Định hướng phát triển KCN Việt Nam

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp ở việt nam (Trang 75)

Dựa trên Đề án điều chỉnh quy hoạch phát triển KCN Việt Nam thời kỳ 2005 – 2020, một số định hƣớng phát triển KCN Việt Nam là:

Phát triển KCN phải tuân thủ quy hoạch đã được phê duyệt

Phát triển KCN cần phải tuân theo một quy hoạch thống nhất, cần có chính sách ƣu tiên phát triển ngành trong từng KCN dựa trên lợi thế của từng KCN, thực hiện sự phân công hợp tác giữa các KCN các tỉnh, địa phƣơng gắn với nhu cầu thị trƣờng trong và ngoài nƣớc.

Phát triển KCN cần gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển vùng

Kết hợp chặt chẽ việc phát triển KCN với chuyển dịch cơ cấu kinh tế và quá trình đô thị hóa, phát triển nông nghiệp nông thôn, đồng bộ hóa việc phát triển hạ tầng kinh tế xã hội trong và ngoài hàng rào KCN ngay từ khâu xem xét thành lập để thống nhất phát triển kinh tế – xã hội. Bên cạnh đó cũng phải dựa trên lợi thế so sánh của từng vùng kinh tế để có phƣơng hƣớng phát triển phù hợp.

Xây dựng KCN phải gắn với việc thực hiện quy hoạch hạ tầng kỹ thuật

Việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho KCN là yếu tố hết sức quan trọng để tạo lập môi trƣờng đầu tƣ hấp dẫn cho các nhà đầu tƣ. Do vậy, quy hoạch xây dựng KCN phải gắn liền và tính đến khả năng cung ứng cơ sở hạ tầng kỹ thuật không những trong hàng rào mà còn ở ngoài hàng rào. Cần có những cơ chế, chính sách để huy động các nguồn vốn khác nhau tham gia đầu tƣ vào các công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào.

3.1.2. Định hướng thu hút FDI vào các KCN Việt Nam trong thời gian tới

Hiện nay, Việt Nam đang bƣớc vào thời kỳ chiến lƣợc với mục tiêu đến năm 2020 đƣa nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng HĐH, thu hút ĐTNN trong giai đoạn tiếp theo định hƣớng sau:

Một là, cần tạo bƣớc chuyển mạnh mẽ về ĐTNN theo hƣớng chọn lọc các dự án có chất lƣợng, công nghệ cao, thân thiện với môi trƣờng và phù hợp với định hƣớng tái cấu trúc nền kinh tế của từng vùng, từng ngành và quốc gia.

68

tranh cao tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn xuyên quốc gia, từ đó xây dựng, phát triển hệ thống các ngành, các doanh nghiệp phụ trợ. Bên cạnh đó chú trọng thu hút các dự án vừa và nhỏ có tác động tích cực đến kinh tế – xã hội của Việt Nam.

Ba là, đa dạng hóa hình thức đầu tƣ, khuyến khích vào tạo điều kiện cho các NĐTNN tham gia đầu tƣ và phát triển kết cấu hạ tầng.

Bốn là, quy hoạch thu hút ĐTNN theo ngành, lĩnh vực, đối tác phù hợp với lợi thế của từng vùng để phát huy hiệu quả đầu tƣ của từng địa phƣơng, từng vùng và tổng thể lợi ích quốc gia.

Năm là, chuyển dần thu hút FDI với lợi thế nhân công giá rẻ sang cạnh tranh bằng nguồn nhân lực chất lƣợng cao.

Dựa trên định hƣớng thu hút FDI trong giai đoạn mới cũng nhƣ dựa vào đặc điểm của thu hút FDI vào các KCN, định hƣớng thu hút FDI vào KCN có nội dung:

Định hƣớng thu hút FDI vào KCN theo ngành: tập trung thu hút các ngành nghề, lĩnh vực có hàm lƣợng công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trƣờng, các ngành nghề đƣợc xác định là mũi nhọn phát triển và có lợi thế của Việt Nam và phù hợp với chƣơng trình tái cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tƣ của đất nƣớc. Tăng cƣờng tính liên kết ngành trong phát triển KCN, KKT; hình thành các KCN liên kết ngành nhằm tăng lợi thế cạnh tranh của KCN và nâng cao hiệu quả hoạt động của các KCN, dần hình thành các ngành công nghiệp phụ trợ, đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phƣơng.

