Đánh giá tính phù hợp trong lựa chọn thuốc chống trầm cảm ban đầu

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình sử dụng thuốc chống trầm cảm trên bệnh nhân trầm cảm tại viện sức khỏe tâm thần – bệnh viện Bạch Mai (Trang 69 - 70)

- Đánh giá sự cải thiện triệu chứng rối loạn giấc ngủ

PHẦN 4 BÀN LUẬN

4.3.1. Đánh giá tính phù hợp trong lựa chọn thuốc chống trầm cảm ban đầu

Việc lựa chọn thuốc chống trầm cảm trên bệnh nhân khi nhập viện phụ thuộc rất nhiều yếu tố như độ tuổi, tình trạng bệnh, đáp ứng với thuốc điều trị trước đó, các bệnh lý mắc kèm, cân nhắc tác dụng phụ có thể gặp. Điều này đòi hỏi kiến thức, cũng như kinh nghiệm lâm sàng của người thầy thuốc. Vì vậy chúng tôi chỉ đánh giá tính phù hợp theo liều dùng và cách dùng trong quá trình sử dụng chống trầm cảm trên bệnh nhân.

Xét tính phù hợp về liều sử dụng thuốc: Mỗi thuốc chống trầm cảm cho tác

dụng khác nhau với mức liều khác nhau trên mỗi bệnh nhân. Việc lựa chọn thuốc theo chỉ định phù hợp với mức liều phù hợp là rất cần thiết [53]. Đôi khi cần chuẩn độ để tìm được liều phù hợp trên mỗi bệnh nhân [26]. Hai thuốc được sử dụng nhiều nhất là sertralin và mirtazapin đều có mức liều sử dụng phù hợp với khuyến cáo đưa ra. Amitriptylin được sử dụng với mức liều khởi đầu thấp do nhiều tác dụng phụ, hoặc do sử dụng kết hợp với thuốc khác. Trong 65 bệnh nhân nghiên cứu có 64 bệnh nhân (98,46%) được kê đơn với mức liều phù hợp khi sử dụng. Có duy nhất 1 bệnh nhân (1,54%) sử dụng paroxetin được kê đơn với mức liều sử dụng không phù hợp, cao hơn mức liều được khuyến cáo. bệnh nhân này mắc rối loạn trầm cảm nặng, có ý tưởng hành vi tự sát, trước đó có đáp ứng kém với fluvoxamin, nên bác sĩ đã kê đơn với mức liều cao hơn theo kinh nghiệm lâm sàng.

Xét tính phù hợp về cách dùng thuốc: Trong 65 bệnh nhân nghiên cứu có 64

bệnh nhân (98,46%) được kê đơn sử dụng thuốc với thời gian sử dụng phù hợp. Có duy nhất 1 bệnh nhân (1,54%) sử dụng paroxetin được kê đơn với thời gian sử dụng không phù hợp. Do đặc tính sử dụng thuốc tại viện, thời gian phát thuốc chính vào 8h tối trên các bệnh nhân nội trú, nên bác sĩ có thói quen kê đơn thuốc chống trầm cảm vào buổi tối. Điều này phù hợp với hầu hết các thuốc chống trầm cảm khác. Với paroxetin, theo HDSD nên được uống vào mỗi buổi sáng để cho tác dụng tốt nhất. Nên đã dẫn đến sự bất phù hợp trong cách dùng thuốc trên bệnh nhân.

Mặc dù có sự không phù hợp về liều và thời điểm dùng thuốc trên bệnh nhân sử dụng paroxetin, nhưng theo dõi trong suốt quá trình điều trị cho thấy, không có biến cố bất lợi nào nghiêm trọng cần phải xử trí trên bệnh nhân này.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình sử dụng thuốc chống trầm cảm trên bệnh nhân trầm cảm tại viện sức khỏe tâm thần – bệnh viện Bạch Mai (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w