- Sửa đổi, bổ sung các quy định về tiêu chí doanh nghiệp công nghệ cao theo hƣớng điều chỉnh và cụ thể hóa các công nghệ cao phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam, có tính đến nhóm các dự án công nghệ cao có mức kinh doanh hàng năm lớn và sử dụng nhiều lao động chất lƣợng cao.
- Sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động CGCN, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động CGCN, khắc phục tình trạng chuyển giá qua hợp đồng CGCN. Về dài hạn, xem xét việc xây dựng Chiến lƣợc thu hút công nghệ, với lộ trình dài hạn với chính sách, biện pháp và công cụ khác nhau nhằm thu hút công nghệ hợp lý và phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
- Thực hiện giám sát máy móc, thiết bị trƣớc khi nhập khẩu vào Việt Nam. Trƣờng hợp cần thiết, cơ quan quản lý có thể tái giám định.
- Quy định cụ thể điều kiện đối với máy móc, thiết bị đƣợc góp vốn và nhập khẩu vào Việt Nam đối với một số lĩnh vực (sản xuất xi măng, sắt, thép, chế biến thực phẩm).
81
- Xây dựng tiêu chí xác định danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao, công nghệ hạn chế chuyển giao và công nghệ cấm nhập khẩu vào Việt Nam.
- Định kỳ đánh giá trình độ công nghệ và thông tin về CGCN; thực hiện chức năng thanh tra, giám sát, kiểm tra về máy móc, thiết bị, công nghệ và CGCN của khu vực ĐTNN.
- Nghiên cứu, đề xuất biện pháp thành lập tổ chức liên kết hoặc liên doanh để nghiên cứu và phát triển (R&D) trong các doanh nghiệp ĐTNN có công nghệ cao; xây dựng cơ chế, chính sách nâng cao trình độ của khu vực doanh nghiệp trong nƣớc.