Định hƣớng thu hút FDI vào KCN theo vùng: NĐTNN mong muốn đầu tƣ vào nơi có điều kiện thuận lợi để tối đa hóa lợi nhuận, trong khi Chính phủ lại mong muốn có đƣợc nhiều hơn nữa vốn FDI vào các địa phƣơng có điều kiện khó khăn, điều này chính là điểm mâu thuẫn. Do vậy, định hƣớng thu hút FDI vào các KCN đƣợc xây dựng theo hƣớng: Thu hút vốn FDI vào các KCN ở các vùng kinh tế trọng điểm để sử dụng vốn hiệu quả nhất, làm đòn bẩy thúc đẩy kinh tế chung của cả nƣớc; đồng thời, có những chính sách ƣu đãi đặc biệt đối với các các NĐTNN khi đầu tƣ vào các KCN ở những vùng khó khăn, làm giảm chênh lệch về trình độ phát triển của từng vùng.

Định hƣớng thu hút FDI vào KCN theo đối tác: mời gọi tất cả các nhà đầu tƣ trên khắp thế giới song tập trung chủ yếu vào các đối tác chính là Tây Âu, Hoa

69

Kì, Nhật Bản, các nƣớc NICs Đông Á và các công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia vì các đối tác này có vốn lớn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý ở trình độ cao rất phù hợp để giúp Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH đất nƣớc.

Định hƣớng thu hút FDI vào KCN theo hình thức đầu tƣ: mở rộng các hình thức pháp lý, hình thức đầu tƣ, tổ chức doanh nghiệp đối với FDI trong KCN cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Tăng cƣờng hình thức liên doanh vì hình thức này có những ƣu điểm vƣợt trội trong việc CGCN, kinh nghiêm quản lý so với những hình thức khác.

3.3. Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng thu hút vốn FDI vào các KCN ở Việt Nam ở Việt Nam

Để có thể thu hút đƣợc nguồn vốn FDI vào các KCN một cách có chất lƣợng, phù hợp với các quan điểm và định hƣớng thu hút FDI vào các KCN cần có sự phối hợp từ cấp Trung ƣơng đến cấp địa phƣơng.

3.3.1. Giải pháp về phía Chính phủ

3.3.1.1. Xây dựng chiến lược phát triển KCN, chiến lược FDI tổng thể quốc gia và xây dựng quy hoạch thu hút và sử dụng FDI xây dựng quy hoạch thu hút và sử dụng FDI

Xây dựng chiến lƣợc phát triển KCN

Cho đến nay Việt Nam chƣa có chiến lƣợc phát triển KCN, đây là một hạn chế rất lớn đối với phát triển các KCN nói chung và thu hút FDI vào KCN nói riêng. Trong thời gian tới cần khẩn trƣơng xây dựng chiến lƣợc này. Nội dung của chiến lƣợc phát triển KCN có những nội dung cơ bản sau: xác định mục tiêu, quan điểm của thời kỳ chiến lƣợc; xác định các giải pháp chiến lƣợc (bao gồm giải pháp lựa chọn mô hình KCN, phƣơng hƣớng phát triển các ngành, lĩnh vực trong KCN; những vùng, lãnh thổ phát triển KCN và định hƣớng khung chính sách và biện pháp tổ chức thực hiện chiến lƣợc).

Xây dựng chiến lƣợc FDI tổng thể quốc gia

Xây dựng chiến lƣợc FDI là một việc làm cần thiết đối với Việt Nam hiện nay, sau hơn 25 năm thu hút FDI chúng ta vẫn chƣa xây dựng đƣợc chiến lƣợc thu hút nguồn vốn này. Việc thiếu chiến lƣợc một cách rõ ràng là một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng thu hút ồ ạt, thiếu chọn lọc nhƣ thời gian vừa qua. Việc xây dựng chiến lƣợc FDI phải đƣợc xây dựng dựa trên chiến lƣợc, định hƣớng phát triển kinh tế – xã hội tổng thể của quốc gia trong từng thời kỳ; mang tính quốc gia và thể

70

hiện đƣợc ngành, vùng ƣu tiên.

