2.3.1. Những thành tựu đạt được
Sau hơn 20 năm thu hút FDI vào các KCN, Việt Nam đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn. Cụ thể:
Một là, KCN đã huy động được lượng vốn FDI lớn trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, các KCN thu hút đƣợc hơn 50% tổng vốn FDI vào Việt Nam, đóng góp 25% giá trị sản xuất công nghiệp, và 20% giá trị xuất khẩu hàng năm. Có tới 70% các dự án FDI sản xuất công nghiệp đang hoạt động trong các KCN, và nộp 20.000 tỷ đồng cho ngân sách hàng năm. Ông Trần Duy Đông, Phó Vụ trƣởng Vụ Quản lý các KKT – Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ cho biết, trong những dự án FDI vào các KCN nổi bật nhất là Samsung, doanh nghiệp có tới 70% lƣợng điện thoại thông minh đƣợc sản xuất tại Việt Nam. Các KCN thực sự đã trở thành địa điểm tin cậy để các nhà đầu tƣ lựa chọn.
54
Hai là, đầu tư phát triển hạ tầng KCN trong đó có ĐTNN đã tạo nên mạng lưới các công trình kết cấu hạ tầng có giá trị lâu dài, góp phần hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng trên cả nước
Đến hết tháng 12 năm 2013, tổng vốn đầu tƣ kết cấu hạ tầng của 288 KCN vào khoảng 10,6 tỷ USD, trong đó có 39 KCN do doanh nghiệp có vốn FDI làm chủ đầu tƣ với số vốn đăng ký khoảng 3 tỷ USD (đạt hơn 30% tổng vốn đăng ký). Phần lớn các KCN do NĐTNN làm chủ đầu tƣ đều cơ bản hoàn thành xây dựng kết cấu hạ tầng và đi vào hoạt động. Kết cấu hạ tầng KCN vừa có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tƣ thứ cấp trong việc triển khai nhanh dự án sản xuất kinh doanh, vừa góp phần cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng chung, đặc biệt là hạ tầng nông thôn của các địa phƣơng phục vụ tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phƣơng và cả nƣớc.
Ba là, FDI trong KCN có đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng sản xuất công nghiệp, nâng cao giá trị xuất khẩu và sức cạnh tranh của nền kinh tế
Thực tế hơn 20 năm xây dựng và phát triển cho thấy, khu vực có vốn ĐTNN trong các KCN đã có những đóng góp ngày càng lớn vào việc nâng cao giá trị gia tăng trong ngành công nghiệp. Tỷ trọng vốn FDI trong các KCN chiếm tới 68,5% tổng vốn đầu tƣ vào các ngành công nghiệp cả nƣớc. Ngoài ra, qua vai trò của FDI trong KCN, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp KCN trên thị trƣờng thế giới đƣợc nâng lên đáng kể, thể hiện giá trị xuất khẩu của các doàn nghiệp KCN tăng đều qua các năm với tốc độ bình quân cao hơn tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân của cả nƣớc. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp KCN trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nƣớc đã tăng lên từ mức 20% năm 2005 và 25% – 30% trong những năm gần đây.
Bốn là, FDI trong các KCN thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH
Hiện nay, hơn 57% vốn FDI vào KCN tập trung ở lĩnh vực công nghiệp – xây dựng với trình độ công nghệ cao hơn mặt bằng chung cả nƣớc, tốc độ tăng trƣởng bình quân cao hơn tốc độ tăng trƣởng toàn ngành, tạo ra hơn 40% giá trị sản xuất công nghiệp. Góp phần hình thành một số ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế nhƣ viễn thông, điện tử, công nghệ thông tin, thép, xi măng,…; góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị hàng hóa
55
nông sản xuất khẩu,… Khu vực FDI cũng góp phần tạo nên bộ mặt mới trong các lĩnh vực dịch vụ chất lƣợng cao nhƣ khách sạn, văn phòng căn hộ cho thuê, ngân hàng, bảo hiểm… Các dịch vụ này cũng góp phần tạo ra phƣơng thức mới trong phân phối hàng hóa, tiêu dùng, kích thích hoạt động thƣơng mại nội địa và góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa.
