Vấn đề nguồn nhân lực cũng là một “nút thắt” cần tháo gỡ để thu hút FDI. Nguồn nhân lực chất lƣợng cao bao gồm những công nhân lành nghề và những công nhân chất có trình độ cao. Do những bất cập trong hệ thống giáo dục cũng nhƣ cơ chế trọng dụng nhân tài hiện nay nên Việt Nam đang rất thiếu hai bộ phận lao động này. Vì vậy, để có thể thu hút đƣợc các dự án FDI có chất lƣợng thì phải cải thiện chất lƣợng nguồn lao động phổ thông hiện nay, đồng thời, có những cơ chế chính sách hợp lý để cải thiện đội ngũ nhân lực trình độ cao. Phải gắn kết đƣợc cả ba khâu: đào tạo, sử dụng và đãi ngộ. Việc đào tạo phải dựa trên xu hƣớng, nhu cầu phát triển của nền kinh tế Việt Nam, đúng địa chỉ sử dụng, tiếp cận cách làm hay của thế giới.
Để có đƣợc những công nhân lành nghề, có khả năng đáp ứng đƣợc nhu cầu lớn của các doanh nghiệp thì trƣớc hết phải khắc phục tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” hiện nay. Chính phủ phải phối hợp với Bộ Giáo dục và các bộ ngành có liên quan để xây dựng định hƣớng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ khi đang còn ngồi trên ghế nhà trƣờng. Chú trọng nhiều hơn đến khâu thực hành thay vì chú trọng quá nhiều lý thuyết nhƣ những năm vừa qua. Bên cạnh đó, xây dựng hệ thống các trƣờng, các cơ sở đào tạo nghề theo yêu cầu của các doanh nghiệp để học viên sau khi ra trƣờng có thể thích ứng ngay với công việc.
Đối với bộ phận nhân lực trình độ cao cần có những chính sách ƣu đãi nhằm thu hút đƣợc đối tƣợng này đóng góp công sức cho đất nƣớc. Gắn việc đào tạo ở trƣờng đại học với ứng dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật của thế giới để ngƣời lao động ngày càng nâng cao đƣợc trình độ của mình.Tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa
82
“Nhà nƣớc – Nhà trƣờng – Nhà doanh nghiệp” để gắn kết giữa cung và cầu lao động, tránh tình trạng doanh nghiệp vẫn thiếu lao động mà sinh viên, công nhân kỹ thuật tốt nghiệp lại thừa.