Tình hình thu hút FDI vào các KCN Việt Nam thời gian qua

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp ở việt nam (Trang 56)

2.2.2.1. Về quy mô và tốc độ thu hút FDI

Trong 20 năm qua, với các chính sách ƣu đãi, những điều kiện thuận lợi về kết cấu hạ tầng và thủ tục hành chính giản đơn, các KCN, KCX đã trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tƣ, đặc biệt là các NĐTNN. Số lƣợng dự án FDI và số vốn đăng ký tính theo giá trị lũy kế đƣợc thể hiện trong biểu đồ 2.1 dƣới đây:

Biểu đồ 2.1. Tình hình thu hút vốn FDI vào các KCN ở Việt Nam từ năm 1995 đến năm 2013 (tính theo giá trị lũy kế)

49

(Nguồn: Vụ Quản lý các KKT)

Dựa vào biểu đồ ta thấy, số dự án và tổng vốn FDI đƣợc tăng lên trong giai đoạn đầu 1991 – 1995 và đặc biệt tăng trƣởng với tốc độ cao trong các kỳ kế hoạch 5 năm 1996 – 2000 và 2001 – 2005. Nếu trong kế hoạch 5 năm 1991 – 1995, khi các KCN, KCX đang trong quá trình triển khai xây dựng, số dự án có vốn FDI thu hút đƣợc mới đạt 155 dự án với tổng vốn đăng ký 1,55 tỷ USD, thì trong kế hoạch 5 năm 1996 – 2000, số dự án tăng thêm đạt 588 dự án với tổng vốn đầu tƣ tăng thêm đạt 7,2 tỷ USD, tăng gấp 3,8 lần về số dự án và 4,65 lần về tổng vốn đầu tƣ đăng ký so với kế hoạch 5 năm 1991 – 1996. Số dự án tăng thêm trong kế hoạch 5 năm 2001 – 2005 là 1.377 dự án với tổng vốn đầu tƣ tăng thêm đạt 8,1 tỷ USD, tăng gấp 2,34 lần về số dự án và 12% về tổng vốn đầu tƣ so với kế hoạch 5 năm 1996 – 2000. Số dự án và tổng vốn đầu tƣ tăng thêm trong kế hoạch 5 năm 2006 – 2010 là 1.860 dự án và 36,8 tỷ USD, tăng 1,35 lần số dự án và 4,5 lần vốn đầu tƣ so với kỳ kế hoạch trƣớc.

Khu vực KCN ngày càng có đóng góp ngày càng quan trọng trong việc thu hút vốn FDI, đến cuối năm 2013 đã thu hút 4.700 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt 70,3 tỷ USD, vốn đầu tƣ đã thực hiện đạt 36,2 tỷ USD, bằng 52%

50

vốn đầu tƣ đã đăng ký.

2.3.1.2. Cơ cấu FDI theo ngành kinh tế

Phân theo cơ cấu ngành kinh tế, các dự án FDI vào Việt Nam đã đầu tƣ vào hầu nhƣ tất cả các ngành. Các luồng vốn FDI vào các KCN trong những năm qua đã góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bƣớc giúp Việt Nam thực hiện mục tiêu CNH, HĐH đất nƣớc. Tuy nhiên, tỷ trọng vốn đầu tƣ vào các ngành kinh tế là không giống nhau, thể hiện trong biểu đồ 2.2:

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu vốn đầu tƣ FDI theo ngành trong các KCN Việt Nam (lũy kế các dự án còn hiệu lực đến tháng 12 năm 2013)

(Nguồn: Vụ Quản lý các KKT)

Nhìn vào biểu đồ ta thấy, cơ cấu nguồn vốn FDI phân bổ không đều trong các ngành. Lƣợng vốn đầu tƣ nhiều nhất đƣợc tập trung vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (53% tổng vốn đăng ký), ngành kinh doanh bất động sản từ những năm 2006 có xu hƣớng tăng nhanh cả về số lƣợng dự án và số vốn đầu tƣ (chiếm đến 22% tổng số vốn đăng ký), trong khi đó ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp chỉ chiếm 2% tổng vốn đầu tƣ. Với một đất nƣớc nông nghiệp có lợi thế nhƣ Việt Nam mà cơ cấu nông nghiệp nhƣ vậy là còn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng.

2.3.1.3. Cơ cấu FDI theo đối tác đầu tư

Trong số hơn 60 quốc gia, vùng lãnh thổ có vốn FDI vào Việt Nam, các quốc gia châu Á ngày càng có vai trò quan trọng. Nếu căn cứ theo số dự án, chỉ

51

riêng các quốc gia, vùng lãnh thổ ở Châu Á đã chiếm hơn 80% trên tổng số dự án, trong đó Nhật Bản và Hàn Quốc là 2 quốc gia trong nhiều năm trở lại đây đã trở thành những quốc gia đầu tƣ nhiều vốn FDI nhất vào các KCN.

Bảng 2.9. 10 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tƣ nhiều nhất vào KCN tính đến hết năm 2013 (chỉ tính các dự án còn hiệu lực)

STT Quốc gia, vùng lãnh thổ Số dự án Tổng vốn đầu tƣ (triệu USD) 1 Nhật Bản 1108 17.232 2 Hàn Quốc 1723 15.157 3 Singapore 608 14.975 4 Đài Loan 1046 14.058 5 Hồng Kông 760 12.591 6 Bristish VirginIslands 502 11.686 7 Hoa Kỳ 646 7.224 8 Malaysia 417 8.342 9 Trung Quốc 911 6.548 10 Thái Lan 312 6.287 (Nguồn: Vụ Quản lý các KKT)

Bên cạnh những thành tích đã đạt đƣợc, các KCN ở Việt Nam vẫn chƣa thu hút đƣợc nhiều nhà đầu tƣ từ Mỹ và Châu Âu mặc dù đây là khu vực có nguồn vốn FDI dồi dào, công nghệ chất lƣợng cao và các kinh nghiệm quản lý phong phú. Các dự án đƣợc thu hút từ các nƣớc Châu Á chủ yếu dựa nhiều vào việc tận dụng nguồn nhân công dồi dào, chƣa có nhiều dự án có tính CGCN tiên tiến. Chính vì vậy, thời gian tới Việt Nam cần phải thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn FDI từ khu vực Tây Âu và Hoa Kỳ.

