Tổng quan về các KCN ở các vùng kinh tế trọng điểm

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp ở việt nam (Trang 30)

Tính đến tháng 12/2013, cả nƣớc đã có 288 KCN đƣợc thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên hơn 80.000 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt hơn 48.000 ha, chiếm khoảng 60% tổng diện tích đất tự nhiên. Các KCN đƣợc thành lập trên 58 tỉnh, thành phố trên cả nƣớc; đƣợc phân bố trên cơ sở phát huy lợi thế địa kinh tế, tiềm năng của các vùng kinh tế trọng điểm, đồng thời phân bố ở mức độ hợp lý một số KCN ở các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn

23

hơn nhằm tạo điều kiện cho ngành công nghiệp địa phƣơng từng bƣớc phát triển.

2.1.2.1. Các KCN ở Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có 7 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dƣơng, Bắc Ninh, Hƣng Yên và Vĩnh Phúc. Các tỉnh này đều có vị trị địa lý thuận lợi, tình hình phát triển kinh tế – xã hội, chất lƣợng nguồn nhân lực đều ở mặt bằng cao so với cả nƣớc. Đây cũng là vùng có nhiều KCN trong cả nƣớc. Các KCN tiêu biểu của vùng là: KCN Đình Vũ, KCN Nomura (Hải Phòng); KCN Bắc Thăng Long, KCN Quang Minh (Hà Nội); KCN Tiên Sơn, KCN Quế Võ (Bắc Ninh); KCN Phố Nối A, Phố Nối B (Hƣng Yên); KCN Đại An, KCN Nam Sách (Hải Dƣơng)…

Bảng 2.1. Các KCN tiêu biểu Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (tính đến hết năm 2013) STT Tên KCN Năm thành lập Diện tích (ha) Tỷ lệ lấp đầy (%) Tổng số dự án đầu tƣ Tổng vốn đăng ký đầu tƣ (triệu USD) 1 Đình Vũ 1997 655 90 51 1700 2 Bắc Thăng Long 1997 274 100 61 662,3 3 Quế Võ 2002 300 90 100 420 4 Quang Minh 2004 344 100 132 350 5 Nomura 2003 154 100 59 323 6 Đại An 2003 189 95 45 300 (Nguồn: Vụ Quản lý các KKT)

Các KCN ở các tỉnh Hải Dƣơng, Bắc Ninh, thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng đều có tỷ lệ lấp đầy cao và thu hút đƣợc nguồn vốn FDI lớn. Thành phố Hà Nội có tỷ lệ lấp đầy các KCN trên tổng số 8 KCN đang hoạt động là cao nhất đạt 98%. Đáng chú ý, Hải Phòng trong thời gian gần đây đã trở thành điểm sáng trong thu hút FDI nhờ có hệ thống kết cấu hạ tầng thuận lợi và các chính sách ƣu đãi hấp dẫn nhà đầu tƣ. Chính vì vậy, các KCN ở Hải Phòng đã thu hút đƣợc nguồn vốn đến từ các quốc gia có trình độ công nghệ cao nhƣ Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc. Trong tốp 500 doanh nghiệp hàng đầu thế giới có 10 tập đoàn đầu tƣ vào Hải Phòng. Nhiều dây chuyền, thiết bị tiên tiến đƣợc các tập đoàn và các công ty lớn đƣa vào hoạt

24

động nhƣ Toyota, Bridgestone, Nipro Pharma, GE, Robotech…

Đóng góp hai trong năm dự án của Tổng công ty Khu đô thị và công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP Group), KCN Việt Nam – Singapore (VSIP) tại Bắc Ninh và Hải Phòng đang có những đóng góp bƣớc đầu cho sự phát triển kinh tế. Cả hai KCN này đƣợc kỳ vọng sẽ là điểm thu hút ĐTNN hấp dẫn. Đặc biệt, sức hút của VSIP Hải Phòng không chỉ nằm ở quy mô dự án mà dự án chính là một nhân tố quan trọng làm thay đổi bộ mặt nông thôn, là cơ sở quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng CNH – HĐH.