Năm là, khu vực FDI trong KCN đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ CNH, HĐH đất nước
Tính đến tháng 12 năm 2013, các KCN đã giải quyết việc làm cho khoảng 2,5 triệu lao động trực tiếp, trong đó hơn 1,6 triệu lao động làm việc cho khu vực có vốn ĐTNN. FDI trong KCN sử dụng lao động có chuyên môn kỹ thuật phù hợp với công nghệ mới áp dụng vào sản xuất đạt trình độ khu vực và quốc tế, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cho Việt Nam để hình thành đội ngũ lao động của nền công nghiệp hiện đại. Đến nay, nhiều trƣờng cao đẳng hoặc là cơ sở dạy đào tạo công nhân làm việc trong KCN đã đƣợc xây dựng. Đặc biệt là hình thành mô hình liên kết đào tạo và sử dụng nhân lực giữa các KCN và nhà trƣờng, góp phần quan trọng giải quyết tình trạng thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật hiện đại.
Vấn đề nhà ở cho ngƣời lao động đã đƣợc quan tâm hơn, một số địa phƣơng đã khởi công và hoàn thành các dự án xây dựng nhà ở công nhân KCN, góp phần giải quyết chỗ ở cho ngƣời lao động ở KCN.
Sáu là, các NĐTNN trong KCN tuân thủ tương đối tốt pháp luật về môi trường, góp phần tích cực vào công tác bảo vệ môi trường sinh thái
KCN là nơi tập trung các doanh nghiệp công nghiệp, do đó điều kiện xử lý tập trung các chất thải của các doanh nghiệp, tránh tình trạng khó kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp do phân tán về địa điểm sản xuất. Trong thời gian gần đây, nhận thức của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc và doanh nghiệp KCN về bảo vệ môi trƣờng, phát triển bền vững đã đƣợc cải thiện. Đến tháng 12/2013 trong tổng số KCN vận hành có 124 KCN có hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung, chiếm 65% tổng số KCN đã vận hành và 32 KCN đang xây dựng công trình xử lý nƣớc thải tập trung. Trong số 39 KCN do NĐTNN làm chủ đầu tƣ phát triển hạ tầng, đã có tới 27 KCN đã xây dựng công trình xử lý nƣớc thải tập trung, các KCN còn lại cũng đang triển khai các thủ tục để đầu tƣ xây dựng.
56
Bảy là, thu hút FDI trong KCN gắn liền với việc từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách và môi trường đầu tư vào KCN
Quá trình phát triển KCN, KCX gắn liền với quá trình đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách, mô hình quản lý đầu tƣ nói chung và KCN, KCX nói riêng. Nghị định số 36/CP ngày 24/041997 là bƣớc ngoặt trong cơ chế, chính sách đối với KCN, KCX, bao quát khá đầy đủ các khía cạnh trong thực tiễn hoạt động của KCN, KCX. Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/03/2008 đã tiếp tục hoàn thiện thêm một bƣớc thể chế, chính sách đối với KCN, KKT. Nghị định đã thống nhất các quy định liên quan tới KCN, KKT nằm rải rác ở các văn bản pháp luật trƣớc đây vào một văn bản; cụ thể hóa chủ trƣơng tăng cƣờng phân cấp, ủy quyền cho UBND cấp tỉnh và Ban quản lý KCN, KKT thực hiện đầu mối quản lý Nhà nƣớc KCN, KKT trên các lĩnh vực.
Quá trình xây dựng và phát triển KCN, KKT gắn liền với việc xây dựng mô hình quản lý của KCN, KKT tƣơng đối đặc thù, mang tính đột phá; từng bƣớc hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, bộ máy của Ban quản lý các KCN, KKT thể hiện vai trò đầu mối quản lý Nhà nƣớc KCN, KKT ở địa phƣơng. Trên thực tế, thành công của thu hút FDI vào các KCN, KKT mang dấu ấn đậm nét của việc mạnh dạn thử nghiệm và triển khai và triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách, mô hình hoạt động riêng cho KCN, KKT, qua đó tạo môi trƣờng đầu tƣ hấp dẫn cho các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc.
2.3.2. Những tồn tại trong thu hút FDI vào KCN Việt Nam
Bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc trong quá trình thu hút FDI vào các KCN ở Việt Nam cũng còn một số tồn tại sau:
2.3.2.1.Hiệu quả tổng thể nguồn vốn FDI thu hút vào KCN chưa cao
Các địa phƣơng và chủ đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng KCN vẫn ƣu tiên tập trung thu hút đầu tƣ lấp đầy KCN. Nhiều KCN chỉ thu hút đầu tƣ vào để lấp đầy diện tích trong khi chƣa quan tâm đúng mức đến tính hiệu quả của các nguồn vốn thu hút đƣợc, đặc biệt là các dự án FDI.
