Hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách về thu hút FDI vào KCN

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp ở việt nam (Trang 80)

 Rà soát, sửa đổi các chính sách pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tƣ theo hƣớng đồng bộ, rõ ràng, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nhà nƣớc và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tƣ

 Sửa đổi Luật đầu tƣ trên nguyên tắc Luật đầu tƣ điều chỉnh hoạt động đầu tƣ. Quy định chuyên ngành chỉ điều chỉnh những nội dung liên quan đến điều kiện hoạt động khi thực hiện dự án và quản lý nhà nƣớc theo chuyên ngành:

- Sửa đổi nhóm các quy định chung của Luật (về khái niệm NĐTNN, doanh nghiệp có vốn ĐTNN, dự án đầu tƣ ...) làm cơ sở cho việc áp dụng thống nhất điều kiện, thủ tục đầu tƣ, kinh doanh, khắc phục tình trạng xung đột giữa Luật Đầu tƣ, Luật Doanh nghiệp và các Luật có liên quan.

- Sửa đổi, bổ sung quy định về điều kiện đầu tƣ và lĩnh vực đầu tƣ có điều kiện phù hợp với chủ trƣơng thu hút ĐTNN trong giai đoạn mới và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

- Hoàn thiện các quy định về lĩnh vực và địa bàn ƣu đãi đầu tƣ nhằm nâng cao hiệu quả thu hút ĐTNN, ƣu tiên thực hiện các dự án có công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trƣờng, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, khoáng sản, đất đai ...; quy định thống nhất Danh mục lĩnh vực và địa bàn ƣu đãi đầu tƣ làm cơ sở để áp dụng ƣu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, tiền thuê đất, sử dụng đất ...

- Sửa đổi quy định về thủ tục đầu tƣ theo hƣớng bãi bỏ quy định Giấy chứng nhận đầu tƣ đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; hoàn thiện các quy định về thủ tục đăng ký, thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ nhằm làm rõ hồ sơ, quy trình, thủ tục, thời hạn thực hiện..., đồng thời bổ sung tiêu chí thẩm tra dự án phù hợp với quy hoạch và yêu cầu quản lý nhằm tránh tình trạng cấp phép tùy tiện, phá vỡ quy hoạch.

- Hoàn thiện các quy định về phân cấp cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ theo hƣớng đảm bảo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch vùng lãnh thổ; nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc trong quá trình thẩm tra và quản lý hoạt động của dự án.

73

định về thủ tục góp vốn, mua cổ phần của NĐTNN trong doanh nghiệp Việt Nam, thủ tục chuyển nhƣợng dự án đầu tƣ và các thủ tục có liên quan đến việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, chuyển đổi hình thức đầu tƣ, hình thức doanh nghiệp.

- Bổ sung các quy định về XTĐT nhằm hình thành khung pháp lý về XTĐT đáp ứng yêu cầu vận động thu hút đầu tƣ trong thời gian tới.

- Tiếp tục cải cách hệ thống pháp luật để mời gọi NĐTNN, nhất là trong lĩnh vực mua bán – sáp nhập.

- Về đối tác công – tƣ (PPP), đây cũng là hình thức mới đối với Việt Nam. Hiện nay Bộ KHĐT đang đƣợc Chính phủ giao là cơ quan chủ trì soạn thảo. Trong năm 2014, Nghị định về đối tác công – tƣ sẽ đƣợc ban hành và đƣợc các nhà tài trợ quốc tế hiện nay đánh giá là phù hợp với thông lệ quốc tế. Điều này giúp cho các NĐTNN có thêm một hình thức đầu tƣ mới vào các KCN của Việt Nam.

 Sửa đổi Luật Doanh nghiệp theo hƣớng khắc phục những khiếm khuyết của Luật Doanh nghiệp cũ nhằm phù hợp với tình hình mới. Luật Doanh nghiệp lần này là việc đăng ký kinh doanh sẽ có thay đổi căn bản. Trƣớc hết, sẽ áp dụng thống nhất các thủ tục của Luật Doanh nghiệp về thành lập doanh nghiệp, mua cổ phần, phần vốn góp đối với nhà đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài.

- Theo đó, sẽ tách biệt việc đăng ký thành lập doanh nghiệp và việc xin giấy phép kinh doanh đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo hƣớng bãi bỏ các yêu cầu về điều kiện kinh doanh tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp nhƣ yêu cầu về chứng chỉ hành nghề, xác nhận vốn pháp định. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sẽ không ghi ngành nghề, trừ ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nghĩa là doanh nghiệp có quyền kinh doanh mọi ngành nghề pháp luật không cấm thay vì chỉ đƣợc kinh doanh những gì đã đăng ký.