2.1.2.2. Các KCN ở Vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ

Vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ có 5 tỉnh, thành phố là Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên – Huế và Bình Định. Đây là vùng tuy còn yếu về cơ sở hạ tầng và nhân lực so với những vùng khác nhƣng lại có lợi thế lớn về cảng biển trung chuyển lớn, cảng biển tổng hợp. Cũng vì lý do này mà Vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ phát triển mạnh hơn các KKT ven biển. Về các KCN, Đà Nẵng là thành phố có các KCN phát triển nhất. Hiện nay một số KCN thu hút đầu tƣ khá tốt nhƣ KCN Nhơn Hội, KCN Phú Tài (Bình Định)… đƣợc kỳ vọng là cùng với những KCN đã hoạt động sẽ tạo nên sự phát triển cho kinh tế – xã hội của vùng.

Bảng 2.2. Các KCN tiêu biểu Vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ (tính đến hết năm 2013) STT Tên KCN Năm thành lập Diện tích (ha) Tỷ lệ lấp đầy (%) Tổng số dự án đầu tƣ Tổng vốn đầu tƣ đăng ký (triệu USD) 1 Phú Tài 1995 243 100 101 418 2 Liên Chiểu 1998 140 72 50 210 3 Hòa Khánh 1999 299 96,7 181 327 4 Đà Nẵng 1993 44 100 35 340 (Nguồn: Vụ Quản lý các KKT)

Hiện nay, tổng số KCN đang hoạt động của Vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ là 30 KCN, trong đó 8 KCN ở Quảng Nam , 7 KCN ở Bình Định, Đà Nẵng và Quảng Ngãi mỗi địa phƣơng có 6 KCN và Thừa Thiên – Huế có 3 KCN. So với cả nƣớc thì khu vực này có số lƣợng các KCN là không nhiều và quy mô của các KCN

25

cũng không lớn. Ở vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ cũng đã đón nhận dự án VSIP đầu tiên nằm ở tỉnh Quảng Ngãi, chính thức khởi công vào tháng 9 năm 2013. Kỳ vọng của VSIP Quảng Ngãi sẽ làm thay đổi bộ mặt của Vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ.

2.1.2.3. Các KCN ở Vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ

Vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ bao gồm 8 tỉnh, thành phố thuộc cả miền Đông và miền Tây Nam Bộ: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dƣơng, Bình Phƣớc, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang. Chiếm gần 17% dân số, hơn 8% diện tích, sản xuất hơn 42% GDP, gần 40% kim ngạch xuất khẩu cả nƣớc, đóng góp gần 60% ngân sách quốc gia. Vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ là vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất, là trung tâm công nghiệp, thƣơng mại, tài chính hàng đầu cả nƣớc, nơi tập trung số lƣợng các KCN lớn và thu hút nhiều dự án ĐTNN lớn nhất của cả nƣớc. Tại đây có KCNC, 2 KCX Tân Thuận và Linh Trung, Công viên phần mềm Quang Trung và hàng chục KCN thu hút khác nhƣ : Biên Hòa, Nhơn Trạch, Loteco, Amata (Đồng Nai), Sóng Thần, Việt Nam – Singapore,Việt Hƣơng, Nam Tân Uyên, Mỹ Phƣớc, Đồng An (Bình Dƣơng), Tân Tạo, Vĩnh Lộc, Tân Bình (TP.Hồ Chí Minh)...

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố phát triển KCN lớn nhất cả nƣớc với KCN Tân Thuận và KCN Linh Trung. Thành công của KCN Tân Thuận là tiền đề cho sự mở rộng mô hình KCN, KCX hiện đại trên cả nƣớc sau này. Các KCN ở Thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu ra đời vào năm 1996 và tập trung mạnh nhất vào năm 1997: Tân Bình, Tân Tạo, Vĩnh Lộc, Bình Chiểu, Tân Thới Hiệp, Lê Minh Xuân… Những KCN này hầu nhƣ tỷ lệ lấp đầy diện tích đã đạt 100%.