Xây dựng quy hoạch thu hút và sử dụng FDI

Quy hoạch thu hút và sử dụng FDI là việc lựa chọn phƣơng án phát triển và tổ chức không gian thu hút và sử dụng vốn FDI cho thời kỳ dài hạn trên lãnh thổ xác định. Việt Nam chƣa có quy hoạch thu hút và sử dụng FDI riêng, các quy hoạch này mới chỉ đƣợc quy hoạch trong các quy hoạch tổng thể của các ngành, điều này làm mất đi tính thống nhất trong thu hút và sử dụng FDI. Vì vậy, cần xây dựng quy hoạch riêng để thu hút và sử dụng FDI có hiệu quả trên cơ sở chiến lƣợc FDI tổng thể và các quy hoạch phát triển kinh tế theo ngành, vùng kinh tế. Quy hoạch này phải đảm bảo nguồn vốn FDI đƣợc thu hút và sử dụng có hiệu quả, bên cạnh đó phát huy đƣợc nội lực trong nƣớc, nâng cao hiệu quả kinh tế – xã hội.

3.3.1.2. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch KCN

Công tác quy hoạch KCN đã đƣợc xây dựng song vẫn còn bộc lộ những hạn chế, do đó, trong thời gian tới cần nâng cao chất lƣợng công tác quy hoạch KCN theo hƣớng:

- Xây dựng, triển khai quy hoạch KCN gắn với thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp, quy hoạch đô thị, quy hoạch khu dân cƣ, quy hoạch nhà ở và các quy hoạch ngành.

- Quy hoạch tổng thể KCX, KCN cần tính toán tiềm năng, lợi thế quốc gia, vừa đánh giá đúng tiềm năng, lợi thế của từng địa phƣơng, từng ngành để tạo ra một sự liên kết chặt chẽ đem lại hiệu quả kinh tế – xã hội cao nhất, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh của KCN trên cấp độ địa phƣơng và quốc gia.

- Phát triển về số lƣợng và quy mô KCN cần phù hợp và hài hoà với điều kiện phát triển thực tế của địa phƣơng, đảm bảo hiệu quả sử dụng đất KCN, kiên quyết không phát triển KCN trên đất nông nghiệp có năng suất ổn định.

Dựa trên những định hƣớng này, tùy theo điều kiện của từng vùng kinh tế mà quy hoạch phát triển KCN sẽ ƣu tiên vào những ngành công nghiệp phù hợp với các vùng kinh tế đó. Cụ thể:

- Vùng trung du miền núi phía Bắc ƣu tiên phát triển tập trung các ngành công nghiệp nhƣ: thủy điện; chế biến nông lâm sản (giấy, chè, thực phẩm, đồ uống,…);

71

khai thác và chế biến khoáng sản (quặng sắt, apatit, đồng, chì, kẽm, thiếc,…), hóa chất, phân bón, sản xuất vật liệu xây dựng; cơ khí phục vụ nông nghiệp và công nghiệp chế biến.

- Vùng đồng bằng sông Hồng ƣu tiên phát triển tập trung các ngành công nghiệp nhƣ: năng lƣợng, nhiên liệu; ngành cơ khí (cơ khí chế tạo, đóng tàu, thiết bị điện, các phƣơng tiện vận tải,…); ngành điện tử và công nghệ thông tin; dệt may, da giầy; công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản; ngành hóa chất; ngành sản xuất vật liệu xây dựng.

- Vùng duyên hải miền Trung trong đó có vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ ƣu tiên phát triển tập trung các ngành công nghiệp nhƣ: ngành hóa chất, công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản; ngành sản xuất vật liệu xây dựng; dệt may, da giầy và công nghiệp tiêu dùng khác.

- Vùng Tây Nguyên ƣu tiên phát triển tập trung các ngành công nghiệp nhƣ: công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản (nhƣ cà phê, cao su, bột giấy, mía đƣờng,…); thủy điện; ngành khai thác và chế biến khoáng sản; phát triển một số ngành công nghiệp chế tác tận dụng cơ hội trong quá trình hợp tác phát triển giữa các nƣớc thuộc tiểu vùng sông Mê Công mở rộng.

- Vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ ƣu tiên phát triển tập trung vào các ngành công nghiệp nhƣ: khai thác và chế biến dầu khí, điện; ngành điện tử và công nghệ thông tin; ngành cơ khí (cơ khí chế tạo, đóng tàu, thiết bị điện, các phƣơng tiện vận tải,…); công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản; dệt may, da giầy; ngành hóa chất, phân bón.

- Vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ: chuyển hƣớng mạnh mẽ từ phát triển công nghiệp theo chiều rộng sang phát triển công nghiệp với trình độ kỹ thuật, công nghệ hiện đại, hàm lƣợng khoa học công nghệ cao; đẩy mạnh công nghiệp khai thác dầu khí, công nghiệp năng lƣợng, phân bón, hóa chất từ dầu khí; phát triển công nghiệp kỹ thuật hiện đại tại trung tâm đô thị, tránh sự tập trung quá mức công nghiệp vào các đô thị lớn và tạo điều kiện phát triển công nghiệp cho các tỉnh; phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản với kỹ thuật bảo quản và chế biến hiện đại.

- Vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long ƣu tiên tập trung phát triển các ngành công nghiệp nhƣ: khai thác và chế biến dầu khí, điện; công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản; ngành hóa chất, phân bón; cơ khí phục vụ nông

72

nghiệp và chế biến nông – lâm – thủy sản.

3.3.1.3. Hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách về thu hút FDI vào KCN

 Rà soát, sửa đổi các chính sách pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tƣ theo hƣớng đồng bộ, rõ ràng, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nhà nƣớc và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tƣ

 Sửa đổi Luật đầu tƣ trên nguyên tắc Luật đầu tƣ điều chỉnh hoạt động đầu tƣ. Quy định chuyên ngành chỉ điều chỉnh những nội dung liên quan đến điều kiện hoạt động khi thực hiện dự án và quản lý nhà nƣớc theo chuyên ngành:

- Sửa đổi nhóm các quy định chung của Luật (về khái niệm NĐTNN, doanh nghiệp có vốn ĐTNN, dự án đầu tƣ ...) làm cơ sở cho việc áp dụng thống nhất điều kiện, thủ tục đầu tƣ, kinh doanh, khắc phục tình trạng xung đột giữa Luật Đầu tƣ, Luật Doanh nghiệp và các Luật có liên quan.

- Sửa đổi, bổ sung quy định về điều kiện đầu tƣ và lĩnh vực đầu tƣ có điều kiện phù hợp với chủ trƣơng thu hút ĐTNN trong giai đoạn mới và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

- Hoàn thiện các quy định về lĩnh vực và địa bàn ƣu đãi đầu tƣ nhằm nâng cao hiệu quả thu hút ĐTNN, ƣu tiên thực hiện các dự án có công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trƣờng, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, khoáng sản, đất đai ...; quy định thống nhất Danh mục lĩnh vực và địa bàn ƣu đãi đầu tƣ làm cơ sở để áp dụng ƣu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, tiền thuê đất, sử dụng đất ...

- Sửa đổi quy định về thủ tục đầu tƣ theo hƣớng bãi bỏ quy định Giấy chứng nhận đầu tƣ đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; hoàn thiện các quy định về thủ tục đăng ký, thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ nhằm làm rõ hồ sơ, quy trình, thủ tục, thời hạn thực hiện..., đồng thời bổ sung tiêu chí thẩm tra dự án phù hợp với quy hoạch và yêu cầu quản lý nhằm tránh tình trạng cấp phép tùy tiện, phá vỡ quy hoạch.

- Hoàn thiện các quy định về phân cấp cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ theo hƣớng đảm bảo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch vùng lãnh thổ; nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc trong quá trình thẩm tra và quản lý hoạt động của dự án.

73

định về thủ tục góp vốn, mua cổ phần của NĐTNN trong doanh nghiệp Việt Nam, thủ tục chuyển nhƣợng dự án đầu tƣ và các thủ tục có liên quan đến việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, chuyển đổi hình thức đầu tƣ, hình thức doanh nghiệp.

- Bổ sung các quy định về XTĐT nhằm hình thành khung pháp lý về XTĐT đáp ứng yêu cầu vận động thu hút đầu tƣ trong thời gian tới.

- Tiếp tục cải cách hệ thống pháp luật để mời gọi NĐTNN, nhất là trong lĩnh vực mua bán – sáp nhập.

- Về đối tác công – tƣ (PPP), đây cũng là hình thức mới đối với Việt Nam. Hiện nay Bộ KHĐT đang đƣợc Chính phủ giao là cơ quan chủ trì soạn thảo. Trong năm 2014, Nghị định về đối tác công – tƣ sẽ đƣợc ban hành và đƣợc các nhà tài trợ

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp ở việt nam (Trang 75)