- Đồng thời, sẽ tách biệt việc đăng ký thành lập doanh nghiệp và việc xin giấy phép đăng ký kinh doanh đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo hƣớng bãi bỏ các yêu cầu về điều kiện kinh doanh tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp, chẳng hạn yêu cầu về chứng chỉ hành nghề, xác nhận vốn pháp định... Doanh nghiệp sẽ thực sự đƣợc làm những gì pháp luật không cấm, thay vì chỉ đƣợc làm những gì đã đăng ký. Điều đó cũng có nghĩa là trên giấy đăng ký kinh doanh, sẽ không còn danh mục ngành nghề đăng ký kinh doanh nhƣ vẫn trƣớc đây.

74

- Một trong những điểm nổi bật nữa trong Luật Doanh nghiệp mới là sẽ áp dụng mô hình một cửa về đăng ký doanh nghiệp với thuế, lao động, bảo hiểm xã hội; Giảm đƣợc 5 thủ tục trong số 9 thủ tục đăng ký còn lại. Đây thực sự là thay đổi tƣơng đối lớn so với hiện nay. Thủ tục đăng ký doanh nghiệp đƣợc cải cách nhiều nhất nhƣng theo xếp hạng của quốc tế, thủ tục gia nhập thị trƣờng của Việt Nam vẫn còn khó, thời gian làm thủ tục vẫn mất 34 ngày. Nếu Luật sửa đổi đƣợc thông qua có thể giúp giảm thời gian đăng ký doanh nghiệp xuống còn một nửa, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp gia nhập thị trƣờng.

 Xem xét việc tách một số thủ tục áp dụng đối với NĐTNN và nhà đầu tƣ trong nƣớc, tách quy trình thủ tục giữa dự án sản xuất với dự án dịch vụ để một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tƣ thông qua việc minh bạch hóa thủ tục, mặt khác đảm bảo hiệu quả trong quản lý hoạt động ĐTNN.

 Hƣớng dẫn việc áp dụng, thực hiện các điều kiện đầu tƣ đối với các lĩnh vực đầu tƣ có điều kiện. Hƣớng dẫn việc thực hiện, áp dụng các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam.

 Rà soát các quy định pháp luật hiện hành quy định về hoạt động mua lại và sáp nhập có yếu tố nƣớc ngoài. Đồng thời hoàn thiện khung pháp lý về mua lại và sáp nhập hiện hành đang đƣợc quy định tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật.

Sửa đổi một cách căn bản chính sách ƣu đãi cho các NĐTNN vào KCN theo hƣớng:

 Cơ quan quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ chủ trì, phối hợp với các bộ chuyên ngành, địa phƣơng và doanh nghiệp soạn thảo chính sách ƣu đãi đầu tƣ (thuế đất đai, xuất nhập khẩu,…) để đảm bảo tính thống nhất và xuyên suốt.

 Chính sách ƣu đãi phải đƣợc xây dựng trên nguyên tắc hậu kiểm có điều kiện và thời hạn, thay vì phƣơng thức tiền kiểm. Xu thế của thế giới là xem xét cấp phép đầu tƣ đơn giản, nhanh chóng, sau khi thu hút thì quản chặt bằng các công cụ, hàng rào kĩ thuật. Còn ở Việt Nam lại ngƣợc lại, tức quản chặt khâu cấp phép, song khâu hậu kiểm lại buông lỏng. Xu thế thông thoáng ở khâu cấp phép là xu thế bắt buộc nên Việt Nam cần phải nâng cao chất lƣợng công tác hậu kiểm cho tƣơng xứng với mức thông thoáng trong cấp phép, nếu không mục tiêu thu hút có chọn lọc dự án FDI là không thực hiên đƣợc. Dự án FDI nào thực hiện những mục tiêu đã cam kết chắc chắn đƣợc hƣởng các ƣu đãi theo quy định. Những doanh nghiệp FDI hoạt

75

động tốt (đúng tiến độ, có tính lan tỏa cao, bảo vệ môi trƣờng, đảm bảo đời sống ngƣời lao động, có đóng góp lớn cho ngân sách,…) sẽ đƣợc xem xét bổ sung thêm ƣu đãi. Ngƣợc lại, nếu không thực hiện đẩy đủ cam kết thì sẽ không đƣợc hƣởng ƣu đãi, thậm chí bị phạt nặng.

 Bên cạnh hệ thống ƣu đãi chuẩn, cần quy định thêm quy chế ƣu đãi thỏa thuận (áp dụng với các dự án có tác động lớn đến kinh tế – xã hội, có tính lan tỏa cao, có thể tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của các TNCs ở nấc cao hoặc đối với những vùng lãnh thổ và địa phƣơng cần tập trung phát triển làm động lực cho cả khu vực).

 Xử lý ngay những bất cập nhƣ sự thiếu thống nhất giữa đối tƣợng hƣởng ƣu đãi giữa Luật Đầu tƣ và Luật thuế thu nhập doanh nghiệp; xây dựng Nghị định về lĩnh vực danh mục, địa bàn ƣu đãi đầu tƣ áp dụng chung cho các đối tƣợng ƣu đãi, trong đó có đầu tƣ FDI vào KCN; cho phép ƣu đãi với phần dự án mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ; bổ sung ƣu đãi các dự án đầu tƣ vào KCN; điều chỉnh ƣu đãi đầu tƣ với các dự án phù hợp với định hƣớng thu hút FDI.

