cho DNNVV. Các cơ quan quản lý nhà nƣớc khẩn trƣơng Phê duyệt Đề án phát triển cụm công nghiệp liên kết, KCN gắn với phát triển công hỗ trợ, tạo mạng liên kết sản xuất và hình thành chuỗi giá trị; xây dựng cơ chế hỗ trợ DNNVV thực hiện hệ thống kiểm toán môi trƣờng và quản lý sinh thái; xây dựng cơ chế hỗ trợ di dời các DNNVV gây ô nhiễm thông qua cho phép chuyển quyền sử dụng đất từ đất sản xuất sang đất ở và đất thƣơng mại.

- Cung cấp thông tin hỗ trợ, xúc tiến mở rộng thị trƣờng cho DNNVV. Cụ thể, cần phải hình thành mạng lƣới hệ thống thông tin hỗ trợ DNNVV để cung cấp thông tin cho DNNVV; tiếp tục nâng cấp cổng thông tin DN, hình thành mạng lƣới kết nối thông tin trợ giúp DNNVV; khuyến khích, hỗ trợ DNNVV tham gia Chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại quốc gia giai đoạn 2011 – 2015; nghiên cứu quy định cho phép tỷ lệ nhất định DNNVV đƣợc tham gia cung cấp một số hàng hóa, dịch vụ công trình cho thị trƣờng mua sắm công; tăng cƣờng triển khai áp dụng đấu thầu

87

qua mạng để khuyến khích và tạo điều kiện tiếp cận thông tin cho DNNVV.  Về phía các hiệp hội

- Tiến hành các hoạt động xây dựng, quảng bá và nâng cao uy tín doanh nghiệp, doanh nhân, hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam.

- Thúc đẩy các dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh; hỗ trợ doanh nghiệp phát triển quan hệ kinh doanh và đầu tƣ ở trong và ngoài nƣớc.

- Giúp đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và CGCN ở Việt Nam và nƣớc ngoài.

- Giúp các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc giải quyết bất đồng, tranh chấp thông qua thƣơng lƣợng, hòa giải.

- Tập hợp, nghiên cứu ý kiến của các doanh nghiệp để phản ánh, kiến nghị và tham mƣu các vấn đề về pháp luật, chính sách kinh tế – xã hội nhằm cải thiện môi trƣờng kinh doanh.

- Điều tra, khảo sát các doanh nghiệp để tham mƣu trong công tác xây dựng kế hoạch chính sách phát triển doanh nghiệp.

 Về phía bản thân các DNNVV

- Lựa chọn những khâu sản xuất, những địa điểm, những sản phẩm có thể cạnh tranh thành công để xây dựng chiến lƣợc kinh doanh phù hợp.

- Nâng cao trình độ quản trị kinh doanh (nhân sự, tài chính và kỹ thuật), trình độ tay nghề của nguồn nhân lực, trình độ thiết bị công nghệ,... Tăng cƣờng đào tạo, đào tạo lại dƣới nhiều hình thức nhƣ theo học các chƣơng trình chính khóa cơ bản, đào tạo tổ chức, tổ chức hội nghị tay nghề, cung cấp thông tin cần thiết. Chú trọng đổi mới công nghệ, trang thiết bị trong doanh nghiệp. Đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất, khuyến khích các hoạt động cải tiến, hợp lý hóa sản xuất, sáng chế và thậm chí nghiên cứu khoa học có liên quan.

- Chủ động tham gia hợp tác với các doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp lớn trong nƣớc và với các DNNVV thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Từ đó, các DNNVV có thể làm nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp lớn, qua đó, các DNNVV có thể đƣợc sự giúp đỡ trong hoạch định chiến lƣợc phát triển doanh nghiệp, chiến lƣợc sản phẩm, đào tạo nhân lực, công nghệ….

- Tăng cƣờng các mối liên kết kinh tế thông qua tham gia các hiệp hội theo địa phƣơng, lãnh thổ, mở rộng quan hệ, tăng cƣờng liên doanh, liên kết.

88

KẾT LUẬN

Cho đến nay đã có hơn 60 quốc gia, với số vốn FDI lên đến 70,3 tỷ USD đầu tƣ vào các KCN Việt Nam. Quy mô vốn FDI liên tục tăng qua các năm và chiếm tỷ lệ cao so với tổng vốn FDI cả nƣớc; cơ cấu vốn FDI trong KCN có sự dịch chuyển ngày càng phù hợp với nhu cầu xây dựng kinh tế theo hƣớng CNH, HĐH; các đối tác đầu tƣ đƣợc mở rộng; hình thức đầu tƣ ngày càng đa dạng,…

Qua nghiên cứu thực trạng về các KCN cho thấy, Việt Nam đã đạt đƣợc một số thành tựu đáng kể. Số lƣợng các KCN ngày càng tăng về cả số lƣợng và chất

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp ở việt nam (Trang 90)