Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch KCN

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp ở việt nam (Trang 78)

Công tác quy hoạch KCN đã đƣợc xây dựng song vẫn còn bộc lộ những hạn chế, do đó, trong thời gian tới cần nâng cao chất lƣợng công tác quy hoạch KCN theo hƣớng:

- Xây dựng, triển khai quy hoạch KCN gắn với thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp, quy hoạch đô thị, quy hoạch khu dân cƣ, quy hoạch nhà ở và các quy hoạch ngành.

- Quy hoạch tổng thể KCX, KCN cần tính toán tiềm năng, lợi thế quốc gia, vừa đánh giá đúng tiềm năng, lợi thế của từng địa phƣơng, từng ngành để tạo ra một sự liên kết chặt chẽ đem lại hiệu quả kinh tế – xã hội cao nhất, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh của KCN trên cấp độ địa phƣơng và quốc gia.

- Phát triển về số lƣợng và quy mô KCN cần phù hợp và hài hoà với điều kiện phát triển thực tế của địa phƣơng, đảm bảo hiệu quả sử dụng đất KCN, kiên quyết không phát triển KCN trên đất nông nghiệp có năng suất ổn định.

Dựa trên những định hƣớng này, tùy theo điều kiện của từng vùng kinh tế mà quy hoạch phát triển KCN sẽ ƣu tiên vào những ngành công nghiệp phù hợp với các vùng kinh tế đó. Cụ thể:

- Vùng trung du miền núi phía Bắc ƣu tiên phát triển tập trung các ngành công nghiệp nhƣ: thủy điện; chế biến nông lâm sản (giấy, chè, thực phẩm, đồ uống,…);

71

khai thác và chế biến khoáng sản (quặng sắt, apatit, đồng, chì, kẽm, thiếc,…), hóa chất, phân bón, sản xuất vật liệu xây dựng; cơ khí phục vụ nông nghiệp và công nghiệp chế biến.

- Vùng đồng bằng sông Hồng ƣu tiên phát triển tập trung các ngành công nghiệp nhƣ: năng lƣợng, nhiên liệu; ngành cơ khí (cơ khí chế tạo, đóng tàu, thiết bị điện, các phƣơng tiện vận tải,…); ngành điện tử và công nghệ thông tin; dệt may, da giầy; công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản; ngành hóa chất; ngành sản xuất vật liệu xây dựng.

- Vùng duyên hải miền Trung trong đó có vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ ƣu tiên phát triển tập trung các ngành công nghiệp nhƣ: ngành hóa chất, công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản; ngành sản xuất vật liệu xây dựng; dệt may, da giầy và công nghiệp tiêu dùng khác.

- Vùng Tây Nguyên ƣu tiên phát triển tập trung các ngành công nghiệp nhƣ: công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản (nhƣ cà phê, cao su, bột giấy, mía đƣờng,…); thủy điện; ngành khai thác và chế biến khoáng sản; phát triển một số ngành công nghiệp chế tác tận dụng cơ hội trong quá trình hợp tác phát triển giữa các nƣớc thuộc tiểu vùng sông Mê Công mở rộng.

- Vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ ƣu tiên phát triển tập trung vào các ngành công nghiệp nhƣ: khai thác và chế biến dầu khí, điện; ngành điện tử và công nghệ thông tin; ngành cơ khí (cơ khí chế tạo, đóng tàu, thiết bị điện, các phƣơng tiện vận tải,…); công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản; dệt may, da giầy; ngành hóa chất, phân bón.

- Vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ: chuyển hƣớng mạnh mẽ từ phát triển công nghiệp theo chiều rộng sang phát triển công nghiệp với trình độ kỹ thuật, công nghệ hiện đại, hàm lƣợng khoa học công nghệ cao; đẩy mạnh công nghiệp khai thác dầu khí, công nghiệp năng lƣợng, phân bón, hóa chất từ dầu khí; phát triển công nghiệp kỹ thuật hiện đại tại trung tâm đô thị, tránh sự tập trung quá mức công nghiệp vào các đô thị lớn và tạo điều kiện phát triển công nghiệp cho các tỉnh; phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản với kỹ thuật bảo quản và chế biến hiện đại.

- Vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long ƣu tiên tập trung phát triển các ngành công nghiệp nhƣ: khai thác và chế biến dầu khí, điện; công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản; ngành hóa chất, phân bón; cơ khí phục vụ nông

72

nghiệp và chế biến nông – lâm – thủy sản.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp ở việt nam (Trang 78)