Việc thu hút FDI vào các KCN còn chƣa thực sự chú trọng tới cơ cấu ngành nghề, công nghệ, yếu tố môi trƣờng của các dự án đầu tƣ vào KCN. Tính liên kết ngành của các doanh nghiệp, công nghiệp phụ trợ trong các KCN còn yếu:
57
yếu mới tập trung vào lắp ráp (linh kiện điện tử, ô tô…) và sử dụng nhiều lao động phổ thông giá rẻ. Phần nhập khẩu nguyên liệu là rất lớn do chủ yếu mới dừng lại ở công đoạn gia công sản phẩm, do đó giá trị gia tăng trong sản phẩm thƣờng thấp. Bên cạnh đó, có quá ít dự án về cơ sở hạ tầng, tỷ lệ dự án FDI vào xây dựng chỉ chiếm 4%. Điều này cho thấy mục tiêu thu hút FDI để thực hiện mục tiêu CNH, HĐH là chƣa đạt đƣợc. Tỷ trọng dự án trong nông – lâm – ngƣ nghiệp rất thấp (chỉ chiếm 2% trong cơ cấu ngành) và có xu hƣớng giảm dần trong khi đây là những ngành Việt Nam có thế mạnh. Trong dịch vụ, các dự án bất động sản có quy mô lớn nhƣng nhiều trong số các dự án này chậm triển khai, gây lãng phí về đất đai, vay vốn trong nƣớc. ĐTNN vào các dịch vụ trung gian, dịch vụ có giá trị gia tăng cao, giáo dục, đào tạo, y tế,… còn hạn chế.
- Về địa bàn, FDI chủ yếu tập trung ở các KCN ở các địa bàn có điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm nhƣ: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và Vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ. Những vùng có điều kiện khó khăn nhƣ Tây Nguyên và Tây Bắc thì tỷ lệ dự án và số vốn FDI thu đƣợc rất thấp, điều này gây mất cân đối vùng miền, không đạt đƣợc mục tiêu hƣớng FDI vào các địa bàn khó khăn. Trong những năm gần đây, địa phƣơng nào cũng có thành lập mới nhiều KCN, trong khi đó những điều kiện để phát triển KCN đó không tƣơng ứng gây nên tình trạng KCN hoạt động cầm chừng, kém hiệu quả, gây lãng phí đất và gây ảnh hƣởng đến đời sống của ngƣời dân phải di dời. Điều này làm cho các KCN chƣa thực sự tạo ra lợi thế khác biệt cho từng địa phƣơng và vùng lãnh thổ, làm cho việc thu hút FDI cũng kém hiệu quả.
- Về đối tác đầu tƣ FDI vào KCN, đối tác chủ yếu của KCN Việt Nam là các nƣớc Châu Á, NĐTNN là doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng cao. Các NĐTNN này chƣa đến nhiều từ những nƣớc có công nghệ nguồn nhƣ Tây Âu, Mỹ; mới chỉ tập trung ở các quốc gia sử dụng nhiều công nghệ thứ cấp và chủ yếu dừng lại ở việc chế biến, chế tạo. Trong số 500 tập đoàn xuyên quốc gia hàng đầu thế giới, các KCN, KCX, KKT mới chỉ thu đƣợc 20%. Đây là điều đáng tiếc cho Việt Nam, bởi vì các tập đoàn này vừa có công nghệ nguồn, trình độ quản lý tiên tiến, mạng lƣới sản xuất của các TNCs rất rộng lớn. Và những yếu tố đó là những yếu tố mà Việt Nam còn thiếu, cần phải thu hút.
58
giải ngân vốn thực hiện so với vốn đăng ký còn chậm. Thời gian sau khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2008, tỷ lệ vốn đăng ký tăng cao trong tỷ lệ giải ngân thấp nguyên nhân một phần cũng do ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhƣng cũng phải nhìn nhận thẳng thắn rằng có không ít doanh nghiệp chỉ đăng ký dự án để tận dụng các ƣu đãi đầu tƣ, không có ý định sản xuất, kinh doanh. Quy mô các dự án chủ yếu là các dự án nhỏ, trung bình; các dự án có quy mô lớn, có tác động lớn đến kinh tế – xã hội còn chiếm tỷ lệ chƣa cao.