3.3.1.4. Điều chỉnh một số nguyên tắc quản lý và phân cấp đầu tư

Phân cấp quản lý đầu tƣ có mục tiêu nhằm tạo sự chủ động cho các địa phƣơng; giúp giảm thiểu phiền hà, chồng chéo về thủ tục hành chính; tiết kiệm thời gian, chi phí cho các nhà đầu tƣ và tăng hiệu quả quản lý hoạt động FDI ở các cấp. Chủ trƣơng phân cấp là đòi hỏi khách quan của việc nâng cao hiệu lực quản lý nhà nƣớc, nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong phân cấp quản lý đầu tƣ cũng nhƣ để thực hiện mục tiêu thu hút FDI có chọn lọc vào các KCN cần điều chỉnh một số nguyên tắc phân cấp quản lý đầu tƣ theo hƣớng theo hƣớng:

 Điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách hiện hành về KCN theo hƣớng tăng cƣờng phân cấp, ủy quyền từ Trung ƣơng tới địa phƣơng, gắn chặt với cơ chế phân công trách nhiệm và phối hợp rõ ràng, minh bạch giữa các cơ quan Trung ƣơng và địa phƣơng; có cơ chế giám sát, thanh tra, kiểm tra thƣờng xuyên với các chế tài xử phạt thích đáng với các trƣờng hợp vi phạm.

 Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nƣớc ở cấp Trung ƣơng và địa phƣơng đảm bảo đủ thẩm quyền và nguồn lực để quản lý các KCN, KCX theo hƣớng một cửa, một đầu mối và tƣơng xứng với vai trò vị trí ngày càng quan trọng của các KCN, KCX trong quá trình CNH, HĐH.

76

 Đối với các dự án có quy mô lớn, có tác động xã hội, các cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tƣ cần chú trọng xem xét, đánh giá năng lực tài chính của nhà đầu tƣ, gồm cả biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ triển khai dự án đúng tiến độ.

 Đối với các dự án FDI khai thác khoáng sản, việc chọn lọc nhà đầu tƣ phải gắn với khai thác, chế biến sâu, tạo giá trị gia tăng cao bằng việc sử dụng công nghệ, thiết bị hiện đại và hệ thống xử lý môi trƣờng phù hợp để sử dụng nguồn tài nguyên có hiệu quả.

 Đối với một số địa bàn, khu vực có ảnh hƣởng đến an ninh quốc phòng, cần lựa chọn NĐTNN phù hợp để đảm bảo hài hòa lợi ích về kinh tế và an ninh quốc phòng.

 Đối với một số dự án FDI có tính chất đặc biệt nhƣ: dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trƣơng đầu tƣ của Quốc hội và Thủ tƣớng Chính phủ, dự án có vốn đăng ký trên 100 triệu USD, dự án thực hiện trên địa bàn 2 tỉnh trở lên, dự án có tác động to lớn đến kinh tế – xã hội Việt Nam, dự án thuộc diện đánh giá tác động môi trƣờng do Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng phê duyệt…phải xin chủ trƣơng đầu tƣ trƣớc khi tiến hành các thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ.

Để đảm bảo những chức năng, quyền hạn đƣợc giao cho chính quyền địa phƣơng đƣợc thực hiện tốt nhất phải tính đến 4 yếu tố chính là đặc điểm tự nhiên của địa phƣơng (cơ cấu hành chính), trình độ phát triển kinh tế – xã hội của địa phƣơng, khối lƣợng và tính phức tạp của trình độ quản lý nhà nƣớc và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nƣớc.

Đối với các KCN nói riêng, điều kiện quan trọng và cần thiết là nâng cao nhận thức của các cơ quan nhà nƣớc các cấp về vai trò, vị trí của các KCN trong quá trình CNH, HĐH đất nƣớc; thống nhất chủ trƣơng tăng cƣờng phân cấp, ủy quyền quản lý nhà nƣớc KCN trên các lĩnh vực nhằm xây dựng Ban Quản lý KCN trở thành một cơ quan “đầu mối, tại chỗ” ở địa phƣơng quản lý nhà nƣớc KCN theo hƣớng đơn giản hóa thủ tục hành chính.

Ngoài ra, các Bộ, ngành khi tổ chức xây dựng, điều chỉnh, bổ sung các văn bản pháp luật chuyên ngành cần dựa trên cơ sở thống nhất với pháp luật về KCN tránh tình trạng chồng chéo giữa các văn bản pháp luật; xây dựng chính sách phát triển KCN phải đặt lợi ích của quốc gia, vì lợi ích chung phát triển KCN phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội quốc gia lên trên lợi ích cục bộ của địa phƣơng, của

77

các bộ, ngành.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp ở việt nam (Trang 80)