2.3.1.4. Cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư

Hình thức đầu tƣ 100% vốn nƣớc ngoài giữ vai trò chủ đạo, chiếm đến 83,29% số dự án và 68,5% tổng vốn đăng ký, tiếp đến là hình thức liên doanh. Hình thức BOT, BTO, BT và hợp đồng hợp tác kinh doanh tuy có tỷ trọng không cao bằng hai hình thức trên nhƣng trong thời gian gần đây cũng đã đƣợc sử dụng nhiều hơn. Hình thức công ty cổ phần tuy còn khá mới mẻ nhƣng cũng đã dần dần đƣợc áp dụng.

52

Bảng 2.10. Cơ cấu FDI vào KCN theo hình thức đầu tƣ tính đến hết năm 2013 (chỉ tính các dự án còn hiệu lực) Hình thức đầu tƣ Số dự án đầu tƣ Tỷ trọng dự án đầu tƣ (%) Tổng vốn đầu tƣ (triệu USD) Tỷ trọng vốn đầu tƣ (%) 100% vốn nƣớc ngoài 5.482 83,29 39.181 68,50 Liên doanh 859 13,05 11.922 20,84 Hợp đồng BT, BOT, BTO 21 0,32 2.981 5,21 Hợp đồng hợp tác kinh doanh 128 1,94 1.877 3,28 Công ty cổ phần 92 1,40 1.236 2,16 Tổng số 6582 100 57.197 100 (Nguồn: Vụ Quản lý các KKT)

Loại hình liên doanh là một hình thức phổ biến của các doanh nghiệp FDI trên thế giới song ở Việt Nam lại chƣa thực sự phát triển. Hơn nữa, trong hình thức liên doanh này phía Việt Nam chủ yếu chỉ đóng góp về mặt bằng, lƣợng vốn cũng nhƣ trình độ quản lý của phía Việt Nam so với bên phía NĐTNN còn thấp. Liên doanh chính là hình thức dễ dàng thực hiện CGCN nhất, vì vậy, cần phải phát triển hình thức đầu tƣ này cả về mặt lƣợng và mặt chất trong thời gian tiếp theo.

2.3.1.5. Cơ cấu FDI theo vùng lãnh thổ

FDI phân bố ở các KCN trên khắp cả nƣớc tuy nhiên sự phân bố này là không đồng đều thể hiện ở bảng 2.10. Theo đó, số lƣợng dự án và số lƣợng vốn đầu tƣ vào KCN tập trung chủ yếu vào các KCN Đông Nam Bộ (chiếm 56,40% số dự án và 44,53% tổng vốn đầu tƣ. Điều này là do khu vực này có nhiều điều kiện thuận lợi, có tiềm lực kinh tế lớn nhất, nhiều lợi thế so sánh, phát triển năng động nhất cả nƣớc, hệ thống kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại. Bên cạnh đó, chính quyền địa phƣơng cũng rất tích cực trong thu hút FDI vào KCN.

KCN ở Đồng bằng sông Hồng hiện nay cũng đang ngày càng thể hiện vai trò của mình trong thu hút vốn FDI. So với thời kỳ 2000 – 2005, số dự án cũng nhƣ số vốn đầu tƣ FDI đã tăng lên một cách rõ rệt. Các KCN ở Bắc Ninh, Hải Phòng ngày càng thu hút đƣợc nguồn vốn FDI với quy mô lớn và công nghệ cao.

KCN ở Trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên thu hút đƣợc rất ít dự án FDI, thậm chí là không thu hút đƣợc. Điều này một phần chủ yếu là do cơ sở hạ

53

tầng và điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội còn kém thuận lợi. Mặc dù có nhiều ƣu đãi nhƣng trên thực tế vẫn khó để thu hút FDI vào KCN ở khu vực này.

Bảng 2.11. Cơ cấu FDI vào KCN theo vùng kinh tế tính đến hết năm 2013 (chỉ tính các dự án còn hiệu lực) STT Vùng Số dự án đầu tƣ Tỷ trọng dự án đầu tƣ (%) Tổng vốn đầu tƣ (triệu USD) Tỷ trọng vốn đầu tƣ (%)

1 Trung du và miền núi

Phía Bắc 215 2,75 3.886,78 3,42

2 Đồng bằng sông Hồng 2.242 28,65 27.789,35 24,44

3 Bắc Trung Bộ và

duyên hải miền Trung 470 6,01 25.318,25 22,27

4 Tây Nguyên 70 0,89 405,90 0.36

5 Đông Nam Bộ 4.412 56,40 50.623,34 44,53

6 Đồng bằng sông Cửu

Long 415 5,30 5.670,61 4,99

(Nguồn: Vụ Quản lý các KKT)

Tóm lại, môi trƣờng đầu tƣ ở Miền Nam hấp dẫn hơn Miền Bắc, miền Trung; vùng đồng bằng hấp dẫn hơn vùng sâu vùng xa.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp ở việt nam (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)