Tỷ lệ các dự án giải thể trƣớc thời hạn, dự án xin giãn tiến độ, các dự án chậm triển khai còn chiếm tỷ lệ cao. Tình trạng doanh nghiệp FDI bỏ trốn cũng là tình trạng nhức nhối, gây nên nhiều hệ lụy xấu. Theo thống kê của các Sở kế hoạch và đầu tƣ và Vụ Quản lý các KKT, tính đến tháng 5 năm 2013 đã có tới 518 doanh nghiệp FDI vắng chủ, tổng vốn đăng ký tại các doanh nghiệp này vào khoảng gần 1 tỷ USD. Mặc dù quy mô các doanh nghiệp bỏ trốn này chỉ dao động ở mức dƣới 500.000USD/dự án nhƣng nó đã để lại hậu quả khó giải quyết trong nhiều năm. Ngoài ra, tình trạng chuyển giá, trốn thuế cũng là một vấn đề nhức nhối đối với nguồn vốn FDI tại Việt Nam nói chung và các KCN nói riêng.
2.3.2.2. Mục tiêu thu hút công nghệ (công nghệ cao và công nghệ nguồn), CGCN chưa đạt được chưa đạt được
Mục tiêu của chính sách công nghệ là thu hút công nghệ, máy móc, thiết bị hiện đại của nƣớc ngoài để phục vụ cho quá trình CNH, HĐH đất nƣớc, đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề, thực hiện nội địa hóa công nghệ để tăng năng lực nội sinh của công nghệ. Điều này đƣợc khẳng định trong Quy chế KCN là thu hút công nghệ hiện đại để đầu tƣ theo chiều sâu vào cơ sở kinh tế hiện có hoặc thu hút công nghệ cao để sản xuất hàng xuất khẩu.
Các KCN của Việt Nam trong những năm gần đây đã thu hút đƣợc một số dòng vốn FDI sử dụng công nghệ tiên tiến nhƣ: tập đoàn Samsung ở Bắc Ninh và Thái Nguyên, Canon ở Hà Nội, Tập đoàn LG Electronics tại Hải Phòng, dự án nhà máy lọc dầu Nghi Sơn tại Thanh Hóa,….
Tuy nhiên, thực tế là phần lớn các công nghệ đƣợc thu hút vào các KCN của các NĐTNN là các công nghệ trung bình. Trừ một số ít dây chuyền công nghệ nhập vào tƣơng đối hiện đại còn phần lớn đều ở trình độ thấp so với các nƣớc trong khu vực, thậm chí có cả công nghệ thấp và lạc hậu, thiết bị cũ kỹ, gây ô nhiễm môi
59
trƣờng một cách trầm trọng. Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ trở thành “bãi rác công nghệ” của thế giới nếu vẫn thu hút công nghệ một cách ồ ạt.
Các doanh nghiệp ĐTNN vào Việt Nam chủ yếu vẫn dƣới hình thức 100% vốn nƣớc ngoài, trong khi đó số lƣợng các doanh nghiệp liên doanh còn chiếm tỷ lệ nhỏ (trên 20%). Theo thực tế, hình thức doanh nghiệp liên doanh chính là hình thức dễ dàng xảy ra hoạt động CGCN nhất. Chính điều này gây khó khăn cho việc CGCN, việc CGCN chủ yếu mới đƣợc thực hiện theo chiều ngang – tức là giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Về bản chất đây chỉ là quá trình nhân rộng công nghệ về mặt số lƣợng. Tất cả điều này chứng tỏ các doanh nghiệp FDI mới chỉ chủ yếu tận dụng lợi thế lao động giá rẻ, đầu tƣ cơ sở sản xuất dƣới dạng dây chuyền lắp ráp, hoặc hoàn thiện sản phẩm.
Thứ trƣởng Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ cho biết, phần lớn các dự án FDI vào các KCN sản xuất sản phẩm cuối cùng, thƣờng là những công đoạn đơn giản trong chuỗi giá trị nhƣ gia công, lắp ráp để xuất khẩu, trong khi những đầu vào trung gian đòi hỏi công nghệ chuyên sâu cao hơn thì nhập khẩu. Một số sản phẩn đƣợc coi là công nghệ cao nhƣng những khâu sử dụng công nghệ cao lại không thực hiện ở Việt