Mục tiêu thu hút công nghệ (công nghệ cao và công nghệ nguồn),

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp ở việt nam (Trang 66)

chưa đạt được

Mục tiêu của chính sách công nghệ là thu hút công nghệ, máy móc, thiết bị hiện đại của nƣớc ngoài để phục vụ cho quá trình CNH, HĐH đất nƣớc, đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề, thực hiện nội địa hóa công nghệ để tăng năng lực nội sinh của công nghệ. Điều này đƣợc khẳng định trong Quy chế KCN là thu hút công nghệ hiện đại để đầu tƣ theo chiều sâu vào cơ sở kinh tế hiện có hoặc thu hút công nghệ cao để sản xuất hàng xuất khẩu.

Các KCN của Việt Nam trong những năm gần đây đã thu hút đƣợc một số dòng vốn FDI sử dụng công nghệ tiên tiến nhƣ: tập đoàn Samsung ở Bắc Ninh và Thái Nguyên, Canon ở Hà Nội, Tập đoàn LG Electronics tại Hải Phòng, dự án nhà máy lọc dầu Nghi Sơn tại Thanh Hóa,….

Tuy nhiên, thực tế là phần lớn các công nghệ đƣợc thu hút vào các KCN của các NĐTNN là các công nghệ trung bình. Trừ một số ít dây chuyền công nghệ nhập vào tƣơng đối hiện đại còn phần lớn đều ở trình độ thấp so với các nƣớc trong khu vực, thậm chí có cả công nghệ thấp và lạc hậu, thiết bị cũ kỹ, gây ô nhiễm môi

59

trƣờng một cách trầm trọng. Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ trở thành “bãi rác công nghệ” của thế giới nếu vẫn thu hút công nghệ một cách ồ ạt.

Các doanh nghiệp ĐTNN vào Việt Nam chủ yếu vẫn dƣới hình thức 100% vốn nƣớc ngoài, trong khi đó số lƣợng các doanh nghiệp liên doanh còn chiếm tỷ lệ nhỏ (trên 20%). Theo thực tế, hình thức doanh nghiệp liên doanh chính là hình thức dễ dàng xảy ra hoạt động CGCN nhất. Chính điều này gây khó khăn cho việc CGCN, việc CGCN chủ yếu mới đƣợc thực hiện theo chiều ngang – tức là giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Về bản chất đây chỉ là quá trình nhân rộng công nghệ về mặt số lƣợng. Tất cả điều này chứng tỏ các doanh nghiệp FDI mới chỉ chủ yếu tận dụng lợi thế lao động giá rẻ, đầu tƣ cơ sở sản xuất dƣới dạng dây chuyền lắp ráp, hoặc hoàn thiện sản phẩm.

Thứ trƣởng Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ cho biết, phần lớn các dự án FDI vào các KCN sản xuất sản phẩm cuối cùng, thƣờng là những công đoạn đơn giản trong chuỗi giá trị nhƣ gia công, lắp ráp để xuất khẩu, trong khi những đầu vào trung gian đòi hỏi công nghệ chuyên sâu cao hơn thì nhập khẩu. Một số sản phẩn đƣợc coi là công nghệ cao nhƣng những khâu sử dụng công nghệ cao lại không thực hiện ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp ở việt nam (Trang 66)