Đồng Nai, Bình Dƣơng, Long An là những tỉnh phát triển KCN sau thành phố Hồ Chí Minh, nhƣng việc xây dựng và phát triển các KCN tại hai tỉnh này có những bƣớc phát triển vƣợt bậc. Bình Dƣơng có 30 KCN đƣợc thành lập với tổng diện tích quy hoạch hơn 9.053 ha, đã có 26/30 KCN đi vào hoạt động chính thức. KCN lớn nhất là KCN VSIP II-A với diện tích 1.008 ha, nhỏ nhất là KCN Bình Đƣờng với diện tích 16,5 ha. KCN VSIP đầu tiên đƣợc thành lập tại tỉnh Bình Dƣơng từ năm 1996, kể từ sự thành công của VSIP I mà các VSIP II, III, IV, V tiếp tục đƣợc thực hiện. Bình Dƣơng liên tục nằm trong tốp những tỉnh thu hút vốn FDI

26

lớn nhất cả nƣớc. Bà Rịa – Vũng Tàu trong thời gian những năm gần đây, tuy phát triển KCN muộn hơn nhƣng cũng đã dần trở thành một trong những địa phƣơng thu hút đƣợc nhiều vốn FDI vào các KCN.

Bảng 2.3. Các KCN tiêu biểu của vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ (đến hết năm 2013) STT Tên KCN Năm thành lập Diện tích (ha) Tỷ lệ lấp đầy (%) Tổng số dự án đầu tƣ Tổng vốn đầu tƣ đăng ký (triệu USD) 1 Biên Hòa II 1996 365 100 133 1781 2 Mỹ Xuân A 1991 313 100 90 1543 3 Sóng Thần I 1994 180 100 87 1027 4 Đức Hòa I 1999 247 100 95 679 5 Đông Xuyên 1997 161 100 75 652 6 Bình Chiểu 1996 127 100 71 522 (Nguồn: Vụ Quản lý các KKT)

2.1.2.4. Các KCN ở vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng Sông Cửu Long và các địa bàn còn lại

Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long là tên gọi khu vực phát triển kinh tế động lực ở miền Tây Nam Bộ Việt Nam, gồm các tỉnh, thành phố: Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang và Cà Mau. Đề án thành lập vùng kinh tế trọng điểm này đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ Việt Nam phê duyệt ngày 16 tháng 4 năm 2009. Toàn vùng hiện có 65 KCN đƣợc quy hoạch với diện tích 26.511ha, trong đó có 52 khu đang hoạt động với diện tích 16.594 ha, thu hút 574 dự án đầu tƣ (có 140 dự án ĐTNN) với tổng vốn đầu tƣ 2,795 tỷ USD.

Thành phố Cần Thơ so với các tỉnh khác trong vùng đƣợc xem là có tốc độ phát triển kinh tế khá cao, có tiềm năng, thế mạnh công nghiệp, thƣơng mại – dịch vụ, khoa học, công nghệ….Trên địa bàn Thành phố Cần Thơ có một số KCN hoạt động có hiệu quả nhƣ: KCN Trà Nóc I đã lấp đầy 100% diện tích 135 ha, thu hút đƣợc 134 dự án với tổng vốn đăng ký là 355 triệu USD; KCN Trà Nóc II cũng đã

27

lấp đầy 98% diện tích trên tổng diện tích 155 ha, thu hút 62 dự án với tổng vốn đăng ký 577,34 triệu USD. So với những vùng kinh tế trọng điểm khác thì quy mô của các KCN là nhỏ nhất, tuy nhiên, với những lợi thế có đƣợc vùng cũng đang từng bƣớc phát triển các KCN theo hƣớng phù hợp với định hƣớng của Chính phủ và lợi thế của mình.

Một số địa phƣơng khác cũng đã dựa vào điều kiện về kinh tế – xã hội, giao thông, kết hợp với nắm bắt các cơ hội mà các nhà đầu tƣ dành cho mình để xây dựng và thu hút đầu tƣ có hiệu quả. Điển hình là Thái Nguyên, sự có mặt của nhà đầu tƣ Hàn Quốc với dự án nhà máy sản xuất điện thoại Sam Sung tại KCN Yên Bình vào tháng 03/2013 đã đƣa Thái Nguyên trở thành địa phƣơng thu hút FDI nhiều nhất năm 2013. Ở một số địa bàn có điều kiện khó khăn cũng đã có những KCN bƣớc đầu thành lập và hoạt động, ví dụ KCN Hòn La và Tây Bắc Đồng Hới (Quảng Bình), KCN Sao Mai (Kon Tum), KCN An Nghiệp (Sóc Trăng)….

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp ở việt nam (Trang 30)